Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCó cần chi 400 tỷ giao Bộ Giáo dục làm sách giáo...

Có cần chi 400 tỷ giao Bộ Giáo dục làm sách giáo khoa?


Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nói chi 400 tỷ giao Bộ Giáo dục làm một bộ sách vừa lãng phí vừa không phù hợp về pháp lý, đề nghị đánh giá tác động trước khi quyết định việc này.

Tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội chiều 24/10, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, đại biểu quốc hội Đà Nẵng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, băn khoăn về căn cứ khoa học, pháp lý và thực tiễn của đề xuất nghiên cứu giao Bộ Giáo dục và Đào tạo làm một bộ sách giáo khoa. Đề xuất này được nêu trong báo cáo của Đoàn giám sát quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở phổ thông hồi tháng 8.

Bà Thúy dẫn văn bản sau đó của Văn phòng Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về chính sách của các nước về sách giáo khoa, tỷ lệ quốc gia ở châu Âu, Đông Nam Á mà nhà nước không chủ trì biên soạn sách hay số quốc gia mà sách giáo khoa toàn bộ do tư nhân biên soạn.

“Không hiểu vì sao Đoàn giám sát có thể đưa ra một kết luận quan trọng như vậy về sách giáo khoa khi chưa có và chưa hề nghiên cứu về chính sách sách giáo khoa của các nước”, bà Thúy đặt vấn đề.

Ngoài ra, Nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.

Đại biểu Thúy cho rằng việc này sau đó không thực hiện được do không huy động đủ tác giả. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo biên soạn sách theo hướng xã hội hóa, không sử dụng ngân sách nhà nước và trả lại cho Ngân hàng Thế giới khoản tiền vay 16 triệu USD (khoảng 400 tỷ đồng).

Qua xem xét báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2020, Quốc hội ban hành Nghị quyết 122. Theo đó, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một bộ sách được thẩm định, phê duyệt thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó.

Do đó, bà Thúy cho rằng nếu Quốc hội lại yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn thêm một bộ sách thì vừa gây lãng phí vừa không phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Bà lo ngại việc này làm nhà đầu tư giảm niềm tin vào chính sách của Nhà nước.

Về thực tế, bà nói ngay năm đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình (2020), ba nhà xuất bản và nhiều công ty sách tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành sách giáo khoa, với số tiền trên 1.200 tỷ đồng.

Bà Thúy đặt câu hỏi có cần thiết chi 400 tỷ đồng từ ngân sách để làm thêm một bộ sách. Ngoài ra, bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo có khiến trở lại độc quyền như trước và xóa bỏ xã hội hóa hay không.

“Việc quyết định giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách là sự thay đổi chính sách giữa chừng rất lớn”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nói, cho rằng việc này không nhận được sự đồng tình của chuyên gia, giáo viên và người dân. Bà đề xuất sau năm học 2024-2025, khi việc thay sách hoàn thành ở tất cả khối lớp sẽ tổng kết, đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình.

“Lúc bấy giờ điều chỉnh sẽ phù hợp và thuyết phục hơn”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội nói.





Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy. Ảnh: Media Quốc hội

Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy. Ảnh: Media Quốc hội

Đề xuất nghiên cứu giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa đã được thảo luận nhiều lần và gây ý kiến trái chiều.

Tại phiên giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông chiều 14/8, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói Nhà nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc. Đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn sách giáo khoa là học liệu để hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình. Do đó, ông cho rằng việc Bộ biên soạn sách không chỉ ảnh hưởng tới chủ trương xã hội hóa mà còn có thể tác động tới tinh thần đổi mới mà ngành đang hướng tới.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đắc Vinh, chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cho rằng chương trình chỉ quy định khung kiến thức, còn nội dung kiến thức phổ thông cũng đặc biệt quan trọng, được thể hiện cụ thể ở sách giáo khoa.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng xã hội hóa nhưng vẫn phải bảo đảm nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Do đó, ông đề nghị Bộ này thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Nghị quyết 88 là biên soạn bộ sách giáo khoa của nhà nước.


Sơn Hà



Source link

Cùng chủ đề

Sửa quy định hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay đang trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung nghị định quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm. Bộ Giáo dục...

Những mong mỏi của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT năm 2025

(Dân trí) - "Năm 2024 ghi dấu sự quyết liệt trong chính sách đầu tư giáo dục, học phí, hỗ trợ nhà giáo. Tôi mong rằng những chính sách hiệu quả này tiếp tục được thực hiện trong năm 2025 và những năm tiếp theo". Trên đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn về những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong ngày đầu năm mới.Mong xã hội thấu hiểu, chia sẻ với...

Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát quy định dạy thêm

Nhận thấy quy định mới về dạy thêm, học thêm còn nhiều ý kiến băn khoăn, Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát, nắm bắt các ý kiến để có điều chỉnh phù hợp. Nội dung trên nằm trong văn bản của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ GD&ĐT, ngày 22/1. Theo Văn phòng Chính phủ, Thông tư 29/2024 quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT dù nhận được nhiều sự đồng tình song vẫn còn...

Để phụ huynh không bức xúc vì chủ trương nhiều bộ sách giáo khoa

Sau phần trả lời của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên về việc chỉ nên có một bộ sách giáo khoa thống nhất, chuyện sách giáo khoa 'nóng' trở lại với đủ...

