Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiKhai mạc Hội thảo khoa học quốc tế: “Quan hệ Việt Nam...

Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế: “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Quá khứ – Hiện tại – Tương lai”

Sáng ngày 03/11/2023, tại Hội trường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU-USSH) phối hợp với Trường Đại học Việt – Nhật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Quá khứ – Hiện tại – Tương lai”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động thiết thực kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản.

Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế: “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Quá khứ – Hiện tại – Tương lai”.

Tham dự Hội thảo, về phía Đại học Quốc gia Hà Nội có GS.TSKH. Vũ Minh Giang (Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo), GS.TS Hoàng Anh Tuấn (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV), GS.TS. Furuta Motoo, GS.TS. Momoki Shiro (ĐH Việt  Nhật) cùng nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu: ĐH KHXH&NV, ĐH Việt Nhật; ĐH Hạ Long, Quốc tế Nhật Bản, ĐH Thăng Long,  Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Khảo cổ học Việt Nam, Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Sử học,…

Hội thảo cũng thu hút sự tham gia đông đảo của các các chuyên đến từ Nhật Bản: GS. TS. Fujita Reio (Cục Văn hóa, Bộ GD Nhật Bản), TS. Nishino Noriko Quỹ bảo vệ di sản văn hóa dưới lòng đất Đông Nam Á cùng rất nhiều nhà khoa học đến từ các trường Đại học của Nhật Bản: Waseda, Osaka Tokyo, Nữ Chiêu Hoà, Kansai, Meiji…

IMG 0072

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam YAMADA Takio gửi lời chúc mừng đến Hội thảo

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam YAMADA Takio đánh giá cao ý nghĩa của Hội thảo, đồng thời nhấn mạnh: “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản hiện nay có thể nói tốt đẹp nhất từ trước đến nay. Quan hệ ấy đã có truyền thống lịch sử lâu đời từ thời cổ trung đại. Và năm 1973 hai nước đã chính thức kí kết văn bản ngoại giao, thiết lập mối quan hệ giữa hai nước, đến nay đã tròn 50 năm. Đây là mốc rất quan trọng, cả hai nước tiến hành nhiều hoạt động để kỉ niệm sự kiện này. Tôi đánh giá rất cao ý nghĩa của Hội thảo khoa học quốc tế ngày hôm nay được tổ chức với sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên gia của Việt Nam và Nhật Bản. Hội thảo được tổ chức như một minh chứng cho mối quan hệ tốt đẹp đó, đồng thời góp phần mở ra một thời kì phát triển mới trong lĩnh vực nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và hoạt động giáo dục giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV Hoàng Anh Tuấn phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh: “Việt Nam và Nhật Bản có lịch sử quan hệ bang giao lâu dài và kể từ khi hai nước chính thức kí kết văn bản thiết lập quan hệ đến nay đã tròn nửa thế kỉ. Trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 50 năm, Hội thảo khoa học hôm nay được tổ chức nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu Việt Nam của các học giả Nhật Bản và đánh giá kết quả nghiên cứu Nhật Bản bởi các học giả Việt Nam. Đặc biệt, nhằm tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu trẻ, học viên cao học và nghiên cứu sinh của hai nước được trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu. Kết quả của Hội thảo hôm nay sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học và giáo dục lịch sử ở hai nước trong thời gian tới”.

Trong báo cáo đề dẫn với chủ đề “Việt Nam học ở Nhật Bản” GS.TS. Furuta Motoo – GS.TS. Momoki Shiro, Trường Đại học Việt Nhật (ĐHQGHN) đã chia sẻ: Ngay từ thế kỉ XX các nhà trí thức trung đại Nhật Bản đã có những hiểu biết nhất định về Đông Nam Á và Việt Nam. Từ đó đến nay, Việt Nam học đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Nhật Bản và đạt được nhiều kết quả. Hiện nay, quan hệ ngoại giao giữa hai chính phủ Việt – Nhật không những ngày càng phát triển. Trong giới học thuật, sự mở rộng của nghiên cứu sang các lĩnh vực khác nhau cũng như nghiên cứu sát thực về thực trạng xã hội của Việt Nam đã và đang góp phần không nhỏ cho quan hệ “đối tác bình đẳng” giữa hai nước. Nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều khoảng trống trong nghiên cứu các đề tài siêu quốc gia cần được bù đắp bằng thông tin về Việt Nam.

