Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Gỡ rối' tích hợp nhưng vẫn còn nguyên nhiều nỗi lo

‘Gỡ rối’ tích hợp nhưng vẫn còn nguyên nhiều nỗi lo


Hướng dẫn không mới so với cách các trường đang làm

Một lãnh đạo Trường THCS Thái Thịnh (Q.Đống Đa, Hà Nội) cho rằng hướng dẫn của Bộ cơ bản không có gì mới so với cách mà các trường đang làm, tuy nhiên chi tiết hơn, đề cập rõ số tiết và nhiệm vụ của từng giai đoạn.

'Gỡ rối' tích hợp nhưng vẫn còn nguyên nhiều nỗi lo - Ảnh 1.

Một buổi học môn tích hợp khoa học tự nhiên của học sinh lớp 7 tại TP.HCM

Bà Nguyễn Thị Hương Ly, giáo viên (GV) môn địa lý Trường THCS Minh Khai (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội), chia sẻ công văn hướng dẫn mới của Bộ GD-ĐT cho GV biết giới hạn mỗi chương bao nhiêu tiết rất rõ ràng, không như trước ai thích dạy thành mấy tiết cũng được. Tuy nhiên, một số nội dung đã thực hiện rồi nhưng bây giờ mới có công văn.

Do vậy, một số GV cho rằng hướng dẫn này quá chi tiết theo kiểu “cầm tay chỉ việc” và đang có vẻ đi ngược với chủ trương “cởi trói” cho GV.

Một GV dạy lịch sử của một trường THCS ở TP.Bắc Giang (Bắc Giang) nhận xét: hướng dẫn của Bộ có vẻ rất dài, rất chi tiết nhưng tựu trung lại với môn lịch sử và địa lý thì chỉ cần hiểu là GV dạy phân môn nào thì vẫn dạy và ra đề kiểm tra phân môn đó. Như vậy, chẳng có gì mới so với các trường đang làm hơn 2 năm qua, nghĩa là tuy tích hợp nhưng thực ra chỉ là gộp lại 2 môn lịch sử và địa lý thành một môn và chung nhau một cuốn sách giáo khoa (SGK) với 2 phần tách biệt.

Theo nhiều GV, hướng dẫn ấy chỉ có ý nghĩa “chữa cháy” trong một thời gian nhất định nào đó chứ không giải quyết được tận gốc của vấn đề mà môn tích hợp đang khó khăn nhất là thiếu GV và chương trình, SGK chưa thực sự tích hợp.

'Gỡ rối' tích hợp nhưng vẫn còn nguyên nhiều nỗi lo - Ảnh 2.

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc nhóm trong một buổi học tích hợp môn sử-địa

GV dạy tích hợp bao giờ mới có !

Lãnh đạo một trường THCS ở Q.Tây Hồ (Hà Nội) cho biết nhìn lại 3 năm tổ chức dạy học tích hợp môn khoa học tự nhiên cấp THCS ở Hà Nội, năm đầu tiên cho phép các trường dạy như 3 môn riêng rẽ, nghĩa là cứ đến phân môn hóa thì GV hóa lên lớp, đến phân môn sinh thì GV sinh dạy… thời khóa biểu cũng không thay đổi so với trước. Tuy nhiên, đến năm thứ hai thì Hà Nội yêu cầu phải dạy theo mạch kiến thức, phải dạy liền mạch. Điều này dẫn đến thực tế là học sinh lớp 6 sẽ học hết mạch kiến thức của môn lý rồi mới chuyển sang hóa, sinh… Như vậy, đến lớp 7 học sinh mới quay lại học tiếp môn lý thì kiến thức nền tảng của môn lý ở lớp 6 đã rơi rụng gần hết.

Ngoài ra, do dạy dồn dập theo mạch kiến thức nên trong một môn khoa học tự nhiên, có dồn hết GV dạy môn hóa của cả trường cho các lớp học theo chương trình mới là lớp 6, 7, 8 cũng không thể đủ GV. Hơn nữa, đến năm thứ 3 thực hiện chương trình 2018 nên có thể có tới 40 lớp của 3 khối học đến mạch kiến thức của môn hóa hoặc lý, sinh cùng một lúc trong khi những GV ở phân môn còn lại thì mỗi tuần chỉ 1 – 2 tiết chủ nhiệm, chào cờ…

Vì thế, các trường phải tìm mọi cách xoay xở, định mức GV dạy không quá 19 tiết/tuần thì cũng chỉ có thể tăng lên đến 25 tiết/tuần. Phần thiếu còn lại sẽ phải hợp đồng “thời vụ” với GV còn thiếu. Ví dụ, trong hơn 1 tháng dạy phân môn vật lý thì sẽ hợp đồng với GV vật lý ở ngoài; hết môn lý lại hợp đồng tương tự với các phân môn còn lại.

