Trang chủNewsThời sựThay đổi cách tiếp cận tài nguyên nước theo hướng thích ứng...

Thay đổi cách tiếp cận tài nguyên nước theo hướng thích ứng và chủ động


Đại biểu Châu Quỳnh Dao dẫn lời của chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: “Sứ mệnh quốc gia của đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng nhưng vì sao đến bây giờ người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn nghèo, thu nhập còn thua rất xa so với bình quân của cả nước?”

dai-bieu-chau-quynh-dao-doan-dbqh-tinh-kien-giang-thay-doi-cach-tiep-can-tai-nguyen-nuoc..jpg
Đại biểu Châu Quỳnh Dao

Đại biểu Châu Quỳnh Dao cho rằng, người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long tự hào vì đã góp phần đóng góp đảm bảo an ninh lương thực của cả nước, khi đóng góp 56% sản lượng lương thực và 95% lượng gạo xuất khẩu trong điều kiện là nguồn vốn phân bổ khiêm tốn; vùng này vẫn là vùng trũng về giáo dục về y tế và thêm một mối lo hàng ngày phải thích ứng với biến đổi khí hậu.

Năm 2017, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 120 phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với thích ứng biến đổi khí hậu, trong đó đã xác định con người là trung tâm và tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, nhưng việc phát triển ở khu vực này chưa đạt như mong muốn.

Đại biểu Châu Quỳnh Dao lo ngại nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng cạn kiệt, đến năm 2020, lượng phù sa giảm 67% và dự báo đến năm 2040 lượng phù sa giảm 97%. Lượng nước và phù sa giảm kéo theo kinh tế ngư nghiệp giảm, dự báo mất đi 120 đến 205 triệu đô la/năm. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sạt lở bờ sông bờ biển và đe dọa đến tài sản tính mạng của người dân.

Đại biểu phân tích nguyên nhân an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng, đó là biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra thường xuyên; sự phát triển đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông và công tác quản lý nguồn nước của chúng ta thiếu tính chiến lược và hiệu quả chưa cao.

Vì vậy, tại phiên họp này, đại biểu đề nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục nghiên cứu thực hiện một số giải pháp: Tiếp tục thúc đẩy các đối thoại chính sách cấp cao về an ninh nguồn nước giữa các nước trong khu vực; thay đổi chiến lược cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước theo hướng thích ứng chủ động trong bối cảnh bất ổn xã hội, bất ổn biên giới nhất là khu vực biên giới Tây Nam; sớm phân bổ vốn kịp thời theo Quyết định số 1162 ngày 8 tháng 10 năm 2023 của Chính phủ, tức là bổ sung nguồn vốn dự phòng khoảng 4.000 tỷ đồng trong nguồn ngân sách trung ương năm 2023 cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ động thực hiện các dự án chống sạt lở bờ sông, bờ biển; đồng thời chính quyền địa phương kết hợp với các bộ ngành chức năng tăng cường năng lực dự báo và năng lực đánh giá quản lý bảo vệ tài nguyên nước cho cán bộ phụ trách và tăng cường ý thức của người dân bảo vệ tài nguyên nước.

Trước đó, sáng 26/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Mục tiêu của việc sửa đổi Luật nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả trung ương và địa phương khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật.

Bên cạnh đó, Luật sẽ hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất về cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành, chi phí đầu tư của nhà nước; giảm điều kiện kinh doanh cho tổ chức, cá nhân.

Đồng thời, sẽ chuyển dần từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng công cụ kinh tế thông qua các chính sách về: giá nước, thuế, phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; đẩy mạnh xã hội hoá.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ TN&MT công bố Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông Mã, sông Hương và sông Đồng Nai

Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 8/1/2024 phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch)....

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Ưu tiên trong quản lý, tách bạch trách nhiệm về khai thác, sử dụng nước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 26/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn...

Bảo vệ nguồn sinh thủy phải trở thành chính sách quốc gia

Bởi thế, trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này đã bổ sung các quy định về trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy góp phần làm căn cứ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định chỉ đạo các “việc lớn phải làm” ngay sau Tết

Ngày 3/2, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị giao ban đầu năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Ông Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tham dự và chỉ đạo hội nghị. ...

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường

(TN&MT) - Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, chiều nay (3/2), Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã tới thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương và 3 cơ quan...