Khởi động kỳ thi riêng

Năm 2025, kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội đã mở màn cho các kỳ thi riêng do các cơ sở giáo dục ĐH tổ chức. Khoảng 14.000 thí sinh đã tham dự kỳ thi đợt 1 trong 2 ngày 18 và 19/1. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Nhặt được ví tiền, học sinh ở Bình Định trả lại cho người đánh rơi

Khi đi xem pháo hoa trong đêm giao thừa, em Đinh Tấn Phát (học sinh lớp 8 ở Bình Định) đã nhặt được một ví tiền, liền mang đến công an phường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại. ...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Những trường hợp xe ô tô được miễn phí sử dụng đường bộ mới từ ngày 1/2/2024

Xin cho tôi hỏi các trường hợp nào xe ô tô được miễn phí sử dụng đường bộ mới từ ngày 1/2/2024? - Độc giả Đức Uy

Giao lưu trực tuyến: Lưu ý gì khi đăng ký tuyển sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10 ở TP.HCM?

Năm học 2024-2025, TP.HCM sẽ tuyển sinh đầu cấp lớp 1, lớp 6, lớp 10 hoàn toàn theo hình thức trực tuyến. Theo đó tất cả quận, huyện và TP Thủ Đức đều tuyển sinh lớp 1, lớp 6 thống nhất theo trang tuyển sinh của Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM. Việc đăng ký nguyện vọng tuyển sinh lớp 10 cũng...

Điểm chuẩn năm 2024 của Trường Đại học Ngân hàng TPHCM

Chiều ngày 17/8, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM công bố điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT năm 2024.Điểm chuẩn theo phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT năm 2024 vào Trường Đại học Ngân hàng TPHCM dao động từ 20,45 đến 26,36  tùy chương trình và tùy ngành. Ngành có điểm chuẩn cao nhất vào trường là ngành kinh doanh quốc tế chương trình chuẩn với 26,36 điểm. Cụ thể điểm chuẩn vào...

Cùng chuyên mục

Nhiều giáo viên đã nhận được tiền thưởng theo nghị định 73

Nhiều địa phương đã hoàn tất chi trả tiền thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước Tết, một số nơi như Hà Nội thực hiện sau Tết. Báo Tuổi Trẻ ngày 16 và 17-1 có bài viết "Giáo viên thắc thỏm chờ...

Công an xác minh, làm rõ tin đồn “thầy giáo THPT quan hệ bất chính khiến 1 nữ sinh mang thai”

Ngày 4/2, nguồn tin Dân Việt cho biết, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận đã có ý kiến phản hồi liên quan đến tin đồn thầy giáo đang dạy ở một ngôi trường THPT của huyện Tuy Phong bị tố có quan hệ bất chính khiến 1 nữ...

4 ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2025: Bắt đầu nhận đăng ký gian tư vấn

Từ sáng nay 4-2, ban tổ chức bắt đầu nhận đăng ký gian tư vấn của các đơn vị giáo dục tham gia bốn ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 tại TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ và Hà Nội. Bốn...

Hàng loạt lớp học thêm dừng hoạt động

TP - Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm có hiệu lực đã tác động đáng kể tới giáo viên và nhà trường. TP - Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm có hiệu lực đã tác động đáng kể tới giáo viên và nhà trường. Chuyển sang học trực tuyến Chị Nguyễn Thi Hương (Nam Định) cho biết, ngay trước khi nghỉ Tết nguyên đán, giáo viên dạy môn Toán của...

Năm 2025, sinh viên sư phạm được hỗ trợ sinh hoạt phí thế nào?

Theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học. Trong những mùa tuyển sinh trở lại đây,...

Mới nhất

Đòn bẩy kinh tế và quốc phòng cho “đối tác đáng tin cậy”

Hãng thông tấn PTI ngày 3/2 xác nhận Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ bắt đầu chuyến thăm Mỹ từ 12-13/2 để thảo luận sâu rộng với Tổng thống nước chủ nhà Donald Trump.

Đôi 9X tiết kiệm để khám phá thế giới

Cặp vợ chồng 9X Võ Thùy Linh (quê Nghệ An) - Trần Công Hiếu (Quảng Ninh) yêu nhau 15 năm, cùng nắm tay đi qua 36 quốc gia ở 5 châu lục với khao khát cảm nhận sâu sắc hơn về con người, văn hóa, lịch sử...

Căn bệnh Từ Hy Viên mắc phải trước khi qua đời vì biến chứng bệnh cúm nguy hiểm thế nào?

GĐXH - Từ Hy viên từng có tiền sử bệnh động kinh, đã nhiều lần phải nhập viện. Khi sinh con, cô cũng từng lên cơn động kinh, bị thiếu oxy, rơi vào trạng thái hôn mê... ...

Nhiều giáo viên đã nhận được tiền thưởng theo nghị định 73

Nhiều địa phương đã hoàn tất chi trả tiền thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước Tết, một số nơi như Hà Nội thực hiện sau Tết. ...

Cung cấp điện dịp Tết Ất Tỵ 2025 tăng 7,8%

Tiêu thụ điện tăng 7,8%Trong kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/01/2025 tức ngày 26 tháng Chạp đến hết ngày 02/02/2025 tức ngày mùng 5 Tết), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phối hợp Công ty Vận hành hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đảm bảo cung cấp điện an...

Mới nhất