Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần đảm bảo liêm chính học thuật và xếp hạng đại học...

Cần đảm bảo liêm chính học thuật và xếp hạng đại học thực chất


Theo Nghị định 109 của Chính phủ ban hành năm 2023, mỗi trường đại học sẽ xây dựng quy định riêng về liêm chính học thuật và các giải pháp quản lý vấn đề này.

Liêm chính học thuật

Theo quy định, các trường đại học cần căn cứ vào thực tiễn đơn vị, thông lệ quốc tế về quản trị nghiên cứu khoa học và các quy định khác của pháp luật khi nghiên cứu, ban hành các yêu cầu nội bộ cụ thể, chi tiết. Việc xem xét liêm chính học thuật cũng cần có các bộ phận rất đặc biệt như hội đồng liêm chính học thuật, ủy ban đạo đức nghiên cứu.

Bộ quy định liêm chính học thuật cần làm rõ hành vi vi phạm cơ bản gồm: gian lận, bịa đặt và đạo văn. Phổ biến nhất về việc gian lận trong nghiên cứu khoa có thể kể đến hành vi ngụy tạo thông tin tác giả, kết quả nghiên cứu, cơ quan/tổ chức trong các sản phẩm khoa học, hoặc làm sai lệch vai trò, vị trí, sự đóng góp của tác giả, tổ chức trong sản phẩm khoa học.  

Liêm chính học thuật. (Ảnh minh họa)

Liêm chính học thuật. (Ảnh minh họa)

Việc một giảng viên cơ hữu của Đại học X lại đứng tên, công bố bài báo khoa học ở Đại học Y đã và đang gây ra nhiều tranh luận đa chiều. Về nguyên tắc quản lý, giảng viên cơ hữu phải ghi tên đại học đang làm việc và không được tùy ý sử dụng tên của các cơ quan/tổ chức khác trong các công bố khoa học.

Vấn đề này có thể giải quyết dứt điểm thông qua một trong những mô hình dưới đây:

Thứ nhất, khi giảng viên cơ hữu của Đại học X công bố bài báo khoa học quốc tế lại ghi tên Đại học Y mà không có bất kỳ thỏa ước chính thức (như hợp đồng làm việc hay hợp tác nghiên cứu) thì giảng viên này có thể vi phạm lỗi ngụy tạo thông tin cơ quan/tổ chức trong sản phẩm khoa học. Ít nhất một đại học (X hoặc Y) có thể xử lý hành vi này của vị giảng viên cơ hữu theo quy định liêm chính học thuật của đại học.

Thứ hai, giảng viên cơ hữu của Đại học X phải tuân thủ các luật, quy định liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Để ký hợp đồng làm việc hay hợp tác nghiên cứu với Đại học Y, vị giảng viên cơ hữu này phải được sự đồng ý của thủ trưởng của Đại học X. Dù vậy, Đại học Y không được dùng thông tin của giảng viên này để báo cáo số liệu cho các cơ quan quản lý đối với các tiêu chí chỉ tính dựa trên nhân sự cơ hữu.

Thứ ba, với các dự án nghiên cứu mà Đại học X đầu tư, có thể sẽ có những khoản kinh phí lớn và kèm theo đó là yêu cầu về sản phẩm nghiên cứu từ dự án này. Nếu vị giảng viên cơ hữu của Đại học X được phép ký thêm hợp đồng nghiên cứu với Đại học Y và vị này có liên quan đến dự án nghiên cứu đã nêu thì việc sử dụng tên của Đại học Y trong các bài báo khoa học phải được sự đồng ý của Đại học X.

Thứ tư, Đại học Y được sử dụng kết quả nghiên cứu trong trường hợp có tài trợ cho giảng viên và ký hợp đồng làm việc theo quy định, được Đại học X chấp thuận.

Việc này có thể xem xét thực hiện theo mô hình Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quy định tại Điều 22 của Nghị định 109, trong trường hợp các đại học cần hợp tác với các nguồn lực bên ngoài để xây dựng nội lực lâu dài và bền vững.

Việc thực hiện các mô hình này cần căn cứ vào quy định nội bộ các các đại học liên quan (X và Y), đặc biệt là quy định về liêm chính học thuật theo Nghị định 109 của Chính phủ.

Giải pháp căn bản để giải quyết tranh chấp và ngăn ngừa giảng viên cơ hữu bán bài báo khoa học là ban hành các quy định về quản trị nghiên cứu khoa học.

Ngược lại, một khi có những phát sinh trong quản trị nghiên cứu thì có thể dẫn đến những lúng túng trong cách giải quyết hoặc có thể dẫn đến những tranh cãi không hồi kết. Điều này xảy ra thì có thể làm tổn thương rất lớn đến các giảng viên và cả các đại học.

Nghiên cứu khoa học và xếp hạng đại học

Xếp hạng đại học thế giới là thước đo rất quan trọng để định vị các đại học trên phạm vi toàn cầu. Khi đã nói đến thước đo thì chắc chắn bao giờ cũng có thể tranh cãi, bởi lẽ rất khó để có thước đo toàn diện cho một khái niệm cần đo.

