Trang chủNewsThế giớiGiã từ khí đốt giá rẻ của Nga, Đức đối mặt thực...

Giã từ khí đốt giá rẻ của Nga, Đức đối mặt thực tế mới


Một số tập đoàn công nghiệp lớn nhất nước Đức đã bắt đầu thực hiện các bước cắt giảm sâu và lâu dài đối với mọi loại chi phí, thừa nhận rằng những “cơn gió ngược” dai dẳng như giá năng lượng cao hơn và tăng trưởng kinh tế chậm chạp hiện đòi hỏi họ phải thay đổi cơ cấu.

“Chúng tôi không chỉ đơn giản là trì hoãn đầu tư”, ông Martin Brudermüller, CEO của BASF SE, cho biết hồi cuối tháng trước khi ông công bố kế hoạch cắt giảm đầu tư gần 15% trong 4 năm tới. “Chúng tôi đang giảm số lượng dự án và sẽ thực hiện các biện pháp thay thế nhằm giảm chi phí vốn”.

Các gã khổng lồ công nghiệp Đức, từ BASF đến Volkswagen AG, đang phải đối mặt với một thực tế mới sau nhiều thập kỷ thu lợi từ khí đốt Nga, nhu cầu cao đến mức vô lý của người tiêu dùng Trung Quốc đối với hàng hóa của họ, và lãi suất thấp.

Thế giới - Giã từ khí đốt giá rẻ của Nga, Đức đối mặt thực tế mới

Trung tâm sản xuất của gã khổng lồ công nghiệp hóa chất BASF tại Ludwigshafen, bang Rheinland-Pfalz, Đức. Ảnh: WSJ

Chính nguồn năng lượng giá rẻ của gã khổng lồ Á-Âu đã mang lại 2 thập kỷ thành công kinh tế vượt trội cho Đức. Trong nhiều năm, quốc gia Tây Âu đã được mệnh danh là “nhà vô địch” xuất khẩu của thế giới và các sản phẩm “sản xuất tại Đức” đã trở thành tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng.

Nhưng những thách thức được hình thành trong nhiều năm đã không còn được coi là vấn đề tạm thời nữa.

Những “cơn gió ngược”

Không còn khí đốt Nga giá rẻ đến từ đường ống, ngành công nghiệp Đức giờ đây phải dựa vào nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đắt tiền hơn, khiến chi phí sản xuất trở nên đắt đỏ trong khi đơn hàng trì trệ. Kết quả là người lao động đang bắt đầu cảm nhận được một cách thực sự những hệ lụy.

“Việc thiếu đơn đặt hàng mới tiếp tục có tác động tiêu cực”, ông Klaus Wohlrabe, người đứng đầu bộ phận dự khảo sát tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Ifo, cho biết. “Đặc biệt, các lĩnh vực thâm dụng năng lượng đang lên kế hoạch cắt giảm nhân viên”.

Nhà sản xuất thép Kloeckner & Co SE của Đức cho biết hồi cuối tháng trước rằng họ đang cắt giảm nhân sự sau khi hạ thấp triển vọng năm 2023. Công ty hóa chất Lanxess AG đang cắt giảm 7% lực lượng lao động do giá năng lượng tăng cao và nhu cầu toàn cầu sụt giảm.

Thế giới - Giã từ khí đốt giá rẻ của Nga, Đức đối mặt thực tế mới (Hình 2).

Một điểm tiếp nhận khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) gần Wilhelmshaven, bang Niedersachsen (Lower Saxony), Đức. Ảnh: Getty Images

Theo một cuộc khảo sát gần đây của Viện Ifo, ý định làm việc trong ngành công nghiệp ở Đức đang ở mức thấp nhất kể từ những tháng đầu của đại dịch Covid-19.

Đồng thời, các công ty đang phải đối mặt với sự suy giảm nhu cầu toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi đã thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của các ngành trong những năm gần đây. Xu hướng đó là đòn giáng đối với các nhà sản xuất hàng xuất khẩu lớn nhất của Đức, như ngành công nghiệp ô tô.

Cổ phiếu của Mercedes-Benz Group AG đã sụt giảm vào tuần trước sau khi hãng xe hơi hàng đầu nước Đức báo cáo tỉ suất lợi nhuận giảm và lạm phát làm tăng chi phí của mọi thứ, từ phụ tùng đến nhân công. Gã khổng lồ xe hơi Volkswagen cũng cho biết họ đang nỗ lực tiết kiệm gấp đôi chi phí.

Tổng sản lượng kinh tế của Đức đã giảm trong quý III/2023, theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis). Điều này làm tăng nguy cơ nền kinh tế lớn nhất châu Âu bị chìm sâu hơn vào suy thoái. Đức cũng là nền kinh tế lớn duy nhất trong số các nước G7 mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo sẽ suy thoái trong năm nay.