Đến bao giờ có đủ GV được đào tạo bài bản để dạy tích hợp thì câu trả lời còn bỏ ngỏ. Đến năm học này nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội, khi tuyển dụng GV cho cấp THCS cũng vẫn tuyển GV đơn môn (lý, hóa, sinh, sử, địa) chứ chưa hề tuyển GV dạy môn khoa học tự nhiên hay tuyển GV dạy môn lịch sử và địa lý.

Điều này có nghĩa là nguồn tuyển GV dạy tích hợp được đào tạo bài bản là chưa hề có và cứ tuyển GV đơn môn vào biên chế như vậy thì câu chuyện không có GV dạy tích hợp hoặc GV đơn môn phải đi bồi dưỡng để dạy tích hợp không biết bao giờ mới có hồi kết.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khi nói về “2 con đường” cho môn tích hợp cũng cho rằng: một là quay về như cũ thành các đơn môn; con đường thứ hai là vẫn kiên trì đổi mới và sẽ tính toán một lộ trình đến một năm nào đó GV cũ được tập huấn đầy đủ các điều kiện đảm bảo và sẽ hoàn tất. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, “đây là vấn đề cần quá trình triển khai chứ không phải đặt ra yêu cầu về thời gian, tháng mấy phải làm xong”.

'Gỡ rối' tích hợp nhưng vẫn còn nguyên nhiều nỗi lo - Ảnh 3.

Giáo viên triển khai cho học sinh các bước trong giờ học tích hợp

Chương trình, SGK không tích hợp đúng nghĩa

Vị lãnh đạo trường THCS ở Q.Tây Hồ cũng cho rằng hướng của Bộ với môn khoa học tự nhiên theo hướng dạy theo mạch kiến thức của từng phân môn cũng cho thấy bản thân người thiết kế chương trình, SGK môn khoa học tự nhiên cũng không hề tích hợp nên mới có tình trạng học hết phân môn này là có thể đứt đoạn để dạy phân môn kia. Tích hợp thực sự thì kiến thức của các môn phải thực sự tích để hợp với nhau chứ không thể tách bạch hết phân môn này đến phân môn kia như vậy.

Còn với môn lịch sử và địa lý, tuy là một môn nhưng hướng dẫn thì vẫn tổ chức dạy học không khác gì 2 môn độc lập, dạy song song với 2 GV của 2 môn khác nhau. Một GV đặt câu hỏi: “Tôi không hiểu tại sao phải gộp chung vào để làm gì vì khi GV đi tập huấn, chính nhóm tác giả biên soạn sách cũng không có tác giả nào bồi dưỡng cho GV được tất cả các phân môn”.

Theo nhiều ý kiến, đành rằng tích hợp thì nhà trường nhận khó về việc sắp xếp thời khóa biểu, bố trí GV nhưng họ phải thấy được việc mình đang làm dù vất vả nhưng nó sẽ có hiệu quả gì so với dạy đơn môn như trước kia. Đằng này, khó khăn, rối rắm hơn nhưng kết cục là vẫn phân môn nào lo thực hiện thật tốt phân môn đó. Vậy “tích” vào với nhau để làm gì hay chỉ để phức tạp hóa vấn đề hơn?

Về nội dung SGK môn lịch sử và địa lý lớp 6, 7, 8, các tác giả viết cũng phân chia hai phần riêng biệt, không có bất kỳ sự gắn kết kiến thức hay tích hợp nào. Kiểm tra thường xuyên, định kỳ cũng được Bộ hướng dẫn: “Phải phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học theo từng phân môn” thì cũng đồng nghĩa bài kiểm tra thường xuyên của phân môn nào phân môn đó kiểm tra. Đến bài định kỳ thì đề kiểm tra được gộp 2 phân môn lại chung 1 đề. Thế nhưng, hiệu trưởng phải “phân công giáo viên chủ trì phụ trách môn học ở mỗi lớp phối hợp với các GV cùng dạy môn học ở lớp đó để tổng hợp điểm, ghi điểm, nhận xét vào sổ theo dõi, đánh giá HS và học bạ”.

Trước đó, không ít nhà giáo và chuyên gia môn lịch sử cũng gọi việc tích hợp môn lịch sử và địa lý thành một môn học như hiện nay là một cuộc “cưỡng hôn” và mong Bộ GD-ĐT sớm cho 2 phân môn này “ly hôn” để tránh những rắc rối không đáng có như hiện nay. Tuy nhiên, sau khi đọc hướng dẫn của Bộ về dạy học tích hợp thì các nhà giáo cho rằng những bất cập của tích hợp vẫn còn nguyên.

Thi học sinh giỏi, thi vào chuyên lớp 10 thế nào ?

Việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình học với môn tích hợp vốn đã khó khăn nhưng nhiều ý kiến chỉ ra rằng khi HS lên lớp cấp THPT sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra. HS từ lớp 10 được học phân hóa, được tự chọn môn học. Cụ thể, ngoài môn lịch sử thì tất cả các phân môn trong các môn tích hợp ở THCS đều là đơn môn tự chọn khi lên THPT. Đặc biệt, với kỳ thi HS giỏi THCS cấp tỉnh thì lâu nay vẫn tổ chức thi đơn môn, khi HS học chương trình giáo dục phổ thông mới đến lớp 9 thì kỳ thi này sẽ tiến hành thế nào? HS có năng lực, sở trường ở một số phân môn muốn được bồi dưỡng để thi chuyên khi vào lớp 10 sẽ ra sao? Thực tế, yêu cầu HS phải giỏi xuất sắc cả 2 – 3 phân môn là yêu cầu quá cao, còn nếu thi đơn môn thì đi ngược với chủ trương dạy tích hợp.



Source link

Cùng chủ đề

Cử tri đề nghị điều chỉnh dạy môn tích hợp, Bộ trưởng GD&ĐT nói gì?

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim SÆ¡n trả lời kiến nghị cá»­ tri Thanh Hóa gá»­i đến Kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV về vấn đề dạy môn tích hợp THCS theo chÆ°Æ¡ng trình phổ thông mới. Cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GD&ĐT tạo xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT.Trả...

Những mong mỏi của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT năm 2025

(Dân trí) - "Năm 2024 ghi dấu sự quyết liệt trong chính sách đầu tư giáo dục, học phí, hỗ trợ nhà giáo. Tôi mong rằng những chính sách hiệu quả này tiếp tục được thực hiện trong năm 2025 và những năm tiếp theo". Trên đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn về những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong ngày đầu năm mới.Mong xã hội thấu hiểu, chia sẻ với...

Để phụ huynh không bức xúc vì chủ trương nhiều bộ sách giáo khoa

Sau phần trả lời của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên về việc chỉ nên có một bộ sách giáo khoa thống nhất, chuyện sách giáo khoa 'nóng' trở lại với đủ...

Một chương trình nhiều sách giáo khoa: Phản ứng vì hiểu chưa đúng

Một chương trình nhiều sách giáo khoa được áp dụng khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là nội dung đã được quy định tại nghị quyết 88/2014 của Quốc hội, tại Luật Giáo dục. Và phải khẳng định đây...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời kiến nghị thống nhất một bộ sách giáo khoa

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên về việc chỉ nên có một bộ sách giáo khoa thống nhất, tránh gây lãng phí khi thay đổi thường xuyên. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump tái đặt ‘áp lực tối đa’ lên Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4.2 khôi phục chiến dịch 'gây sức ép tối đa' lên Iran, bao gồm các nỗ lực nhằm giảm lượng dầu xuất khẩu của nước này xuống mức 0 để ngăn Tehran sở hữu vũ khí hạt...

Biến hóa phong cách với sức hút đa dạng từ thời trang họa tiết

Sức hút của họa tiết nằm ở sự đa dạng và khả năng biến hóa linh hoạt. Những...

Bài đọc nhiều

Nhặt được ví tiền, học sinh ở Bình Định trả lại cho người đánh rơi

Khi đi xem pháo hoa trong đêm giao thừa, em Đinh Tấn Phát (học sinh lớp 8 ở Bình Định) đã nhặt được một ví tiền, liền mang đến công an phường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại. ...

