Trang chủNewsThời sựNhững chuyến thăm khai phá tiềm năng

Những chuyến thăm khai phá tiềm năng


Cùng diễn ra trong hai ngày 25-26/10, các chuyến thăm chính thức Việt Nam của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Parnpree Badiddha – Nukara và Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Gabrielius Landsbergis theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, được lấp đầy bởi những cam kết và thỏa thuận hợp tác tốt đẹp.

Ông Parnpree Badiddha – Nukara chọn Việt Nam là nước ASEAN đầu tiên sang thăm chính thức kể từ khi nhậm chức Ngoại trưởng đầu tháng Chín. Ông Gabrielius Landsbergis là Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania đầu tiên thăm Việt Nam kể từ hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992.

Ngoài yếu tố “đầu tiên” cho thấy các nước này coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam còn có một sự trùng hợp thú vị về thời điểm khi cả hai ông đều thăm Việt Nam từ ngày 25-26/10 và cùng có bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn Bộ trưởng OECD-Đông Nam Á năm 2023 với chủ đề “Đầu tư bền vững và chất lượng: Động lực mới cho quan hệ đối tác OECD-Đông Nam Á”.

Điều này cũng có nghĩa là Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Bùi Thanh Sơn có hai ngày bận rộn khi đón tiếp cùng lúc hai vị khách từ hai châu lục khác nhau.

Người bạn thân thiết, đối tác quan trọng hàng đầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Parnpree Bahiddha-Nukara. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Parnpree Bahiddha-Nukara. (Nguồn: TTXVN)

Chuyến thăm Việt Nam của ông Parnpree Badiddha-Nukara diễn ra không lâu sau khi ông được Nhà vua Thái Lan phê chuẩn vào vị trí Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao.

Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành khi trả lời phỏng vấn của TG&VN nhấn mạnh “ý nghĩa hết sức quan trọng và đặc biệt” khi đây là chuyến thăm đầu tiên của đại diện cấp cao trong Chính phủ mới của Thái Lan đến Việt Nam trong dịp hai nước kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược (2013-2023).

Chuyến thăm tiếp tục khẳng định sự cam kết, quyết tâm của cả hai bên trong việc thực hiện Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam-Thái Lan giai đoạn 2022-2027 và phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa hai nước trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Tại các cuộc tiếp và hội đàm với vị khách đến từ đất nước nụ cười, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung và Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đều hoan nghênh ông Parnpree đã chọn Việt Nam là nước đến thăm đầu tiên trên cương vị mới và đánh giá chuyến thăm lần này sẽ góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Thái Lan.

Trao đổi về hợp tác song phương, hai bên bày tỏ vui mừng chứng kiến hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước ngày phát triển sâu rộng, thực chất trên cơ sở tôn trọng, tin cậy lẫn nhau và cùng có lợi; trên cơ sở đó nhất trí tiến tới đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai nước tiếp tục thúc đẩy và đưa quan hệ lên tầm cao mới; tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp trên cả kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội; triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, đặc biệt là cơ chế họp Nội các chung do hai Thủ tướng chủ trì.

Đánh giá cao việc Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ chín tại Việt Nam, Thủ tướng đề nghị hai bên phối hợp, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt mục tiêu 25 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn.

Đề cập việc Thái Lan tạo điều kiện để thành lập Phố Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam tại tỉnh Udon Thani, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên tiếp tục hợp tác để bảo tồn và phát huy giá trị các Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và các ngôi chùa Việt tại Thái Lan; hỗ trợ các chương trình giảng dạy tiếng Thái và tiếng Việt tại mỗi nước; khuyến khích xây dựng quan hệ hợp tác, kết nghĩa giữa các địa phương hai nước, tạo nền tảng vững chắc thúc đẩy giao lưu nhân dân và kết nối doanh nghiệp.

Việt Nam, Thái Lan và Lithuania: Những chuyến thăm khai phá tiềm năng
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đón, hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Parnpree Bahiddha-Nukara. (Ảnh: Tuấn Anh)

Bày tỏ vui mừng lần đầu đến thăm chính thức Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Parnpree Badiddha-Nukara khẳng định Việt Nam là người bạn thân thiết và là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Thái Lan ở khu vực. Đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Thái Lan cho rằng hai nền kinh tế còn nhiều tiềm năng và dư địa để tăng cường hợp tác.

