Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam quan tâm hỗ trợ học tập cho học sinh dân...

Việt Nam quan tâm hỗ trợ học tập cho học sinh dân tộc thiểu số rất ít người


Ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người là một giải pháp của Việt Nam nhằm thực hiện quyền của người dân tộc thiểu số trong việc tiếp cận các cơ hội học tập, rút ngắn khoảng cách phát triển về giáo dục và đào tạo với các dân tộc thiểu số khác và với dân tộc đa số.

Việt Nam quan tâm hỗ trợ học tập cho học sinh dân tộc thiểu số rất ít người
Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người trong giờ học thể dục. (Nguồn: CPV)

Vào thời điểm tháng 5/2017, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 57/NĐ-CP quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người, ở Việt Nam xác định có 16 dân tộc được thụ hưởng, gồm: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn và La Hủ.

Đây là các dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người, chiếm 0,08% dân số toàn quốc, chiếm 0,55% so với dân số dân tộc thiểu số, lại cư trú ở những địa bàn khó khăn, thuộc vùng “lõi nghèo” của cả nước nên luôn tụt hậu trong tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ công và cơ hội phát triển so với các dân tộc thiểu số khác và so với dân tộc đa số.

Do điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, phải đi học xa nhà và ảnh hưởng một phần của nhận thức lạc hậu rằng cần nguồn nhân lực để lao động sản xuất đảm bảo cái ăn hằng ngày, hoặc thậm chí là “học cao cũng chẳng để làm gì” nên vẫn còn tình trạng một số ít dân tộc thiểu số có tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học chưa đạt mục tiêu, chẳng hạn như dân tộc Brâu.

Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường của dân tộc Brâu cao nhất (35,4%); tỷ lệ trẻ em không đi học trung học cơ sở cao gấp 3 lần so với mức chung của 53 dân tộc thiểu số.

Trong các dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người, tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo thấp nhất là dân tộc Brâu (2,2%) và cao nhất là dân tộc Pu Péo cũng chỉ đạt 29%. Có 9 dân tộc thiểu số rất ít người có tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo thấp hơn mức chung của 53 dân tộc thiểu số, tức là thấp hơn 10,3%…

Một vài con số dẫn ra từ kết quả điều tra thu thập thông tin 53 dân tộc thiểu số lần thứ II năm 2019 để thấy rằng người dân tộc thiểu số rất ít người ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục và từ đó gặp nhiều thiệt thòi trong tiếp cận cơ hội đào tạo chuyên môn kỹ thuật để tự tạo việc làm hoặc tìm việc làm có trả công cao hơn là làm nông nghiệp thuần tuý tại quê hương, dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo trong các dân tộc thiểu số này còn cao.

Nghị định số 57/NĐ-CP được ban hành nhằm góp phần tạo điều kiện cho con em đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người có cơ hội tiếp cận giáo dục, đảm bảo yêu cầu mở rộng cơ hội lựa chọn nghề nghiệp; bảo vệ và thúc đẩy nhóm yếu thế thực hiện quyền được giáo dục đào tạo, quyền phát triển đầy đủ, bình đẳng với các dân tộc khác, đáp ứng sự phát triển của con người và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thực hiện Nghị định số 57/NĐ-CP, trong giai đoạn 2017-2022, 100% trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người có nguyện vọng được học tại các trường mầm non, trường, lớp mẫu giáo công lập; 100% học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được theo học các cấp học phổ thông tại các trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường phổ thông công lập.

Khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông, các em được sắp xếp theo học các bậc học cao hơn phù hợp với nguyện vọng cá nhân và trình độ học tập.

Bên cạnh đó, gần 710 tỷ đồng đã được chi để thực hiện chính sách hỗ trợ học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số rất ít người.

Là người dân tộc Lự, đang theo học tại Trường Dự bị đại học dân tộc Trung ương và được hưởng mức hỗ trợ học tập theo quy định tại Nghị định số 57/NĐ-CP bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng và được chi trả trực tiếp hàng tháng, em Tào Thị Điếng chia sẻ, khoản hỗ trợ này đã giúp gia đình em bớt phần khó khăn trong việc lo tiền ăn học hàng tháng cho con, đồng thời tạo động lực giúp em quyết tâm ôn luyện để vào được ngưỡng cửa trường đại học mình hằng mơ ước.

Theo đánh giá của Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo), các chính sách quy định trong Nghị định 57/NĐ-CP không chỉ tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh mà nhờ được hỗ trợ bằng tiền, nên học sinh đã có thêm điều kiện học tập, từ đó duy trì tỷ lệ chuyên cần, giảm tỷ lệ bỏ học, góp phần quan trọng thực hiện, củng cố phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên.

Đơn cử tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, việc thực hiện chính sách ưu tiên tuyển sinh đã giúp tỷ lệ học sinh người dân tộc Lô Lô hoàn thành chương trình tiểu học, vào học tại trường phổ thông dân tộc nội trú tăng dần. Năm học 2018-2019, tỷ lệ này là 17,24% nhưng đến năm học 2019-2020, đã tăng lên, đạt 53,13%.