Với các bảng xếp hạng đại học uy tín trên thế giới như ARWU, US News, SCImago, THE hay QS, tiêu chí về nghiên cứu khoa học rõ ràng chiếm tỷ trọng nhất định. Tỷ trọng này cao hay thấp tùy bảng xếp hạng.

Xếp hạng đại học là kênh tham khảo quan trọng nhưng cũng có nhiều ý kiến về sự không tương đồng giữa kết quả xếp hạng và chất lượng/đẳng cấp thực sự của các đại học.

Nghiên cứu khoa học và xếp hạng đại học. (Ảnh minh họa)

Nghiên cứu khoa học và xếp hạng đại học. (Ảnh minh họa)

Thực tế cho thấy, các đại học, nhất là các đại học ở các nước đang phát triển, có thể cần có các kỹ chiến thuật nhất định để có thể chen chân vào các bảng xếp hạng đại học uy tín trên thế giới. Các đại học này gần như khó có điều kiện để được đầu tư bài bản và phát triển đồng bộ.

Việc công luận quan tâm đến thứ hạng thế giới và chất lượng thực sự là việc hoàn toàn chính đáng, thể hiện mong muốn thành tựu thực và đẳng cấp thực.

Thực tiễn 10 năm qua cho thấy, việc phát triển nghiên cứu của trường các đại học ở Việt Nam, xuất bản các bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín và lọt vào các bảng xếp hạng đại học uy tín là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, việc phát triển và thành tựu cần được tương đồng với đẳng cấp thực sự. Đây là kỳ vọng chính đáng của cả cộng đồng.

Với nghiên cứu khoa học, nếu chỉ dừng lại ở sản phẩm làm ra mà không chuyển giao hiệu quả thì rất lãng phí. Ở các trường đại học, việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu dưới dạng tri thức mới vào người học là con đường chính yếu để nâng cao chất lượng thực sự. Từ đó, các sản phẩm nghiên cứu có thể vừa đóng góp vào việc nâng cao đẳng cấp thực sự và đồng thời vào việc xếp hạng của các đại học.

Suy cho cùng, việc nâng đẳng cấp thực sự thông qua chuyển giao công nghệ, trong đó chuyển giao tri thức như đã nêu là hình thức, khó hơn nhiều so với việc nâng hạng đại học. Đây thực sự là thách thức với các đại học, nhất là các đại học ở các nước đang phát triển.

Tóm lại, các đại học nên đầu tư nghiên cứu chính sách để tiến tới ban hành các quy định nội bộ phù hợp với quy định chung của Nhà nước. Các trường cần nâng thu nhập của giảng viên, nhất là giảng viên có năng lực nghiên cứu tốt để họ có thể an tâm công tác mà không phải đi ký hợp đồng làm thêm với các tổ chức khác.

Cần kịp thời bổ sung và triển khai hiệu quả các quy định về sở hữu trí tuệ và liêm chính học thuật, trong đó ưu tiên phát triển nội lực và cũng cần có kỹ chiến thuật nhưng cần xác định đích đến vẫn là nội lực.

Các trường chú trọng tăng cường chuyển giao công nghệ từ các sản phẩm nghiên cứu để xây dựng chất lượng và đẳng cấp thực sự. Rất cần xếp hạng đại học thế giới nhưng cần kiên nhẫn sao cho hạng và đẳng cấp thực sự có sự tương đồng.

TS Lê Văn Út



Nguồn

Cùng chủ đề

Ước mơ ‘tế bào gốc’ của cô học sinh 16 tuổi

Ở tuổi 16, Lê Ngọc Nam Phương, nữ sinh lớp 11, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), đã sở hữu hàng loạt thành tích về nghiên cứu khoa học. ...

Game lịch sử do một học sinh TP HCM viết đoạt nhiều giải thưởng

(NLĐO)- Ba tháng viết game, thêm 2 tháng để thử nghiệm và chỉnh sửa, một học sinh TP HCM đã nghiên cứu thành công dự án học lịch sử thông qua trò chơi ...

Cách mạng 4.0 là cơ hội tốt để thúc đẩy bình đẳng giới

Trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo PNVN, bà Nguyễn Thị Kiều Quyên, Đại sứ Women in Tech tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên minh công nghệ số Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc...

Người thầy “mát tay”!

(NLĐO) – Không chỉ là một nhà khoa học tâm huyết, PGS-TS Nguyễn Đình Quân còn được biết đến là người thầy "mát tay". ...

5 dự án của học sinh Asian School đạt giải cấp thành phố

Học sinh Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) đạt hai giải Nhì và ba giải Ba tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp thành phố năm học 2024-2025, do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt ’95 năm

ChÆ°Æ¡ng trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới "95 năm - Ánh sáng soi đường" diễn ra vào tối 3/2 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Hà Nội. Phát biểu tại chương trình nghệ thuật đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: "Bằng văn hóa nghệ thuật và từ văn hóa nghệ thuật, mỗi người dân càng thêm tự hào về những...