Bày tỏ mong muốn triển khai hiệu quả chiến lược “Ba kết nối” giữa hai nước, ông Parnpree Badiddha – Nukara nhất trí tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và triển khai các cơ chế hợp tác song phương quan trọng, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác về chính trị, kinh tế, du lịch, kết nối cả hàng không và đường bộ, giao lưu văn hóa, nhân dân…

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Parnpree Badiddha – Nukara cho biết, các doanh nghiệp Thái Lan tin tưởng vào tiềm năng, môi trường đầu tư và mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam; đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục hỗ trợ nhà đầu tư Thái Lan trong triển khai các dự án tại một số địa phương của Việt Nam, trong đó có các dự án năng lượng. Chính phủ Thái Lan sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư tại Thái Lan.

Về hợp tác khu vực và quốc tế, hai bên khẳng định phối hợp chặt chẽ với nhau tại các cơ chế đa phương và khu vực; phối hợp với các nước ASEAN khác nhằm củng cố đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN; tăng cường hợp tác phát triển tiểu vùng Mekong, quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong; khẳng định tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải và hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Dấu mốc quan trọng tạo xung lực mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Lithuania Gabrielius Landsbergis. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Lithuania Gabrielius Landsbergis. (Nguồn: TTXVN)

Rõ ràng sự hiện diện của Bộ trưởng Ngoại giao Gabrielius Landsbergis tại Hà Nội là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Lithuania, như khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong cuộc tiếp chiều 25/10. Tại cuộc hội đàm cùng ngày, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá chuyến thăm chắc chắn tạo xung lực mới tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam với đối tác bạn bè truyền thống tại Trung Đông Âu.

Đến từ quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu (Lithuania chính thức xuất hiện trong lịch sử từ năm 1009), vị Bộ trưởng bày tỏ ấn tượng và đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, vai trò và vị thế ngày càng quan trọng của Việt Nam tại khu vực và trên thế giới. Lithuania luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam, đối tác ưu tiên tại Đông Nam Á.

Đối với nhiều người Việt Nam, Lithuania không phải là một cái tên quen thuộc như một điểm đến du lịch hay du học phổ biến. Quốc gia nhỏ bé (diện tích chỉ 65.301 km2 và dân số khoảng 3,3 triệu người) song phải khiến bất cứ ai cũng phải “ngước nhìn” với rất nhiều thành công trong quá trình hội nhập, chuyển đổi kinh tế, dịch vụ công, ứng dụng công nghệ và nghiên cứu ứng dụng năng lượng tái tạo.

Hai nước có nhiều tiềm năng trong việc thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực hai bên có thế mạnh. Trước hết có thể kể đến triển vọng tăng cường hợp tác trong giáo dục, vốn đã được xây dựng từ thời Liên Xô (cũ). Việc tăng cường hợp tác giáo dục
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Gabrielius Landsbergis, ngày 25/10 tại Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh)

Như “bật mí” của Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan kiêm nhiệm Lithuania Nguyễn Hùng, vùng đất được mệnh danh là “quốc gia khởi nghiệp” tại châu Âu xếp thứ bảy về tiêu chuẩn chính phủ điện tử tại “lục địa già” và các công ty công nghệ thu được khoảng 99% doanh thu từ nước ngoài, đóng góp quan trọng nhất vào GDP.

Bất ngờ hơn, Lithuania đang xây dựng một khuôn viên công nghệ lớn hàng đầu châu Âu tại thủ đô Vilnius, hướng tới trở thành thủ đô công nghệ mới của vùng Baltic, trị giá 100 triệu Euro, trải rộng 55.000 m2 và thu hút 5.000 nhân viên. Hiện Lithuania có hơn 600 chương trình học được giảng dạy bằng tiếng Anh theo tiêu chuẩn châu Âu, các cơ sở giáo dục đại học lâu đời, chương trình liên tục đổi mới với giá cả phải chăng…

Chính vì thế, dễ hiểu vì sao các nội dung hợp tác về công nghệ cao, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, giáo dục – đào tạo cùng với nông nghiệp, văn hóa – du lịch… được nhấn mạnh trong các cuộc gặp. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Lithuania đánh giá đất nước hình chữ S là một trong những thị trường tiềm năng tại Đông Nam Á; đề nghị tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các mặt hàng nông nghiệp của Lithuania như thịt bò, gia cầm, trứng, phân bón… vào thị trường Việt Nam.

Để tạo chất xúc tác cho các hoạt động hợp tác sâu hơn, hai Bộ trưởng nhất trí cần thúc đẩy sớm trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao, tiếp tục duy trì cơ chế tham vấn chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, phối hợp triển khai hiệu quả Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ vừa được ký kết trong chuyến thăm lần này.

