Trang chủKinh tếNông nghiệpCây mía miền Tây... “hết ngọt”

Cây mía miền Tây… “hết ngọt”


Diện tích ngày càng… thu hẹp

Các tỉnh Long An, Kiên Giang, Cà Mau một thời là địa bàn trồng mía sôi động, nhưng nay tất cả nhà máy đường trên địa bàn đã đóng cửa, diện tích trồng mía gần như mất dấu. 10 năm trước, cây mía là cây trồng chủ lực của nông dân huyện Bến Lức và một số xã ở huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An) với tổng diện tích lên đến 11.000ha.

Đến nay, phần lớn diện tích đất trồng mía được nông dân chuyển sang trồng chanh, thanh long, ổi… Không có nguyên liệu sản xuất, Nhà máy đường Hiệp Hòa ở Long An nhiều năm hoạt động cầm chừng, phát sinh nợ thuế, nợ tiền lương công nhân, dẫn đến khiếu nại. Đến nay, nhà máy này chính thức đóng cửa.

5 năm trước, huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) có gần 10.000ha diện tích trồng mía, giờ đây còn chưa đầy 3.000ha. Tương tự, tại huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh), từ 4.000ha vào năm 2015, nay còn khoảng 1.100ha… Nhiều nông dân ở miền Tây cho biết, nguyên nhân chính khiến bà con “quay lưng” với cây mía là do giá mía không ổn định.

Ông Thạch Đẹt (ấp Lưu Cừ 1, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) cho biết, gia đình ông nhiều đời gắn với cây mía, nhưng từ năm 2015 đến nay, ông chuyển toàn bộ 10.000m2 đất trồng mía sang làm lúa vì nhiều năm liên tục trồng mía bị lỗ.

“Dẫn đến tình trạng này là do nhà máy không có thỏa thuận, hợp đồng ước lượng giá, khối lượng mía sẽ thu mua từ đầu vụ với nông dân, trong khi chính quyền địa phương thì ngoài cuộc. Đến kỳ thu hoạch, nhà máy ép giá, hô bao nhiêu nông dân phải bán bấy nhiêu”, ông Đẹt chia sẻ.

Nông dân tỉnh Trà Vinh thu hoạch mía

Nông dân tỉnh Trà Vinh thu hoạch mía

Ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), vùng mía nguyên liệu lớn trong những năm qua với gần 7.000ha, nay diện tích trồng mía giảm gần 2/3. Hầu hết nông dân ở địa phương này trồng mía để bán mía chục (thương lái mua và bán lại cho các vựa ép nước giải khát, hoặc lò nấu đường), không đặt kỳ vọng vào nhà máy đường.

Nông dân Hai Cường, ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Cái được của bán mía chục là thương lái tự thuê nhân công đốn, mình không tốn công sức, chi phí thu hoạch. Chưa kể, có nhiều thương lái thu mua, không bán được cho người này thì bán cho người khác, không bị ép giá”.

Trước tình cảnh này, ngày 23-10, Ban giám đốc Nhà máy đường Phụng Hiệp (nhà máy đường lớn nhất miền Tây, công suất ép 2.500 tấn mía/ngày) phải ra thông báo dừng hoạt động trong niên vụ 2023-2024. “Khi nhà máy ngừng hoạt động trong niên vụ 2023-2024, đơn vị sẽ chịu lỗ 26,5 tỷ đồng cho các chi phí về khấu hao nhà máy, giải quyết nhân sự nghỉ việc, bảo dưỡng, bảo vệ… Tuy nhiên, số lỗ này chỉ bằng 1/3 so với phương án tiếp tục hoạt động”, đại diện Ban giám đốc Nhà máy đường Phụng Hiệp cho hay.