Triển vọng không chắc chắn

BASF, khi công bố kết quả kinh doanh quý III hồi cuối tháng 10, cho biết doanh số bán hàng của họ giảm trên tất cả các khu vực địa lý, đặc biệt là ở Đức. Gã khổng lồ hóa chất cho biết, họ hiện dự kiến doanh số bán hàng sẽ ở mức thấp hơn trong phạm vi dự kiến từ 73-76 tỷ euro trong năm nay. BASF có kế hoạch giảm tổng mức đầu tư trong 4 năm tới xuống còn 24,8 tỷ euro so với con số ban đầu là 28,8 tỷ euro.

BASF cũng tăng quy mô của kế hoạch tiết kiệm chi phí tại các khu vực hậu cần. Hiện tại, tổng chi phí tiết kiệm hàng năm sẽ là 1,1 tỷ euro vào năm 2026 trên các lĩnh vực sản xuất và quản lý, tăng so với mức 500 triệu euro mà công ty đã công bố hồi tháng 2 năm nay.

Hiệp hội Công nghiệp Hóa chất Đức (VCI) dự kiến sản lượng ngành sẽ giảm 11% vào năm 2023, không bao gồm dược phẩm. Trong khi đó, Hội đồng Công nghiệp Hóa chất châu Âu (CEFIC) dự đoán mức giảm 8% trên toàn ngành trong năm nay và dự kiến nhu cầu sẽ không phục hồi.

“Các công ty thâm dụng năng lượng của ngành này sẽ không thể tiếp tục tồn tại trong thời gian dài với chi phí năng lượng cao đe dọa sự tồn tại của họ ở chính thị trường Đức” Chủ tịch VCI Markus Steilemann cho biết hồi đầu tháng trước trong lời kêu gọi sự trợ giúp từ Chính phủ Liên bang để ứng phó với tình trạng chi phí năng lượng cao như hiện nay.

Thế giới - Giã từ khí đốt giá rẻ của Nga, Đức đối mặt thực tế mới (Hình 3).

Đường ống dẫn khí Nord Stream 2 ở Lubmin, Đức. Đường ống dẫn khí đốt Nga qua Biển Baltic tới Tây Âu đã hoàn thành vào năm 2019 nhưng chưa bao giờ đi vào hoạt động, đã bị hư hại trong các vụ nổ bí ẩn hồi tháng 9/2022. Ảnh: NY Times

Tương tự, Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI) cũng đã liên tục cảnh báo rằng các doanh nghiệp thâm dụng năng lượng có thể bị buộc phải di dời ra nước ngoài nếu không có gì thay đổi.

“Nếu không còn ngành công nghiệp hóa chất ở Đức, sẽ là ảo tưởng khi cho rằng quá trình chuyển đổi các nhà máy hóa chất sẽ tiếp tục diễn ra ở Đức”, ông Siegfrid Russwurm, Chủ tịch BDI, cho biết.

Ông Jürgen Kerner, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kim khí Đức (IG Metall), cho biết thêm rằng các công ty gia đình quy mô vừa hiện đang “không có triển vọng tiếp tục kinh doanh”.

Theo ông, việc các nhà máy luyện nhôm ngừng sản xuất, các xưởng đúc và rèn đang mất đơn đặt hàng, tạo ra sự không chắc chắn. Các chi nhánh của IG Metall ngày càng ghi nhận nhiều công ty mất khả năng thanh toán và phải lên kế hoạch sa thải nhân viên và đóng cửa doanh nghiệp.

Minh Đức (Theo Bloomberg, DW)





Nguồn

Cùng chủ đề

Điểm sáng cho nền kinh tế Đức

Sau suy thoái, nền kinh tế Đức dự kiến sẽ phục hồi trong những tháng tới, với điểm sáng là lạm phát giảm xuống 3% so với cùng kỳ vào tháng 10, dữ liệu do Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) công bố hôm 30/10 cho thấy. Theo Destatis, áp lực giá ở Đức đang ở mức yếu nhất kể từ tháng 6/2021, gây bất ngờ cho các nhà kinh tế. Con số họ dự đoán...

Nền kinh tế đầu tàu châu Âu chìm sâu hơn vào suy thoái

Các nhà dự báo kinh tế vừa mang lại tin rất không vui cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu: Đức sẽ chịu một cuộc suy thoái sâu sắc hơn dự kiến. Nền kinh tế Đức, vốn bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao và suy thoái sản xuất, được dự đoán sẽ giảm 0,5% trong năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết hôm 10/10. Trước đó, hồi tháng 7, tổ chức cho vay...

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thực sự đang “ốm yếu”?

Số lượng các công ty mất khả năng thanh toán ở Đức đã tăng đáng kể trong tháng 7, nhiều hơn 23,8% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu do Cơ quan Thống kê Liên bang (Destatis) công bố hôm 11/8. Tỉ lệ vỡ nợ ở nền kinh tế hàng đầu châu Âu đã liên tục gia tăng kể từ tháng 8/2022. Hơn nữa, số lượng doanh nghiệp lớn hơn tuyên bố đóng cửa trong nửa...

Thủ tướng Đức đối mặt thách thức khi đầu tàu châu Âu gặp tin không vui

Đức chỉ mới thoát khỏi suy thoái trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 (quý II) do Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) không thay đổi so với quý trước (quý I). Nhưng dữ liệu tạm thời mới nhất cho thấy sự cải thiện nhẹ về vận may của nền kinh tế có thể sẽ không kéo dài. Tin không vui lại vừa ập đến: Sản xuất công nghiệp tại nền kinh tế lớn nhất...

