Trang chủNewsThời sựTập trung triển khai Luật Đất đai (sửa đổi) và các luật...

Tập trung triển khai Luật Đất đai (sửa đổi) và các luật có liên quan sau khi được Quốc hội thông qua


Chiều 9/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 447 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 90,49 %). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024.

Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết được Quốc hội nhấn mạnh là tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.

091120230232-z4863713486837_534f51d24b40ec610edd57c340ce0808.jpg
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024

Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức…

Nghị quyết đặt ra 12 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó, về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, Nghị quyết yêu cầu tập trung thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó tập trung hoàn thiện trình Quốc hội Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; ưu tiên bố trí các nguồn lực, đẩy nhanh thực hiện các dự án trọng điểm về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển, sạt lở đất, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng ven biển, khu vực Bắc Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên, miền núi phía Bắc.

Tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập và ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước; đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.

Tập trung triển khai Luật Đất đai (sửa đổi) và các luật có liên quan sau khi được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành. Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai, tài nguyên phục vụ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.

Quyết liệt triển khai các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các cam kết tại COP26 theo đúng chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, phấn đấu đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 và thực hiện Tuyên bố chính trị về chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP); đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển năng lượng tái tạo, hydrogen; hoàn thành khảo sát, đánh giá năng lượng tái tạo ngoài khơi.

Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024. Trên cơ sở 321 ý kiến nhất trí, 63 ý kiến tham gia của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Nghị quyết đặt ra các chỉ tiêu chủ yếu:

1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ 6,0 – 6,5%.

2. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 – 4.730 đô la Mỹ (USD).

3. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1% – 24,2%.

4. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 – 4,5%.

5. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8% – 5,3%.

6. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%.

7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28 – 28,5%.

8. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

9. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%.

10. Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.

11. Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh.

12. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số.

13. Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80%.

14. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.

15. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.



Nguồn

Cùng chủ đề

Từ sau ngày 1.8, người dân sẽ dễ dàng mua nhà ở xã hội

  Từ ngày 1.8.2024, Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực, sẽ giúp công nhân lao động nghèo dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nhà ở xã hội (NƠXH). Từ ngày 1.8, người dân sẽ dễ dàng mua nhà ở xã hội. Ảnh: Minh Hạnh Luật Nhà ở Số 27/2023/QH15 được Quốc hội Khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27.11.2023, chính thức có hiệu lực từ ngày 1.8.2024. Theo đó, luật mới bổ sung thêm đối tượng được hưởng chính sách...

6 vấn đề lớn cần tiếp thu, giải trình, chỉnh lý

Tiếp tục Phiên họp thứ 31, chiều 15/3 tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).  Điều hành nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, đây dự án Luật khó trong quá trình thiết kế các chính sách. Tại Kỳ họp thứ 6 có 148 lượt ý kiến đại...

Không để phát sinh “giấy phép con” trong thi hành pháp luật

Sáng 7/3, tại Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, 19 luật, nghị quyết được thông qua quy định những nội dung rất quan trọng. Khái quát những nội dung mới, nổi bật của 9 luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng,...

ĐBQH nêu sự cần thiết quy định nồng độ cồn bằng 0 khi lái xe

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được đưa ra tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Điều 8 dự luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có "điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Đây cũng là căn cứ để lực lượng chức năng dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát. Xoay quanh dự...

Sửa Luật Đất đai khai thông điểm nghẽn, tạo động lực phát triển

Bảo đảm chất lượng tốt nhất trước khi “bấm nút” Để có góc nhìn đa chiều trong việc chưa thông qua Luật Đất đai cũng như những kỳ vọng khi dự án Luật này sẽ được thông qua tại kỳ họp gần nhất, Người Đưa Tin (NĐT) đã lắng nghe những chia sẻ, đánh giá từ TS. Trần Công Phàn – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam, ĐBQH đoàn Bình Dương. NĐT: Thưa Phó Chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quốc hội nghe báo cáo về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

(TN&MT) - Chiều ngày 13/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo về chủ trương đầu tư cho Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đây là một trong những dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển hạ tầng giao...

Cung ứng đủ vật liệu bám sát tiến độ công trình giao thông trọng điểm

Sáng 13/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác đã kiểm tra đột xuất tại nút giao cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu với đường dẫn vào sân bay Long Thành, và ngay sau đó có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai, chủ đầu tư, nhà thầu, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan… về tình hình cung ứng vật liệu xây dựng phục vụ dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và...

Đại biểu Quốc hội thống nhất việc cải cách bộ máy là bước đi cần thiết để phát triển đất nước

(TN&MT) - Sáng ngày 13/2, trong phiên họp của Tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH Yên Bái, Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh, Đoàn ĐBQH Lâm Đồng, Đoàn ĐBQH Cà Mau) tại Kỳ họp thường lần thứ 9, các đại biểu đã tiến hành thảo luận tại tổ về hai dự án Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương sửa đổi. Đây là hai dự án luật quan trọng trong tiến trình cải cách bộ máy...