Trên bình diện đa phương, hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, trong đó có Liên hợp quốc, ASEM và ASEAN-EU…

Với GDP 75,88 tỷ USD (2022), Lithuania – một thành viên của khu vực đồng tiền chung châu Âu, là nền kinh tế lớn nhất trong các nước Baltic. Đặc biệt, quốc gia nhỏ bé xinh đẹp này đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam-EU (EVFTA) và là một trong những quốc gia thành viên EU đầu tiên phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA).

Tại các cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đều bày tỏ sự ủng hộ của Lithuania và đề nghị thúc đẩy các nước thành viên còn lại của EU sớm thông qua EVIPA, cũng như đóng góp tiếng nói ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong quá trình thực hiện đầy đủ, nghiêm túc khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về phát triển nghề cá bền vững và thúc đẩy EC sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” (IUU) đối với hàng thủy sản Việt Nam.

* * *

Chuyến thăm “chào hỏi” quốc gia ASEAN láng giềng của ông Parnpree Badiddha – Nukara diễn ra chỉ gần hai tháng sau khi được bổ nhiệm cương vị mới (tháng 9/2023). Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Gabrielius Landsbergis diễn ra không lâu sau khi Lithuania “trình làng” Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (tháng 7/2023).

Trong bối cảnh đó, hai chuyến thăm chính thức diễn ra cùng một thời điểm cho thấy sự coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác hơn nữa với Việt Nam của quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á cũng như của quốc gia vùng Baltic.

Thông qua việc đón tiếp hai vị khách quý này, Việt Nam tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước, mở ra những xung lực và cơ hội mới để tranh thủ sự hỗ trợ và nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Diễn đàn Bộ trưởng OECD-Đông Nam Á lần thứ hai và các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 2023 diễn ra từ ngày 26-27/10 tại Hà Nội theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Việt Nam chủ trì tổ chức các hoạt động này với tư cách đồng Chủ tịch SEARP nhiệm kỳ 2022-2025. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì Diễn đàn Bộ trưởng OECD-Đông Nam Á.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị SOM trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Ngày 18/1, Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã diễn ra tại thành phố Langkawi, Malaysia nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) được tổ chức vào ngày 19/1. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Cùng vui ‘Tết sum vầy

Ngày 16/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn dự chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” với công nhân, người lao động TP Hải Phòng. Phát biểu tại chương trình, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn...

Tăng cường hợp tác văn hóa, thể thao, du lịch giữa Việt Nam- Thái Lan

(Tổ Quốc) - Chiều 3.1 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã có buổi làm việc với đoàn công tác do Cố vấn Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Dusit Manapan làm trưởng đoàn. Buổi làm việc nhằm trao đổi một số nội dung liên quan đến...

Ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh vai trò của ngoại giao kinh tế trong việc đạt mục tiêu năm 2030: Việt Nam là nước phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn....

Hội nghị tổng kết, kiểm điểm, đánh giá công tác của Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao năm 2024

Vào ngày 28 và 30/12, Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị tổng kết, kiểm điểm và đánh giá đối với tập thể và cá nhân thành viên Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao năm 2024.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đối thoại là giải pháp khả thi duy nhất cho xung đột Nga-Ukraine

Trung Quốc ca ngợi cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, nhấn mạnh tầm quan trọng của một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine.

Thị trường điều chỉnh không đồng nhất, nông dân Tây Nguyên phấn khởi kỳ vọng vụ mùa bội thu

Giá tiêu hôm nay 14/2/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.500 – 162.000 đồng/kg.

Tổng thống Mỹ điện đàm với Tổng thống Nga và Ukraine, nói sẽ gặp ông Putin tại Saudi Arabia và có lệnh ngừng bắn...

Trung Quốc chỉ trích tư duy “tổng bằng không” của Washington, Australia phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, NATO bất ngờ về thay đổi chính sách của Mỹ trong vấn đề Ukraine, Ấn Độ cáo buộc Pakistan vi phạm lệnh ngừng bắn…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Phát động Cuộc thi báo chí viết về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại

Sáng 13/2, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu Cuộc thi báo chí viết về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại với chủ đề “Vững bước dưới cờ Đảng”. Cuộc thi do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phát động và chỉ đạo, Báo Quân đội nhân dân là cơ quan tổ chức.

Cảnh báo cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và châu Âu, Đức ra tuyên bố gắt

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-châu Âu "sẽ trở nên tồi tệ hơn" khi Washington tiếp tục gia tăng áp thuế đối với Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia khác.