A7308925

GS.TS Momoki trong báo cáo đề dẫn đã nêu bật kết quả và triển vọng trong tương lai trong nghiên cứu về Việt Nam tại Nhật Bản

“Điều đó đang và sẽ đòi hỏi giới học thuật Việt Nam học tại Nhật Bản, Nhật Bản học tại Việt Nam cũng như ngành nghiên cứu quan hệ và nghiên cứu so sánh Việt – Nhật cần phải đẩy mạnh hợp tác để hai bên có thể hợp tác tạo ra được tính hấp dẫn mới mẻ cho ngành nghiên cứu khu vực học nói chung và Việt Nam học nói riêng” – GS.TS Momoki nhấn mạnh.

Là chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản tại Việt Nam cũng như mối quan hệ bang giao giữa hai nước, GS.TS Nguyễn Văn Kim (ĐHKHXH&NV) đã có báo cáo tổng quan nêu bật kết quả nghiên cứu về Nhật Bản trong thời gian qua. Trong đó nhấn mạnh: “Các công trình của thế hệ nghiên cứu này đã cung cấp những hiểu biết tổng quan về lịch sử, chính trị, tư tưởng và giáo dục của Nhật Bản đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào thập niên 70 của thế kỉ XX. Từ sau khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (1973) việc nghiên cứu Nhật Bản đã có được nhiều điều kiện thuận lợi mới. Việc nghiên cứu về Nhật Bản đã trở thành xu thế trên quy mô toàn quốc. Cùng với đó, các Trung tâm, Viện và Khoa chuyên nghiên cứu, giảng dạy về Nhật Bản cũng được thiết lập như: Khoa Đông Phương học (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG HN); Khoa Đông phương, ĐHQG Tp HCM; các khoa, trung tâm đào tạo Nhật Bản ở Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Khoa học Huế, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản rồi Viện nghiên cứu Đông Bắc Á…

Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều nghiên cứu mang tính liên ngành từ kinh tế, chính trị đến môi trường sinh thái và biến đổi khí hậu, đời sống văn hoá – xã hội đương đại, nghiên cứu về các chính sách văn hoá, ngoại giao văn hoá, quyền lực mềm của Nhật Bản, các tôn giáo mới ở Nhật Bản,… Mặc dù đã có sự gia tăng về số lượng và chất lượng nghiên cứu nhưng vẫn còn những lĩnh vực chưa đạt được kết quả như mong đợi với cả hai loại hình nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết và Nghiên cứu ứng dụng (thực nghiệm). Do đó, cần tăng cường hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam và Nhật Bản để thúc đẩy nghiên cứu liên ngành, chuyên sâu.

Hội thảo sẽ tiến hành trong một ngày với hai tiểu ban: Quan hệ Việt – Nhật trong thời kì tiền cận đại; Quan hệ Việt – Nhật thời kì cận hiện đại với gần 20 báo cáo tham luận của các học giả đến từ Việt Nam và Nhật Bản. Thông qua các nghiên cứu chuyên sâu, công phu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sẽ góp phần hệ thống hoá và cập nhật các tư liệu và kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua của giới học giả Việt Nam và Nhật Bản về lịch sử hai nước (nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản và nghiên cứu Nhật Bản ở Việt Nam), qua đó chia sẻ và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.

Cũng tại Hội thảo lần này các nhà khoa học sẽ gợi mở những hướng nghiên cứu mới, các phương pháp và tư duy nghiên cứu mới của ngành Sử học ở Việt Nam và Nhật Bản qua đó thúc đẩy sự phát triển của khoa học và giáo dục lịch sử ở hai nước.

Một số hình ảnh tại Hội thảo Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Quá khứ – Hiện tại – Tương lai” do VNU-USSH phối hợp với VJU tổ chức

IMG 0123

A7309004

IMG 0114

IMG 0079

A7308988

Hạnh Quỳnh – USSH Media

Cùng chủ đề

Lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo, lập nghiệp và khởi nghiệp trong sinh viên

NDO - Ngày 16/11, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Đánh giá và triển khai Dự án Lập nghiệp và Khởi nghiệp bền vững tại Việt Nam theo mô hình của Cộng hòa Liên bang Đức". Hội thảo thu hút sự tham dự của hơn 80 đại biểu là các giảng viên, nhà khoa học, nhà quản...

Hội thảo khoa học quốc tế “Hồ Chí Minh

NDO - Ngày 25/10, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Hồ Chí Minh - vì một thế giới hòa bình, hữu nghị và phát triển”. Sự kiện diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Quảng Châu, Trung...