18 tỉnh, thành chốt môn thứ ba thi lớp 10

Đến thời điểm này, nhiều tỉnh, thành phố thông báo về việc lựa chọn môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. Mới đây, tỉnh Bình Dương thông báo học sinh thi tuyển vào lớp 10  THPT năm học 2025-2026 bắt buộc dự thi 3 môn Ngữ văn, Toán, tiếng Anh. Thời gian làm bài cho mỗi môn thi cụ thể là Toán, Ngữ văn mỗi môn 120 phút, riêng môn tiếng Anh thời gian làm...

Điểm chuẩn năm 2024 của Trường Đại học Ngân hàng TPHCM

Chiều ngày 17/8, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM công bố điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT năm 2024.Điểm chuẩn theo phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT năm 2024 vào Trường Đại học Ngân hàng TPHCM dao động từ 20,45 đến 26,36  tùy chương trình và tùy ngành. Ngành có điểm chuẩn cao nhất vào trường là ngành kinh doanh quốc tế chương trình chuẩn với 26,36 điểm. Cụ thể điểm chuẩn vào...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Nữ thiên tài đứng sau DeepSeek, chinh phục các “ông lớn” công nghệ

La Phúc Nhài không chỉ là một nhà khoa học nữ xuất sắc mà còn là hình mẫu truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ đam mê công nghệ. ...

Cùng chuyên mục

Tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2025: Mở rộng quy mô, tăng cường thông tin

Năm 2025, thí sinh sẽ dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo "luật chơi" hoàn toàn mới. Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp của báo Tuổi Trẻ từ năm nay do đó cũng có nhiều đổi mới...

Ba trường đại học sư phạm lớn bỏ xét tuyển học bạ

Trường ĐH Sư phạm TPHCM, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên) bỏ xét tuyển học bạ từ năm nay. Ông Nguyễn Ngọc Trung, Phó hiệu trưởng, Trường ĐH Sư phạm TPHCM vừa cho biết, trước đây nhà trường xét tuyển học bạ độc lập (khoảng 10%) chỉ tiêu hoặc kết hợp điểm học bạ với điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt  (30-40% chỉ tiêu). Tuy nhiên, từ năm nay trường...

Thầy hiệu phó trường cấp 3 hát bài “Tái sinh” khiến học sinh toàn trường hò reo phấn khích

Ngay khi thầy hiệu phó vừa xuất hiện trên sân khấu, học sinh toàn trường đã hò reo cổ vũ trong tiếng nhạc bài hát “Tái sinh”. ...

Đại học Quốc gia Hà Nội ra sách hướng dẫn thi đánh giá năng lực

Theo Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, đây là tài liệu chính thức đầu tiên và duy nhất do Trung tâm khảo thí biên soạn nhằm hỗ trợ học sinh tự học, ôn tập và chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi đánh giá năng lực. ...

Băn khoăn giáo viên trường công có được mở trung tâm dạy thêm

TPO - Không cấm giáo viên dạy thêm nhưng Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định, giáo viên các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường. TPO - Không cấm giáo viên dạy thêm nhưng Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định, giáo viên các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường. Bộ GD&ĐT...

Mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chúc Tết cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(MPI) - Nhân dịp đầu xuân năm mới Ất Tỵ năm 2025, ngày 03/02/2025, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng gặp mặt chúc Tết cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đây là hoạt động thường niên được Bộ duy trì thực...

Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 136/2024/QH15 về phát triển thành phố Đà Nẵng

(MPI) - Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã ban hành Quyết định số 14/QĐ-BCĐNQ136 về Quy chế tổ chức và hoạt động và danh sách thành viên của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị...

Lại đón thêm 1 đợt không khí lạnh siêu mạnh, Hà Nội xuống dưới 10 độ C?

Tin không khí lạnh mới nhất: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay (5/2), ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh...

Sôi động du lịch đầu năm mới

Ngày 4/2, đại diện nhiều doanh nghiệp du lịch cho biết, lượng khách du xuân tăng cao đáng kể vào đầu năm. Điều này, đánh dấu sự thành công trong việc đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường du lịch. ...

Khai mạc Tuần văn hóa lễ hội Cổ Loa năm 2025

Ngày 02/02 (Mùng 5 Tết Ất Tỵ) huyện Đông Anh (Hà Nội) đã tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa - thể thao lễ hội Cổ Loa năm 2025. Tới dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn...

Mới nhất