Kinh tế Đức đã suy thoái lại thêm rủi ro, “đầu tàu” châu Âu càng tách rời Trung Quốc, càng phụ thuộc

Nền kinh tế Đức đang trong tình trạng suy thoái, sẽ càng rủi ro hơn khi tỷ lệ các doanh nghiệp có kế hoạch rời khỏi đất nước tăng dần. Bài toán tách rời và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc của "đầu tàu" châu Âu càng trở nên vô cùng khó khăn.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Reuters dẫn nguồn tin quan chức Ukraine nói rằng tên lửa từ CHDCND Triều Tiên được Nga sử dụng tại Ukraine đã dần cải thiện độ chính xác. ...

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị gặp thượng đỉnh, Trung Quốc khởi kiện Mỹ lên WTO, Ukraine gia hạn tình trạng chiến tranh

Đức lo ngại Nga, Mỹ can thiệp bầu cử, Hàn Quốc chặn DeepSeek, Philippines và Mỹ thảo luận về "tái lập răn đe" ở Biển Đông, Mỹ đồng loạt chuẩn bị biểu tình phản đối Tổng thống Trump, Argentina tuyên bố rút khỏi WHO, đụng độ đẫm máu tại biên giới Niger… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ông Trump tuyên bố Gaza ‘sẽ được Israel trao cho Mỹ’

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6.2 nói rằng Dải Gaza sẽ được Israel ‘trao cho Mỹ’ khi chiến sự chấm dứt. ...

Cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk bị ngăn tiếp cận hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ

Một thẩm phán đã ban hành lệnh khẩn cấp tạm thời cấm nhóm cải cách chính phủ của tỉ phú Elon Musk truy cập dữ liệu cá nhân và tài chính của hàng triệu người Mỹ được lưu trữ tại Bộ Tài chính...

Quà đến từ đâu hay ai quyết định kết cục xung đột ở Ukraine

Lo lắng vì xung đột Nga-Ukraine kéo dài, nhiều người kỳ vọng Tổng thống Donald Trump sẽ thúc các bên đóng băng chiến sự, ngồi vào bàn đàm phán.

Triều Tiên cáo buộc Mỹ gây ra “cấu trúc xung đột” mới, tuyên bố sẽ tăng cường lực lượng hạt nhân

Ngày 9/2, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã cáo buộc Mỹ đứng sau các tranh chấp trên thế giới, tái khẳng định chính sách phát triển hơn nữa lực lượng hạt nhân của nước này.

Chính phủ Anh yêu cầu tiếp cận dữ liệu mã hóa của người dùng Apple

Chính phủ Anh đã yêu cầu Apple tạo cơ chế cho phép Anh tiếp cận được dữ liệu mã hóa của người dùng. ...

Cuộc gặp gỡ quyết định vận mệnh thế giới

Tròn 80 năm trước, Hội nghị Yalta diễn ra, không chỉ đánh dấu sự kết thúc của Thế chiến II mà còn khởi đầu trật tự thế giới lưỡng cực, với hai quốc gia dẫn đầu là Mỹ và Liên Xô.

Mới nhất

Doanh nghiệp bất động sản chuẩn bị tăng tốc

Thị trường bất động sản bước vào giai đoạn chuyển mình, các doanh nghiệp đang chuẩn bị hành trang để sẵn sàng tăng tốc. Thị trường bất động sản bước vào giai đoạn chuyển mình, các doanh nghiệp đang chuẩn bị hành trang để sẵn sàng tăng tốc. Các...

Chiến lược phát triển khác biệt tạo nên dấu ấn

Với điểm chạm “resort living” khó sao chép, ông Đỗ Chí Hiếu và VinaLiving đã tạo nên những thành công với hành trình “kề vai” cùng khách hàng cũng như không ngừng chuyển đổi và kiến tạo những phiên bản vượt trội trong các dự án bất động sản nghỉ dưỡng và nhà ở. Doanh nhân Đỗ Chí Hiếu, Tổng...

EPS tốp đầu sàn chứng khoán, cổ tức tiền mặt “đều như vắt tranh”

Trên HoSE, cổ phiếu RAL của CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông có EPS cao nhất sàn với 25.111 đồng năm 2024, xếp thứ 7 trên toàn thị trường. Giá RAL cũng nằm trong top thị giá trên sàn chứng khoán với 119.500 đồng/cổ phiếu kết phiên 7/2. RAL: EPS tốp đầu sàn chứng khoán, cổ tức tiền mặt...

Elon Musk tuyên bố không định mua lại TikTok

Tỉ phú Elon Musk khẳng định không có ý định mua lại mảng kinh doanh của mang xã hội TikTok tại Mỹ, dù trước đó Tổng thống Trump đã gợi ý về khả năng này. ...

Tỉ phú Musk bị ngăn tiếp cận hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ

Một thẩm phán đã ban hành lệnh khẩn cấp tạm thời cấm nhóm cải cách chính phủ của tỉ phú Elon Musk truy...

Mới nhất