Hàng chục trường đại học đã có phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh một số ngành như Y học cổ truyền, tăng 20 %; Điều dưỡng, tăng 10%; Dược học, tăng 30% so với chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024. Nhà trường thực hiện 6 phương thức xét tuyển bao gồm: Kết quả thi tốt nghiệp THPT; Tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh; Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá...

8 trường đại học lớn ở phía Nam chỉ sử dụng 3 phương thức xét tuyển năm 2025

Tại hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng 2024 và phương hướng từ năm 2025, tại Trường Đại học An Giang mới đây, PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, năm 2025 đại học này thống nhất chủ trương thực hiện 3 phương thức tuyển sinh đại học gồm: Xét tuyển thẳng; Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học...

Hiệu trưởng gửi thư tới sinh viên khi hủy lễ khai giảng, dành tiền ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

Không tổ chức lễ khai giảng năm học mới, ông Hoàng Anh Tuấn - hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa gửi thư chúc mừng năm học mới tới các cán bộ, giảng viên và sinh viên.Trong thư, ông Tuấn cho biết cơn bão Yagi đã làm đảo lộn kế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phó Tổng giám đốc Lê Quang Trung phát động phong trào thi đua tại 3 cảng biển liên doanh của VIMC thuộc khu vực...

Trong không khí đầu Xuân Giáp Thìn, đoàn công tác của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) do Phó Tổng giám đốc Lê Quang Trung dẫn đầu đã đến thăm, động viên và phát động phong trào thi đua tại 3 cảng biển liên doanh của VIMC thuộc khu vực Cái Mép – Thị Vải, bao gồm: cảng CMIT, SSIT và SP – PSA.Chuyến thăm là hoạt động thường niên thể hiện sự quan tâm sâu...

Hội thảo “Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng” – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngay những ngày làm việc đầu năm sau Tết Nguyên đán, Cảng Hải Phòng triển khai Hội thảo “ Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng”. Hội thảo “ Lấy khách hàng làm trung tâm”Dự và chỉ đạo Hội nghị có Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc cùng Ban điều hành, lãnh đạo các phòng, ban, trung tâm và các đơn vị thành viên của Công ty.Báo cáo tại Hội nghị, ông Lê Võ Quang...

Cảng CMIT đón chuyến tàu đầu tiên của hợp tác Gemini kết nối trực tiếp Việt Nam với Bờ Tây Hoa Kỳ – Tổng...

Chiều ngày 7/2, tàu mẹ Maersk Antares – chuyến tàu đầu tiên thuộc Hợp tác Gemini khai thác trên tuyến dịch vụ TP6/WC1 đã rời cảng CMIT sau khi hoàn tất xếp dỡ an toàn và nhanh chóng cho gần 11.000 TEU hàng hóa và container rỗng với năng suất bến ấn tượng 172 container/giờ.Tàu Maersk Antares đã rời Cảng CMIT sau khi hoàn tất xếp dỡ an toàn và nhanh chóng gần 11.000 TEU hàng hóa và...

Petrolimex Aviation kickoff dự án ISCC

Ngày 07.02.2025, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex (Petrolimex Aviation) đã tổ chức Lễ kickoff để khởi động dự án ISCC (International Sustainability and Carbon Certification). Tới dự và tham gia lễ kickoff có ông Quách Thạch Thi – Chuyên gia tư vấn trưởng Công ty Tiêu chuẩn Quốc tế ISC Việt Nam, bà Nguyễn Nam Trân – Giám đốc Bộ phận Giải pháp Đảm bảo Kinh doanh Công ty SGS Việt Nam. Về...

ĐSVN mở bán vé tàu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Năm nay, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 được nghỉ dài ngày (05 ngày) nên nhu cầu đi lại bằng tàu hỏa của người dân trước và sau kỳ nghỉ lễ tăng cao hơn so với ngày thường. Do đó, ngành Đường sắt mở bán bán vé các đoàn tàu chạy thường xuyên trong dịp này nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Theo đó, vé sẽ được mở bán từ nay đến hết ngày...

Bài đọc nhiều

Ban Hiệu suất Chính phủ của tỉ phú Elon Musk trọng dụng nhân tài gen Z

Một nhóm kỹ sư trẻ thuộc thế hệ gen Z đang hỗ trợ tỉ phú Elon Musk tiếp quản vai trò then chốt trong Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) do ông lãnh đạo. Điểm chung của tất cả là gần như không có...

Lễ hội Chùa Hương 2025 an toàn, văn minh, thân thiện và lành mạnh

Sau những ngày Tết Nguyên đán là thời điểm người dân hân hoan đi trảy hội khắp mọi miền, đây cũng là lúc công tác tổ chức, quản lý lễ hội cần được tăng cường, siết chặt hơn bao giờ hết. Để đảm bảo thành công cho mùa Lễ hội chùa...