Xây dựng luật cần tạo không gian cho đổi mới sáng tạo, miễn là không tham nhũng, tiêu cực

Sáng 12/2, ngay sau phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). ...

Tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương

(TN&MT) - Chiều 12/2, Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành với sự cần thiết sửa đổi, phạm vi, tên gọi và bố cục của dự thảo Luật nhằm thể chế hoá đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...
00:02:13

Du lịch – Điện ảnh bắt tay cùng phát triển

Quảng bá du lịch thông qua điện ảnh là điều không mới trên thế giới. Sự kết hợp này thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực về lợi nhuận từ chiếu phim, góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia, văn hóa của nhiều đất nước. Ở Việt Nam, đây còn là lĩnh vực khá mới mẻ, tiềm năng nhiều và việc khai thác vẫn đang ở những bước đầu tiên. Do đó, đòi hỏi cần sớm...

79 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Giữ vững lời thề lịch sử

Đội tiêu binh danh dự duyệt đội ngũ qua trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN) Bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện mạnh mẽ khát vọng của Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc và ý chí “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.” Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh...

50 năm ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam

Tối 10/6, tại Di tích Lịch sử Quốc gia Trụ sở Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ra mắt Trụ sở (6/6/1973-6/6/2023). Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Trị, các địa phương và hàng ngàn người dân...

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2, miền Bắc sẽ có nhiều biến động, với mưa phùn và sương mù kéo dài do ảnh hưởng của áp...

Cùng chuyên mục

Tác động của dự án đường sắt kết nối Việt Nam

(NLĐO)- Việt Nam đã có quy định đơn giản hóa quy trình thủ tục đầu tư theo hướng thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lâu dài ...

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc xem xét, thông qua luật trong một kỳ họp

Nhiều đại biểu đề nghị xem lại việc định hướng các dự án luật, nghị quyết về nguyên tắc sẽ được xem xét, thông qua trong một kỳ họp. Thực tế nhiều dự án luật khi trình Quốc hội vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. ...

Công an khẳng định clip bị móc túi ở bệnh viện là tạo dựng, sẽ xử lý người trục lợi

Tại cơ quan công an, Hồ Thị Xuân khai nhận thông tin bị 2 người móc túi tại cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 như trong clip gây xôn xao mạng xã hội những ngày qua là không đúng sự thật. Hôm nay (13/2), tổ công tác của Công quận 1, TPHCM phối hợp cùng Công an xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk tiến hành mời làm việc với Hồ Thị Xuân (38 tuổi, ngụ Tổ dân...

Cháy gara ô tô ở Hà Nội

Một gara ô tô nằm trong ngõ 543 đường Giải Phóng (Hà Nội) bất ngờ bốc cháy, người dân đã tìm cách dập lửa nhưng bất thành. Theo thông tin ban đầu, tối 13/2, một vụ cháy xảy ra tại gara ô tô nằm trong ngõ 543 đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Người dân chứng kiến sự việc cho biết, khoảng 19h, họ phát hiện khói, lửa bốc ra từ cơ sở sửa chữa ô tô. Người dân nhanh...

Việt Nam lên tiếng trước những động thái “nóng” của Mỹ

Kinhtedothi - Trước loạt chính sách "gây chấn động" từ Mỹ, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bảo vệ lợi ích song phương và thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước. Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra chiều ngày 13/2, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của các phóng viên liên quan đến những vấn đề đối ngoại...

Mới nhất

Thông tư 29 không cấm dạy thêm, học thêm

Trước nhiều luồng dư luận xoay quanh việc Thông tư 29 sẽ được áp dụng như thế nào, ông Hồ Tấn Minh - Chánh văn phòng Sở GDĐT TP.HCM khẳng định...

Dư địa lớn trong khai thác tiềm năng của công nghệ tế bào gốc

Nhờ kết quả nghiên cứu tế bào gốc, ngành y học đang tiến gần đến việc tạo ra liệu pháp điều trị các căn bệnh mà y học từ lâu phải đau đầu. Dư địa lớn trong khai thác tiềm năng của công nghệ tế bào gốcNhờ kết quả nghiên cứu tế bào gốc, ngành y học đang tiến gần...

Cháy gara ô tô ở Hà Nội

Một gara ô tô nằm trong ngõ 543 đường Giải Phóng (Hà Nội) bất ngờ bốc cháy, người dân đã tìm cách dập lửa nhưng bất thành. Theo thông tin ban đầu, tối 13/2, một vụ cháy xảy ra tại gara ô tô nằm trong ngõ 543 đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Người dân chứng kiến sự việc...

Mới nhất