Tuy nhiên, theo ông Lê Như Xuyên – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, việc thực hiện Nghị định 57/NĐ-CP đang vấp phải một số bất cập. Chẳng hạn như chính sách hỗ trợ học tập chỉ áp dụng với trẻ mẫu giáo từ 3 tuổi trở lên, trẻ nhà trẻ không có chế độ hỗ trợ, trong khi tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của nhiều dân tộc thiểu số rất ít người rất cao, lên tới 80%, dẫn đến khó khăn trong công tác huy động trẻ nhà trẻ ra lớp.

Ngoài ra, số dân của các dân tộc thiểu số rất ít người cũng đã có sự thay đổi. 2 dân tộc La Hủ và La Ha đã có số dân trên 10.000 người, không thuộc diện thụ hưởng của Nghị định số 57/NĐ-CP nữa. Thực tế là theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021-2025 cũng chỉ còn 14 dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự và Pà Thẻn.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho rằng, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người đã khẳng định tính nhân văn, ưu việt và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người.

Đây cũng là một giải pháp của Việt Nam nhằm thực hiện quyền con người nói chung, quyền của người dân tộc thiểu số nói riêng trong việc tiếp cận các cơ hội học tập, nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển về giáo dục và đào tạo với các dân tộc thiểu số khác và với dân tộc đa số.

Trong thời gian tới, cùng với việc ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định tại Nghị định số 57NĐ-CP, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phát triển giáo dục và đào tạo đối với các dân tộc thiểu số rất ít người.

Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phát triển giáo dục và đào tạo đối với các dân tộc thiểu số rất ít người.

Tăng cường kiểm tra, giám sát và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số tham gia tuyên truyền, vận động đẩy mạnh công tác truyền thông tình hình thực hiện Nghị định 57/2017/NĐ-CP và các chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về Nghị định 57/2017/NĐ-CP trong quá trình thực hiện.





Nguồn

Cùng chủ đề

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

TP Hồ Chí Minh khởi động hội thi về công tác dân tộc năm 2025

Ngày 20/3, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn năm 2025. ...

Triển khai đồng bộ, có hiệu quả giám sát, phản biện xã hội

Công tác giám sát và phản biện xã hội được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Điện Biên triển khai đồng bộ, có hiệu quả góp phần thực hiện dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, góp phần quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện các chế độ chính sách, chương trình, dự án của địa phương. ...

Rộn ràng Hội làng Bằng Cả

Hội làng Bằng Cả năm 2025 diễn ra trong 2 ngày 28/2 và 1/3, tại Khu bảo tồn văn hóa người Dao Thanh y (xã Bằng Cả, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Đây là năm đầu tiên, Hội làng Bằng Cả được tổ chức với quy mô nâng lên cấp thành phố. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ bài toán đầu tư xây dựng hạ tầng

Ông Ngô Hoàng Nguyên - Phó Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết: Nhằm tháo gỡ nút thắt hạ tầng giao thông cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều dự án giao thông quy mô lớn đã và đang được khởi động...

Tiến độ đánh giá nỗ lực toàn cầu tại COP 28

Tham gia sự kiện cấp cao có 29 nguyên thủ, 21 bộ trưởng, 10 quan chức cấp cao, 3 tổ chức Liên hợp quốc và 8 tổ chức phi chính phủ. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng, đánh giá nỗ lực toàn cầu (GST) là...

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ cử đại diện tham dự hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW...

Sáng 18/5/2025, Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 và Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị, được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại trụ sở Tổng công ty kết nối với...

Bài cuối: Nền tảng khoa học cho bảo tồn và phát huy giá trị toàn cầu

VHO - Trên hành trình hơn 600 năm của Di sản Thành nhà Hồ, những khối đá khổng lồ vẫn sừng sững giữa trời không chỉ là di tích lịch sử, mà còn là biểu tượng cho tinh thần dân tộc và trí tuệ thời đại. Trong tương lai, khi các dự án bảo tồn – phục dựng Thành...

MISA là doanh nghiệp tiêu biểu được trình bày với Lãnh đạo Đảng và Nhà nước về thành tựu phát triển kinh tế tư...

Hà Nội, ngày 18/5/2025 – Trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Công ty Cổ phần...

Bài 2: Khẳng định tính xác thực của di sản

VHO - Không chỉ là công trình đá vĩ đại giữa vùng đất địa linh, Thành Nhà Hồ còn ẩn giấu trong lòng đất một kho tàng hiện vật phong phú, quý giá. Chính những mảnh gốm, viên gạch, chân tảng, cấu kiện kiến trúc… được tìm thấy qua các cuộc khai quật khảo cổ học trong gần...

Bộ lọc đầu nguồn Beluga – Lớp bảo vệ cho tổ ấm gia đình

Với lớp màng PP sử dụng thiết kế nếp gấp và lõi lọc than hoạt tính, bộ lọc đầu nguồn Beluga của Tân Á Đại Thành hỗ trợ bảo vệ sức khỏe gia đình, nâng cao chất lượng nước và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng cho các thiết bị sinh hoạt. Những nguy cơ tiềm ẩn từ nước...

Mới nhất