Những ngày đầu năm 2025, thời tiết Hà Nội thế nào?

TPO - Diễn biến thời tiết tại khu vực Thủ đô trong 24 giờ qua duy trì ngày nắng, rét về đêm. Dự kiến trong những ngày đầu năm 2025 mức chênh nhiệt giữa ngày và đêm ở Hà Nội sẽ có biên độ lớn hơn. Mùng 4 Tết, người dân lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại Hà Nội TPO - Còn 1 ngày nữa...

Cô gái khuyết tật bán kẹp tóc trên phố, nuôi mơ ước đưa bà đi du lịch

(Dân trí) - Mắc chứng bại não khiến tay chân không thể vận động như người bình thường, một cô gái tại Trung Quốc khiến dân mạng xúc động khi vẫn tự mình mưu sinh trên đường phố, dành dụm tiền lo cho bà. Mới đây, cư dân mạng tại Trung Quốc xúc động trước hình ảnh một cô gái có gương mặt xinh đẹp với dáng đi loạng choạng, cố bán kẹp tóc trên đường phố trong thời tiết...

Mẹ nghẹt thở do hóc quả nho và phản ứng bất ngờ của cậu con trai 10 tuổi

(Dân trí) - Cậu bé 10 tuổi ở Trung Quốc đã phản ứng nhanh, kịp thời cứu người mẹ đang nghẹt thở do hóc quả nho. Con trai phản ứng nhanh cứu mạng người mẹTheo camera an ninh tại căn nhà ở thành phố Tế Nam (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), sự việc xảy ra vào ngày 17/1 khi người mẹ liên tục ho và khạc nhổ sau khi nuốt phải quả nho.Nghe tiếng mẹ nôn ói, hai người con...

Cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Khai mạc Lễ hội Hương sắc trà xuân

Ngày 8/2, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương, UBND TP. Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống “Hương sắc trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” năm 2025.

Bộ Quốc phòng tổ chức lễ giao nhận quân trên cả nước từ ngày 13 đến 15-2

Năm 2025, việc tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện trong một đợt. Theo kế hoạch, lễ giao nhận quân năm 2025 tại các địa phương diễn ra trong 3 ngày: từ 13 đến hết 15-2. Thực hiện...

Độc đáo Lễ hội Lồng Tông 2025

(CLO) Ngày 9/2, huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ hội Lồng Tông và Ngày hội Văn hóa các dân tộc Xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Bố chồng thấy con dâu đi vào khách sạn, chồng khóc như đứa trẻ khi biết mọi thứ

Nhưng sau sự việc này, gia đình chắc chắn sẽ đoàn kết và yêu thương nhau hơn. ...

Bình Định xóa 4.442 nhà tạm, nhà dột nát trong hơn 100 ngày

(Dân trí) - Trong hơn 100 ngày từ nay đến hết tháng 5, tỉnh Bình Định đặt mục tiêu hoàn thành việc xóa 4.442 nhà tạm, nhà dột nát với hộ gia đình có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ngày 9/2, tỉnh Bình Định ra quân phát động khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát đối với hộ gia đình có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ, hộ nghèo,...

Mới nhất

Bộ Quốc phòng tổ chức lễ giao nhận quân trên cả nước từ ngày 13 đến 15-2

Năm 2025, việc tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện trong một đợt. Theo kế hoạch, lễ giao nhận quân năm 2025 tại các địa phương diễn ra trong 3 ngày: từ 13 đến hết 15-2. ...

Thị trường nội địa phấn khởi bước vào vụ thu hoạch, dự báo giá tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 10/2/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Rét đậm ‘bủa vây’ miền Bắc, Hà Nội lạnh 10 độ C

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại, nhiệt độ nhiều nơi xuống rất thấp, Hà Nội rét đậm 10 độ C. Thời tiết Hà Nội ngày 10/2 tiếp tục đón nhận một ngày rét đậm, trời nhiều mây, không mưa, gió đông đến đông nam cấp...

Phong Phú Hà Nam thắng trận ra quân giải U19 nữ Quốc gia 2025

Trận đấu đầu tiên của giải là cuộc đọ sức giữa Phong Phú Hà Nam và Zantino Vĩnh Phúc. Là nhà đương kim vô địch, Phong Phú Hà Nam quyết tâm giành chiến thắng nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ ngôi hậu. Tuy nhiên, cô trò HLV Trần Lệ Thủy vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ...

Mới nhất