Ngày 3/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương; về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 3 cơ quan Đảng ở Trung ương. Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc tổ...

Tổng Bí thư Tô Lâm trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Sáng 3/2/2025, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội và Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương); về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,...

Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai nhiệm vụ trọng tâm đầu năm 2025

(TN&MT) - Sáng 3/2, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ tháng 2 và Quý I/2025 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy. Hội nghị diễn ra trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa; Thứ trưởng Trần Quý Kiên; Thứ trưởng Lê Công Thành; Thứ trưởng Lê Minh Ngân và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ và lãnh...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Long An hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Nhiều giải pháp thiết thực đã được tỉnh Long An triển khai thực hiện nhằm nâng cao chỉ số xanh cấp tỉnh. ...

Món ăn ‘tinh thần’ không thể thiếu

(CLO) Tết Nguyên Đán được xem là lễ hội ý nghĩa nhất trong văn hóa của người Việt Nam, trong rất nhiều hoạt động văn hóa ngày Tết, việc cho tặng, biếu và đọc báo ngày Tết cũng dần trở thành nét đẹp đầu năm, nhắc nhở chúng ta về giá...

Ý đưa người di cư tới Albania theo kế hoạch gây tranh cãi

(CLO) Một tàu hải quân Ý đã chở 49 người di cư được cứu trên vùng biển quốc tế tới Albania vào thứ Ba. Đây là một nỗ lực mới của Ý nhằm thực hiện kế hoạch vốn đang gây tranh cãi là đưa người di cư đến quốc gia láng...

Khoảnh khắc ôtô lao xuống mương khiến 7 người tử vong

(NLĐO)- Từ camera an ninh cho thấy, ôtô 7 chỗ đi bên phải đường tông vào một đoạn lan can rồi lao xuống mương nước lật nghiêng khiến 7 người tử vong ...

Cùng chuyên mục

Cơ hội lịch sử của ngành du lịch

Năm 2025, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 120-130 triệu lượt khách nội địa; ...

Bản tin Mặt trận sáng 4/2

Bản tin Mặt trận sáng 4/2 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Đồng lòng, quyết tâm hoàn thành xuất sắc công tác Mặt trận năm 2025; Cơ quan UBTƯ MTTQ Việt Nam dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh… ...

Hôm nay 4-2, thời tiết TP HCM diễn biến ra sao?

(NLĐO) - Theo Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ, hôm nay, thời tiết TP HCM sẽ tiếp tục có nắng và chỉ số UV ở mức gây hại rất cao ...

Canada và Mexico đồng ý nhượng bộ, được ông Trump tạm dừng áp thuế

(CLO) Vào thứ Hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạm dừng kế hoạch áp thuế cao đối với Mexico và Canada trong 30 ngày để đổi lấy những nhượng bộ về thực thi biên giới và tội phạm với hai quốc gia láng giềng. ...

Hành trình đến Mặt trăng qua góc nhìn tàu đổ bộ Blue Ghost

(CLO) Tàu đổ bộ Blue Ghost của Firefly Aerospace vừa ghi lại những hình ảnh đầu tiên về Mặt trăng. Hai bức ảnh do Firefly đăng tải trên mạng xã hội X cho thấy góc nhìn từ tầng trên của tàu đổ bộ cao 2 mét, cùng với hình ảnh chụp...

Mới nhất

Nga và các chính sách của Mỹ đang “cổ vũ” châu Âu đi trên con đường độc lập hơn

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 3/2 cho biết, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và các chính sách của người đồng cấp Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy châu Âu tự chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với an ninh kinh tế và quốc phòng của mình.

Ông Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3.2 tạm hoãn áp thuế cao đối với Mexico và Canada trong 30 ngày, nhưng vẫn giữ...

Thế hệ trẻ cần sẵn sàng thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi trong thời đại số

Thế hệ trẻ hiện nay có tư duy cởi mở, sẵn sàng thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi. Họ không ngại phá vỡ quy tắc cũ để tạo ra cái mới. Đó chính là tiền đề cho những sáng tạo, thể nghiệm mới của những người trẻ.

Bản tin Mặt trận sáng 4/2

Bản tin Mặt trận sáng 4/2 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Đồng lòng, quyết tâm hoàn thành xuất sắc công tác Mặt trận năm 2025; Cơ quan UBTƯ MTTQ Việt Nam dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh… ...

Mới nhất