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...
00:02:13

Du lịch – Điện ảnh bắt tay cùng phát triển

Quảng bá du lịch thông qua điện ảnh là điều không mới trên thế giới. Sự kết hợp này thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực về lợi nhuận từ chiếu phim, góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia, văn hóa của nhiều đất nước. Ở Việt Nam, đây còn là lĩnh vực khá mới mẻ, tiềm năng nhiều và việc khai thác vẫn đang ở những bước đầu tiên. Do đó, đòi hỏi cần sớm...

79 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Giữ vững lời thề lịch sử

Đội tiêu binh danh dự duyệt đội ngũ qua trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN) Bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện mạnh mẽ khát vọng của Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc và ý chí “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.” Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh...

50 năm ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam

Tối 10/6, tại Di tích Lịch sử Quốc gia Trụ sở Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ra mắt Trụ sở (6/6/1973-6/6/2023). Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Trị, các địa phương và hàng ngàn người dân...

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2, miền Bắc sẽ có nhiều biến động, với mưa phùn và sương mù kéo dài do ảnh hưởng của áp...

Cùng chuyên mục

Tác động của dự án đường sắt kết nối Việt Nam

(NLĐO)- Việt Nam đã có quy định đơn giản hóa quy trình thủ tục đầu tư theo hướng thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lâu dài ...

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc xem xét, thông qua luật trong một kỳ họp

Nhiều đại biểu đề nghị xem lại việc định hướng các dự án luật, nghị quyết về nguyên tắc sẽ được xem xét, thông qua trong một kỳ họp. Thực tế nhiều dự án luật khi trình Quốc hội vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. ...

Công an khẳng định clip bị móc túi ở bệnh viện là tạo dựng, sẽ xử lý người trục lợi

Tại cơ quan công an, Hồ Thị Xuân khai nhận thông tin bị 2 người móc túi tại cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 như trong clip gây xôn xao mạng xã hội những ngày qua là không đúng sự thật. Hôm nay (13/2), tổ công tác của Công quận 1, TPHCM phối hợp cùng Công an xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk tiến hành mời làm việc với Hồ Thị Xuân (38 tuổi, ngụ Tổ dân...

Cháy gara ô tô ở Hà Nội

Một gara ô tô nằm trong ngõ 543 đường Giải Phóng (Hà Nội) bất ngờ bốc cháy, người dân đã tìm cách dập lửa nhưng bất thành. Theo thông tin ban đầu, tối 13/2, một vụ cháy xảy ra tại gara ô tô nằm trong ngõ 543 đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Người dân chứng kiến sự việc cho biết, khoảng 19h, họ phát hiện khói, lửa bốc ra từ cơ sở sửa chữa ô tô. Người dân nhanh...

Việt Nam lên tiếng trước những động thái “nóng” của Mỹ

Kinhtedothi - Trước loạt chính sách "gây chấn động" từ Mỹ, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bảo vệ lợi ích song phương và thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước. Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra chiều ngày 13/2, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của các phóng viên liên quan đến những vấn đề đối ngoại...

Mới nhất

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc xem xét, thông qua luật trong một kỳ họp

Nhiều đại biểu đề nghị xem lại việc định hướng các dự án luật, nghị quyết về nguyên tắc sẽ được xem xét, thông qua trong một kỳ họp. Thực tế nhiều dự án luật khi trình Quốc hội vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. ...

Công an khẳng định clip bị móc túi ở bệnh viện là tạo dựng, sẽ xử lý người trục lợi

Tại cơ quan công an, Hồ Thị Xuân khai nhận thông tin bị 2 người móc túi tại cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 như trong clip gây xôn xao mạng xã hội những ngày qua là không đúng sự thật. Hôm nay (13/2), tổ công tác của Công quận 1, TPHCM phối hợp cùng Công an xã Ea Ô,...

Đề xuất áp dụng mô hình trường THCS trong Trường THPT chuyên Chu Văn An

Đây là chia sẻ của ông Trần Thế Cương, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tại lễ công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An sáng 13-2. ...

Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của...

(MPI) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12/8/2023. ...

Độc dịp Valentine: nhẫn chỉ mua 1 lần, uống trà sữa được tặng sổ chứng nhận tình yêu

Không chỉ 'đua' tung khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn dành cho các cặp đôi dịp Valentine, nhiều thương hiệu năm nay còn sáng tạo những ý tưởng kinh doanh độc đáo, mang đến trải nghiệm bất ngờ cho khách hàng. ...

Mới nhất