Indonesia tiếp tục nhập tịch cầu thủ, tham vọng dự World Cup 2 lần liên tiếp

"Đối với đội tuyển Indonesia, đương nhiên chúng tôi muốn dự World Cup liên tục", Chủ tịch LĐBĐ Indonesia Erick Thohir tuyên bố trong một buổi phỏng vấn mới đây tại Hà Lan. Thành công của bóng đá Indonesia trong 2 năm qua là cơ sở để vị tỷ phú tiếp tục nuôi giấc mơ lớn.Ông Thohir nói thêm: "Mục tiêu của tôi là đưa đội tuyển Indonesia đến World Cup, thậm chí cả Olympic. Không may là...

Đại diện HLV Kim Sang-sik muốn đưa Xuân Son sang Hàn Quốc

"Cầu thủ mà tôi muốn đưa sang K-League là Xuân Son", Lee Dong-jun, đại diện của huấn luyện viên Kim Sang-sik tiết lộ trong đoạn video ngắn đăng trên kênh YouTube "Bgent". Về năng lực và danh tiếng, Nguyễn Xuân Son là cầu thủ hàng đầu của bóng đá Việt Nam hiện tại.Ông Lee Dong-jun nói thêm: "Cầu thủ này đã chứng minh bản thân có thể chất vượt trội, va chạm rất khỏe. Tôi nghĩ rằng anh...

Bóng đá Việt Nam liên tiếp đối đầu Indonesia đầu năm mới Ất Tỵ 2025

CLB Thanh Hóa lên đường sang Indonesia hôm nay (3/2) để chuẩn bị cho trận đấu quyết định suất đi tiếp tại giải Đông Nam Á. Thầy trò huấn luyện viên Velizar Popov trải qua hành trình di chuyển gần 12 tiếng, trong đó 5 tiếng ngồi máy bay và 1,5 giờ đi bằng ô tô đến địa điểm thi đấu tại Bali (Indonesia).Đội bóng Việt Nam chỉ có một ngày tập luyện tại nước bạn trước khi...

Lịch đi học của học sinh sau Tết Nguyên đán

Theo thống kê, sáng nay cả nước có 48 địa phÆ°Æ¡ng đón học sinh đi học trở lại sau Tết Nguyên đán, còn lại 15 địa phÆ°Æ¡ng vẫn tiếp tục cho học sinh nghỉ. STTĐịa phươngLịch đi học trở lại1Kon Tum10/22Quảng Ninh10/23Sóc Trăng10/24Kiên Giang10/25Tây Ninh5/26Yên Bái5/27Bình Thuận5/28Lai Châu5/29Ninh Thuận5/210Vĩnh Long5/211Lào Cai7/212Hà Giang7/213Bà Rịa - Vũng Tàu7/214Hà Tĩnh5/215Bến Tre5/2Trong số các địa phương, Kon Tum, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Kiên Giang cho học sinh nghỉ dài nhất đến ngày 10/2 mới...

Bài đọc nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo tinh gọn thế nào?

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm 2025, ngành đã, đang và sẽ triển khai việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy từ Bộ đến các nhà trường.

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

10 lời chúc mừng thầy cô ngày 20/11 bằng tiếng Anh

Thay vì nói "Happy Teachers Day", bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô vào dịp 20/11 qua những lời chúc bằng tiếng Anh dưới đây. 1. Thank you for being a shining light in my life and inspiring me to be the best version of myself (Cảm ơn thầy/cô đã là ánh sáng soi rọi cuộc đời em và khuyến khích em trở thành phiên bản tốt nhất của mình).2. I never knew learning could...

Thí sinh nắm bắt lợi ích với ngành kế toán song ngữ trong bối cảnh hội nhập

Bối cảnh hội nhập, ngành kế toán đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên được học tập trong môi trường song ngữ, không ngừng nâng cao năng lực tiếng Anh, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu. Đó cũng là mục tiêu đào tạo ra những kế toán...

Nhặt được ví tiền, học sinh ở Bình Định trả lại cho người đánh rơi

Khi đi xem pháo hoa trong đêm giao thừa, em Đinh Tấn Phát (học sinh lớp 8 ở Bình Định) đã nhặt được một ví tiền, liền mang đến công an phường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại. ...

Cùng chuyên mục

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có giao mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực...

Bộ GD-ĐT trả lời kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ GD-ĐT vừa có nội dung trả lời kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. Cụ thể, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GD-ĐT tạo xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. Về vấn...

Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh dạy môn tích hợp ở bậc THCS

TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt...

Học sinh tăng tốc ôn thi vào lớp 10 sau nghỉ Tết

Ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2025, học sinh lớp 9 và các nhà trường dồn sức ôn thi, chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, học...

Mới nhất

Đề xuất loạt cơ chế đặc thù làm đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Hàng loạt chính sách đặc thù đã được Bộ GTVT nghiên cứu, đề xuất để triển khai đầu tư xây dựng, phấn đấu đưa tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng về đích trước năm 2030. ...

Saigon Co.op đón hơn 100 triệu lượt khách dịp Tết Ất Tỵ

Sáng 3-2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương cùng lãnh đạo ban ngành đã thăm và chúc Tết cán bộ, nhân viên Saigon Co.op. ...

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có...

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội