Trang chủNewsThế giớiHành trình Mỹ trở thành đồng minh thân thiết nhất của Israel

Hành trình Mỹ trở thành đồng minh thân thiết nhất của Israel


Hành trình Mỹ trở thành đồng minh thân thiết nhất của Israel - 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chào đón khi đến thăm Israel tại Tel Aviv vào ngày 18/10 (Ảnh: Reuters).

Ông Biden, người từng chỉ trích chính phủ cánh hữu của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, khẳng định: “Chúng tôi sát cánh cùng Israel… Và chúng tôi sẽ đảm bảo rằng Israel có những gì họ cần để chăm sóc công dân của mình, tự bảo vệ mình và đáp trả cuộc tấn công này.”

Trong khi xuất hiện cùng ông Netanyahu, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đã nói: “Các bạn có thể đủ mạnh mẽ để tự bảo vệ mình, nhưng miễn là nước Mỹ còn tồn tại, các bạn sẽ không bao giờ phải làm vậy. Chúng tôi sẽ luôn ở bên cạnh bạn”.

Bất chấp một số bất đồng chính sách trong quá khứ, Mỹ đến nay vẫn tiếp tục viện trợ vô điều kiện cho Israel, với tổng giá trị 158 tỷ USD (chưa điều chỉnh theo lạm phát) kể từ Thế chiến thứ 2 – lớn hơn các khoản viện trợ Mỹ từng dành cho các nước khác.

Lược sử quan hệ Mỹ – Israel

Mỹ có lập trường ủng hộ thành lập nhà nước Do Thái sau Thế chiến thứ 2 nhưng quan hệ song phương không có gì đáng chú ý trong những thập niên đầu. Mối quan hệ này chỉ thực sự bắt đầu phát triển sau năm 1967, thời điểm Israel một mình đánh bại liên minh các nước Ả-rập mà chỉ chịu thương vong tương đối thấp.

Trước cuộc chiến ấy, Mỹ luôn lo ngại về ảnh hưởng của Liên Xô trong khu vực, cũng như về việc xung đột leo thang và biến thành cuộc chiến ủy nhiệm. Nhưng Israel đã sớm chấm dứt giao tranh, từ đó trở thành đồng minh hấp dẫn trong mắt Mỹ, trong bối cảnh Washington đang bận tâm đến các vấn đề khác và không đủ khả năng can dự quân sự tại Trung Đông.

“Điều quan trọng của cuộc chiến năm 1967 là việc Israel đã đánh bại quân Ả-rập trong 6 ngày mà hoàn toàn không có sự trợ giúp quân sự từ Mỹ”, Giáo sư lịch sử Joel Beinin tại Đại học Stanford, cho biết. “Điều đó cho Mỹ thấy “những người này rất giỏi. Hãy kết nối với họ. Và rồi mọi việc phát triển dần dần theo thời gian”.

Hành trình Mỹ trở thành đồng minh thân thiết nhất của Israel - 2

Thanh niên Gaza tập trung quanh cục ắc-quy lớn để sạc điện thoại trong bối cảnh Israel đã cắt điện, nước và nhiên liệu vào khu vực này (Ảnh: New York Times).

Lúc đầu, Mỹ chủ yếu tặng nhưng cũng bán vũ khí cho Israel, cũng như cho phép nước này vay hỗ trợ phát triển từ các ngân hàng Mỹ với lãi suất thấp hơn thị trường. Trong những năm 1980 và 1990, Mỹ và Israel bắt đầu hợp tác nghiên cứu, phát triển và sản xuất vũ khí.

Tới năm 1999, khi cựu Tổng thống Bill Clinton bắt đầu thúc đẩy hòa bình lâu dài giữa Israel và các nước láng giềng Ả-rập, Mỹ đã ký bản ghi nhớ đầu tiên trong số 3 bản ghi nhớ có thời hạn 10 năm cam kết cung cấp hàng tỷ USD viện trợ quân sự hàng năm.

Theo tiến sĩ Olivia Sohns, từng là phó giáo sư Lịch sử thuộc Đại học Trung Florida, sau vụ khủng bố 11/9/2001 và sự gia tăng bất ổn tại Trung Đông sau đó, chuyên môn của Israel trong lĩnh vực chống khủng bố và an ninh nội địa đã làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác chiến lược quân sự Mỹ – Israel.

Hiện tại, Israel nhận được 3,8 tỷ USD viện trợ quân sự hàng năm từ Mỹ theo bản ghi nhớ được ký vào năm 2019. Con số này chiếm khoảng 16% tổng ngân sách quân sự của Israel vào năm 2022 – một tỷ lệ đáng kể nhưng không lớn như trong quá khứ.

Giáo sư Beinin cho biết năng lực sản xuất của Israel hiện phát triển đến mức có rất ít vũ khí nước này không thể tự sản xuất mà không cần trợ giúp từ Mỹ. Ngoại lệ có thể là tiêm kích F-16 và F-35, nhưng ngay cả các bộ phận của các loại máy bay này hiện cũng được sản xuất tại Israel.

Điều này khiến Israel trở thành nước xuất khẩu quân sự lớn thứ 10 trên thế giới và cũng khiến Mỹ phải phụ thuộc ngược vào Israel.

Vì sao Mỹ tin rằng Israel gắn chặt với lợi ích của mình?

Các quan chức Mỹ từ lâu đã khẳng định rằng quan hệ Mỹ – Israel sẽ là lực lượng ổn định tình hình ở Trung Đông, giúp ngăn chặn tình trạng bất ổn có thể đe dọa khả năng tiếp cận nguồn cung dầu mỏ của mình trong khu vực.

Ban đầu, Israel đóng vai trò là lực lượng đối trọng với ảnh hưởng của Liên Xô, nhưng lối suy nghĩ này vẫn tồn tại sau Chiến tranh Lạnh. Nó càng trở nên phổ biến hơn sau vụ 11/9, khi người ta phát hiện ra rằng một số thủ phạm của vụ tấn công là công dân Ả-rập Xê-út, quốc gia mà Mỹ cũng coi là đồng minh quan trọng tại Trung Đông.

Hành trình Mỹ trở thành đồng minh thân thiết nhất của Israel - 3

Xe tăng và quân đội Israel di chuyển gần biên giới với Gaza vào ngày 28/10 (Ảnh: Getty).

Từ đó, Mỹ đã nghiêng nhiều hơn vào Israel vì cho rằng giữa 2 bên chia sẻ nhiều giá trị và lợi ích chung hơn, như cam kết chung về dân chủ. Dù vậy, kế hoạch cải tổ cơ quan tư pháp gần đây của Thủ tướng Netanyahu – được cho là sẽ siết quyền lực của tòa án – đã làm dấy lên hoài nghi về cam kết dân chủ.

“Đó không chỉ là cam kết đạo đức lâu dài mà là cam kết chiến lược”, ông Biden – khi ấy là Phó Tổng thống – nói vào năm 2013. “Một nước Israel độc lập, an toàn trong biên giới của mình và được thế giới công nhận sẽ phù hợp với lợi ích chiến lược thực tế của Mỹ. Tôi từng nói là… nếu không có Israel, chúng ta sẽ phải xây dựng nên một nước như vậy”.

Gần đây, Israel đã trở thành trụ cột chính trong mục tiêu của Mỹ nhằm tạo ra một “Trung Đông hội nhập, thịnh vượng và an toàn”, trong bối cảnh nước này muốn chuyển trọng tâm sang các khu vực khác trên thế giới.

Chính quyền ông Trump đã góp phần thúc đẩy các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel và một số nước láng giềng có đa số người Hồi giáo như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain và Morocco.

Giới chuyên gia cho rằng cuộc tấn công của Hamas nhằm làm đổ bể các cuộc đàm phán do chính quyền ông Biden làm trung gian nhằm bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Ả-rập Xê-út để 2 nước này có thể thành lập mặt trận thống nhất chống lại Iran, nước hậu thuẫn Hamas.

Tuy nhiên, cuộc chiến ở Gaza có thể đe dọa vị thế của Israel trong việc đóng vai trò là phương tiện giúp Mỹ kiến tạo hòa bình trong khu vực.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Ngày 26/7, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tươi cười chào đón Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai bên sau gần 4 năm "lạnh nhạt".

Liên tiếp nhận viện trợ quân sự “khủng” từ Washington, Israel đang sử dụng vũ khí Mỹ như thế nào tại Dải Gaza?

Với cường độ tấn công như hiện nay, kho dự trữ đạn dược và tên lửa cho hệ thống phòng không của Israel sẽ cần liên tục được bổ sung. Và điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ lâu dài của Mỹ.

Tổng thống Joe Biden lý giải nguyên nhân khiến Hamas tấn công Israel

Phát biểu tại một buổi gây quỹ tranh cử tại Washington hôm 20/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng cuộc tấn công hôm 7/10 của phong trào Hồi giáo Hamas vào lãnh thổ Israel khiến trên 1.400 người thiệt mạng là nhằm cản trở bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia.

Israel mở rộng tấn công sang Syria, Nga nêu giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine, Ngoại trưởng Mỹ tới Israel

Czech triệu Đại sứ Nga về vụ tấn công vào Kharkov, Công dân Trung Quốc thiệt mạng ở Israel, Nga-Ấn Độ chuẩn bị gặp thượng đỉnh… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Flamingo Holdings hợp tác, cho chuyên gia nước ngoài thuê lưu trú ở Ba Sao

(Dân trí) - Flamingo Holdings vừa ký hợp tác cùng một tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới để cung cấp nhà ở cho hàng trăm chuyên gia tại Flamingo Golden Hill - Ba Sao, Hà Nam. Chủ đầu tư Flamingo Holdings đã ký kết hợp tác cùng một tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới có cơ sở sản xuất tại Hà Nam. Theo thỏa thuận, Flamingo sẽ cho đơn vị này thuê các villashop tại khu...

Xác minh tài xế ô tô chở đoàn du khách trên thùng xe đi ngắm hoa mận

(Dân trí) - Lực lượng chức năng thị xã Mộc Châu (Sơn La) vừa mời tài xế ô tô có hành vi chở đoàn du khách trên thùng xe tải lên làm việc. Chiều 10/2, Đội CSGT, Công an thị xã Mộc Châu (tỉnh Sơn La) cho biết, đã mời tài xế H.A.P. (SN 1997, ở thị xã Mộc Châu) lên cơ quan công an để làm việc, do có hành vi sử dụng ô tô chở đoàn du khách...

Loạt trường top đầu dùng kết quả kỳ thi đại học lớn nhất nước

(Dân trí) - 100 trường đại học và cao đẳng trong cả nước sử dụng kỳ kết quả của kỳ thi đại học này để xét tuyển trong năm 2025. Ngày 10/2, thông tin từ Đại học Quốc gia TPHCM, năm 2025, có 100 trường đại học và cao đẳng trong cả nước sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của đơn vị này để xét tuyển đầu vào.Trong danh sách này, có 91 trường đại học...

Phó Chủ tịch Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên làm Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ

(Dân trí) - Ông Trương Cảnh Tuyên (56 tuổi), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang được điều động, chỉ định làm Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ. Ngày 10/2, tại Thành ủy Cần Thơ đã diễn ra hội nghị công tác cán bộ, triển khai quyết định của Ban Bí thư.Theo đó, tại Hội nghị, đại diện Ban Tổ chức Trung ương đã công bố quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc...

Những điểm chụp hoa đẹp ở Mộc Châu

Thung lũng Nà KaNà Ka là thung lũng hoa được nhiều người săn đón khi đến Mộc Châu. Thung lũng Nà Ka thuộc tiểu khu Pa Khen, thị trấn nông trường Mộc Châu. Khách thường đến khám phá thung lũng này là từ tháng 11 Âm lịch, thời điểm đông nhất là mùa hoa mận sau Tết Âm lịch.Từ tháng 11 Âm lịch, nhiều chủ vườn ở thung lũng mận Nà Ka đã cho hoa nở sớm để hút...

Bài đọc nhiều

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời bàn họp tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ), các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.

Từ ngày “có ông Trump”…

Nga tiến công cầm chừng, Ukraine "gật gù' với đàm phán và nghĩ tới một ngày đối thoại với Tổng thống Putin, gạt bỏ đi những hận thù để hướng đến hòa bình... đó là những điều khó có thể nghĩ đến nếu như 'ông Trump không đến'.

Ông Trump có thể gặp ông Zelensky vào tuần tới, Ukraine sẵn sàng

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông có thể sẽ gặp người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky vào tuần tới để thảo luận về cuộc xung đột tại Kyiv. ...

Israel thả 183 tù nhân Palestine, Hamas ‘phàn nàn’ về tiến độ cứu trợ

Israel ngày 8/2 đã thả 183 tù nhân Palestine trong đợt trao đổi tù nhân lấy con tin lần thứ 5 thông qua Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế.

Ba nước Baltic ngắt kết nối điện với Nga, hòa lưới điện EU

Ba nước Baltic gồm Latvia, Lithuania và Estonia đã ngắt kết nối với lưới điện của Nga trong ngày 8.2 trong động thái được lên kế hoạch trước để chuẩn bị hòa lưới điện của Liên minh châu Âu (EU). ...

Cùng chuyên mục

Nga nêu điều kiện ký thỏa thuận với Ukraine, Israel không kích Hezbollah, Moscow tiết lộ về điện đàm Nga-Mỹ

Chính sách kinh tế của Tổng thống Trump khiến Mỹ bị cô lập, EU âm mưu bắt giữ tàu chở dầu Nga, Hàn-Mỹ tập trận bắn đạn thật quy mô lớn, Tổng thống Romania từ chức trước bầu cử, Tổng thống Colombia cải tổ nội các… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Để ngoại giao thành phố trở thành công cụ đắc lực cho nền y tế toàn cầu

Sự kết nối giữa các thành phố đang ngày càng rộng mở hơn và cần trở thành trọng tâm trong ngoại giao y tế toàn cầu.

Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 7/2 đã diễn ra một cách "ấm áp". Kết quả là Tokyo đã tránh được "mức thuế chết người" mà ông Trump áp đặt đối với các đồng minh khác của Mỹ, ít nhất là trong ngắn hạn.

Mới nhất

Trao quyết định 12 nhân sự mới trong Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội

Chiều 10/2, Đảng ủy Quốc hội đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về phân công, điều động, bổ nhiệm lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc Đảng ủy Quốc hội. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã trao quyết định về phân công, điều động,...

Doanh nghiệp Việt Nam cần thích ứng trước trở ngại thị trường

Những thách thức từ chính sách thương mại quốc tế là thời điểm để doanh nghiệp Việt Nam có chiến lược kinh doanh linh hoạt, thích ứng trước trở ngại thị trường. Cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tái cơ cấu sản xuất Trước những căng thẳng của thương mại toàn...

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 11/2/2025 giữ đà tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai 11/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 11/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 11/2/2025 duy trì mức tăng và ổn định...

Dự báo diễn biến giá năm 2025, tiêu Việt đặt kỳ vọng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 11/2/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Giá vàng ‘bốc đầu’ tăng, sợ hãi khi Tổng thống Mỹ Trump dọa áp thuế ‘có đi có lại’, vàng nhẫn nhảy vọt

Giá vàng hôm nay 11/2/2025, Giá vàng tăng mạnh, sẽ duy trì xu hướng đi lên khi các mối đe dọa về chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây ra nỗi sợ hãi và bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu. Có thể chứng kiến hoạt động chốt lời ngay lập tức. Giá vàng nhẫn nhảy vọt.

Mới nhất