Trang chủNewsNhân quyềnBáo chí góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, thay đổi khuôn...

Báo chí góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, thay đổi khuôn mẫu giới


“Bình đẳng giới không chỉ là một quyền cơ bản của con người, mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững của quốc gia. Để đạt được các mục tiêu về bình đẳng giới, không thể không kể tới vai trò của báo chí. Trong đó, các nhà báo góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới, làm thay đổi các định kiến giới” – ông Patrick Haverman, Phó Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam tại tọa đàm “Giới và Báo chí” diễn ra vào ngày 18/10.
Các ngài đại sứ, các chuyên gia quốc tế tham dự tọa đàm.

Các ngài đại sứ, các chuyên gia quốc tế tham dự tọa đàm.

Sự kiện do Câu lạc bộ (CLB) Nhà báo nữ thuộc Hội Nhà báo Việt Nam, phối hợp với nhóm G4 gồm đại sứ quán các nước Canada, Na Uy, Niu Di-lân, Thụy Sĩ và chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tổ chức. Tọa đàm  là không gian để các nhà báo cùng chuyên gia về giới và báo chí tại Việt Nam và quốc tế chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, quan điểm về giới và báo chí.

Phát biểu chào mừng tại tọa đàm, ông Patrick Haverman, Phó Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam cho biết: Bình đẳng giới không chỉ là một quyền cơ bản của con người, mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững của quốc gia. Để đạt được các mục tiêu về bình đẳng giới, không thể không kể tới vai trò của báo chí. Trong đó, các nhà báo góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới, làm thay đổi các định kiến giới, thúc đẩy sự thay đổi của nhận thức xã hội về bình đẳng giới.

Tuy nhiên theo ông Patrick Haverman, khi tác nghiệp các vấn đề về giới, các nhà báo cũng cần thận trọng, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, trong đó, ưu tiên sự an toàn, quyền riêng tư của đối tượng được đề cập, đặc biệt tránh đổ lỗi cho nạn nhân. Từ ngữ, hình ảnh các nhà báo sử dụng có thể định hình quá trình tiến bộ bình đẳng giới và ngược lại. Vì vậy, các cơ quan báo chí, các nhà báo cũng cần được định hướng, nâng cao kỹ năng tuyên truyền về giới.

Tại tọa đàm, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hide Solbakken nhấn mạnh, bình đẳng giới là quyền con người và đã được nêu trong các chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững. Bà đề cập tới những quyền năng của báo chí, trong đó có định hình góc nhìn của độc giả trong các vấn đề, trong đó có bình đẳng giới.

Đại sứ Na Uy chỉ ra, khi đề cập tới vẻ ngoài của nữ giới trên báo chí, những nội dung thường được chú ý đề cập nhiều là diện mạo và trang phục của nữ chính trị gia đó trong khi đây không phải là điều thường được đề cập trong bài báo về những chính trị gia nam giới.

“Việc mô tả quần áo và vẻ bề ngoài chính là khuôn mẫu giới mà chúng ta thường củng cố và nó sẽ dẫn tới bạo lực trên cơ sở giới. Tất cả những khuôn mẫu giới này bắt nguồn từ tư tưởng trong xã hội về bất bình đẳng giới. Do đó, những kinh nghiệm, trải nghiệm của các nhà báo chia sẻ hôm nay trong đưa tin về bạo lực trên cơ sở giới, nâng cao nhận thức cũng như nhạy cảm giới sẽ góp phần để báo chí sử dụng sức mạnh của mình thúc đẩy bình đẳng giới”- Đại sứ Na Uy bày tỏ .

Bà Vũ Hương Thủy, Phó Ban tin trong nước (Thông tấn xã Việt Nam) cho biết, mỗi năm Ban biên tập tin trong nước của TTXVN phát hơn 1.000 tin bài liên quan đến vấn đề bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tập trung vào các nội dung: Truyền thông chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; Phản ánh sự vào cuộc của các cấp, ngành, xã hội trong thực hiện bình đẳng giới, phòng chống bạo lực giới; Các thành tựu của Việt Nam trong thực hiện bình đẳng giới; Các hoạt động góp phần đấu tranh phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.  Theo bà Thủy, để công tác tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới, phòng chống bạo lực giới có hiệu quả, các cơ quan tổ chức, địa phương cần tạo điều kiện cho cơ quan báo chí tham gia vào quá trình xây dựng chính sách; được tiếp cận nhanh nhất nguồn tin chính thức, chính thống liên quan đến vấn đề bình đẳng giới, phòng chống bạo lực giới.

Các đại biểu quốc tế, chuyên gia về giới và các nhà báo tham dự Tọa đàm.

Các đại biểu quốc tế, chuyên gia về giới và các nhà báo tham dự Tọa đàm.