Cần đẩy mạnh liên kết chuỗi sản xuất

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng, nhìn nhận, có nhiều nguyên nhân khiến diện tích mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh bị thu hẹp, nhưng chính yếu là nông dân và các công ty mía đường chưa có liên kết trong sản xuất – bao tiêu sản phẩm. Thấy rõ tồn tại này, ngành nông nghiệp và chính quyền các cấp ở tỉnh Sóc Trăng đang tăng cường, phát huy vai trò “cầu nối” để liên kết nông dân và công ty mía đường vào chuỗi sản xuất.

Sắp tới, địa phương sẽ tổ chức nhiều hơn các buổi gặp gỡ giữa doanh nghiệp, công ty, nhà máy đường với nông dân trồng mía. Mục đích là để các chủ thể này hiểu hơn về hoạt động của đối tác, có tiếng nói chung, và đi đến thỏa thuận, hợp đồng sản xuất – bao tiêu sản phẩm, khi đó tình trạng ép giá sẽ khó xảy ra. Đồng thời, khi cùng tham gia các buổi gặp gỡ này, chính quyền, ngành nông nghiệp cũng sẽ lắng nghe ý kiến từ người dân, công ty mía đường, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong chuỗi sản xuất.

Theo ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh), niên vụ mía 2022-2023, nông dân có lợi nhuận từ 30-40 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, đây mới chỉ là vụ sản xuất mía thứ 2 có lãi sau 5 niên vụ thua lỗ nặng nề liên tục. Khó khăn chung của cây mía hiện nay là khâu cơ giới trong sản xuất, thu hoạch chưa được áp dụng đồng bộ, phần lớn sử dụng sức lao động là chính nên chi phí tăng cao.

Để mở rộng diện tích mía nguyên liệu trên địa bàn, thời gian tới, địa phương sẽ quy hoạch hệ thống giao thông phục vụ sản xuất, tổ chức lại sản xuất, thành lập hợp tác xã, tổ chức các đội sản xuất để giảm giá thành, tăng thu nhập người trồng mía.

Ông Trần Ngọc Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty CP Mía đường Sóc Trăng Sosuco), cho biết, tình trạng “tranh mua tranh bán” giữa các nhà máy đường vẫn diễn ra thường xuyên. Đặc biệt là việc tranh mua theo kiểu “phá giá” dẫn đến liên kết giữa người dân và doanh nghiệp bất ổn, thiếu bền vững. “Một khi nhà nước không có giải pháp xử lý triệt để tình trạng này, ngành mía đường rất khó phát triển”, ông Hiếu nói.





Nguồn

Cùng chủ đề

Sóc Trăng lần đầu xây nhà máy chế biến cá rô phi xuất khẩu

Công suất chế biến của nhà máy khoảng 200 tấn/ngày, góp phần đa dạng vật nuôi và mặt hàng xuất khẩu thủy sản cho các tỉnh ven biển miền Tây. Ngày 30-3, ông Ngô Thái Chân - giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi...

Thu nhập bình quân nhân viên bến xe Miền Tây hơn 28 triệu đồng/tháng

Hơn 28 triệu đồng/tháng là mức thu nhập bình quân của mỗi nhân viên Công ty cổ phần Bến xe Miền Tây trong năm vừa qua, tăng gần 11% so với năm 2023. Theo báo cáo thường niên 2024 mới công bố, tổng số...

Ngăn giá lúa gạo chập chờn

Miền Tây Nam Bộ, vựa lúa cả nước, đang bước vào thu hoạch vụ lúa đông xuân 2024 - 2025, lớn nhất trong năm, nhưng giá lúa sụt giảm thấp nhất trong vòng ba tháng qua. Giá gạo Việt Nam xuất khẩu (loại 5%...

Dân dã ẩm thực miền Tây

Nhắc tới miền Tây Nam bộ, người ta thường nhớ tới những món ngon dân dã dư vị đồng quê dịu mát, ngon ngọt, đậm đà đặc trưng của miền quê sông nước… Bạc Liêu có nhiều món ngon nhưng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Gỡ thẻ vàng theo phương châm “5 rõ”

Hơn lúc nào hết, mỗi địa phương, mỗi ngư dân cần chung sức đồng lòng, nỗ lực hành động cụ thể để sớm đạt mục tiêu gỡ thẻ vàng IUU trong thời gian tới.Thời gian gần đây, đẩy mạnh công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), các địa phương miền Trung đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, xây dựng nội dung, kế...

Cây bonsai cổ thụ hình thù kỳ lạ, có chậu như cây khô ở Hội hoa xuân Nha Trang–Khánh Hòa

Nhiều cây bonsai cổ thụ hình thù kỳ lạ và bộ rễ độc đáp được trưng bày tại Hội hoa xuân Nha Trang – Khánh Hòa 2025. ...

Ăn 5 loại cá này ngày Tết, giá bình dân mà chất lượng hạng sang, ăn xong cả năm phát tài phát lộc!

Trong số những thực phẩm không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết, cá luôn chiếm vị trí đặc biệt nhờ hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Dưới đây là 5 loại cá ngon, bổ, vừa túi tiền, dễ chế biến và mang ý nghĩa tốt lành. ...

Làng chài câu mực ở Quảng Ngãi vươn khơi

Câu mực khơi ở Quảng Ngãi là nghề lênh đênh trên biển nhiều ngày nhất. Một năm, các ngư dân bám biển 9 tháng và chỉ về đất liền có 3 tháng. Những ngày cuối tháng Giêng, các ngư dân lại tất bật chuẩn bị vươn khơi, bám biển.Hiện nay, dung tích các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ đạt trên 50% công suất thiết kế. Để bảo đảm nước tưới tiêu, các địa...

Nông sản thực phẩm Việt Nam bị EU cảnh báo 130 lần, đề xuất siết chặt sử dụng thuốc BVTV, kháng sinh

Năm 2024 và 2 tháng đầu năm 2025, EU đưa ra 130 cảnh báo đối với nông sản thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam, trong khi Thái Lan bị cảnh báo 74 lần, Indonesia 29 lần, Hàn Quốc 17 lần, Malaysia 9 lần, Nhật Bản 6 lần. Vậy, nguyên nhân...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Bà Rịa-Vũng Tàu phát triển mạnh nhờ mô hình KCN gắn cảng biển

(TBTCO) – Sự kết hợp giữa khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng giao thông quanh cảng Cái Mép – Thị Vải đã giúp lưu lượng container qua cảng tăng mạnh trong năm 2024, cho thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình cảng biển – khu công nghiệp, tạo cơ hội lớn cho sự phát triển bền...

GIẢI BÓNG ĐÁ 7 NGƯỜI VĐQG BSG DRAGON CUP 2025 KHỞI ĐỘNG VỚI QUY MÔ LỚN NHẤT TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY

Hà Nội, ngày 15 tháng Năm năm 2025 – Tiếp nối thành công vang dội của những mùa giải trước, đặc biệt trong 3 mùa giải gần đây với sự đồng hành chiến lược của Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) thông qua thương hiệu Bia Saigon và các...

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá

VHO - Trải qua hơn 600 năm phong sương và biến thiên lịch sử, những khối đá xanh khổng lồ ở Thành nhà Hồ vẫn lặng lẽ gìn giữ dấu ấn một kinh đô vương triều. Từ lòng đất Vĩnh Lộc, hàng loạt phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây đang góp phần phác họa...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tham gia thúc đẩy thương mại hai chiều Việt – Mỹ tại SelectUSA 2025 – Tổng công...

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ, từ ngày 12 đến 15/5/2025, Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư SelectUSA Investment Summit 2025 tại thành phố National Harbor, bang Maryland, Hoa Kỳ đã trở thành điểm đến của hơn 130 đại biểu Việt Nam, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp hàng đầu trong...

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức...

Mới nhất