Theo nghiên cứu “Phụ nữ và Báo chí ở Việt Nam” do Viện Đào tạo Báo chí Thuỵ Điển (FOJO) thực hiện năm 2018, tình trạng quấy rối tình dục đối với các nhà báo ở mức cao, trên 27% phóng viên nữ được khảo sát cho biết đã từng bị quấy rối tình dục.

Đại diện tờ báo giới của Hà Nội, bà Trần Hoàng Lan, Trưởng ban Gia đình-Chuyên đề, Pháp luật, báo Phụ nữ Thủ đô cho biết, là tờ báo giới, báo Phụ nữ Thủ đô cũng đang chịu định kiến về giới của xã hội khi cho rằng, báo chỉ quan tâm tới các vấn đề như  “quan hệ mẹ chồng-nàng dâu”, “chuyện phòng the”, “tình cảm vợ chồng”…  Từ đó đã cản trở phạm vi hoạt động, đề tài của phóng viên. Bên cạnh đó, khi phóng viên đưa tin, viết bài về các vụ việc liên quan đến bạo lực, xâm hại phụ nữ, một số nạn nhân nữ đã từ chối, che giấu cho thủ phạm do rào cản tâm lý hoặc thiếu hiểu biết pháp luật. Trong khi đó, nhiều nam giới lại định kiến báo Phụ nữ chỉ phản ánh những vấn đề của chị em phụ nữ, không liên quan đến nam giới do đó việc tiếp cận thông tin, phỏng vấn nam giới cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy các bài viết trên báo chưa đạt được hiệu quả và phạm vi tuyên truyền tới nam giới trong khi đây là lực lượng quan trong trong thực hiện bình đẳng giới.

Đại diện báo Phụ nữ Thủ đô đưa ra một số kiến nghị như cần chống phân biệt đối xử đối với phóng viên làm việc trong các tờ báo giới; cần có sự cởi mở hơn trong cung cấp, tiếp cận thông tin, khai thác thông tin đối với phóng viên ở báo giới; cần có sự quan tâm nhiều hơn về nguồn lực, con người đối với báo giới và cần nâng cao nhận thức về giới cho các giới; đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của báo giới.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm.

Tại sự kiện, Tiến sĩ Minelle Mahtani – Đại học Bristish Colombia, Canada nhấn mạnh: “Nhà báo là tiếng nói của những người không có tiếng nói”. Do đó, nhà báo cần có kiến thức về giới, rất cẩn thận khi đưa tin bài về giới để thu hút sự chú ý của giới cũng như có cách tiếp cận để đảm bảo tính toàn vẹn, sự rộng lượng và độ cẩn trọng. Một bài báo khi nói về phụ nữ “phải nói về bản chất của người phụ nữ thay vì vẻ bề ngoài của người phụ nữ đó”, bà lưu ý.

Theo Tiến sĩ Minelle Mahtani, “nhạy cảm giới là vô cùng quan trọng khi đưa tin về giới”. Bà đồng thời nhấn mạnh: “Công việc của nhà báo là thúc đẩy tiếng nói của phụ nữ, bởi tiếng nói của phụ nữ thường không được lắng nghe”.

Phát biểu bế mạc Tọa đàm, Chủ nhiệm CLB Nhà báo nữ Việt Nam Phạm Thị Mỵ khẳng định, hội thảo đã đem tới không gian cởi mở để các nhà báo và chuyên gia về giới và báo chí chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và quan điểm về giới và báo chí, qua đó góp phần thúc đẩy bình bẳng giới ở Việt Nam. Bà Mỵ tin tưởng trong thời gian tới, CLB Nhà báo nữ Việt Nam sẽ có nhiều hoạt động bổ ích khác dành cho các nữ nhà báo để cùng tạo nên tiếng nói chung đóng góp cho sự phát triển bền vững của cộng đồng.

NGUYỄN SÍU



Source link

Cùng chủ đề

Vấn đề bình đẳng giới trong chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị

Bộ GTVT báo cáo Chính phủ về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển đường sắt đô thị (ĐSĐT) tại TP Hà Nội, TP.HCM đến năm 2035. ...

Bức tranh đa sắc màu về người phụ nữ Việt Nam

(CLO) "Bà tôi, mẹ tôi, chị em tôi" - bộ phim tài liệu không chỉ là những thước phim, mà còn là những câu chuyện cuộc đời đầy cảm xúc, truyền cảm hứng về nghị lực sống và khát vọng vươn lên của những người phụ nữ Việt Nam. ...

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).Đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực cố...

Lễ trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024 vinh danh 24 tác phẩm xuất sắc nhất

(CLO) Tại Lễ trao giải, 24 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất của các tác giả/nhóm tác giả thuộc 04 thể loại báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình được vinh danh và 03 tập thể cơ quan báo chí, truyền thông có nhiều bài gửi dự...

Tập đoàn TH tọa đàm về vai trò của nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới

Hơn 200 cán bộ nhân viên các công ty thuộc Tập đoàn TH tại Nghệ An vừa tham gia tọa đàm “Nam giới tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới” để cùng lắng nghe, thảo luận về vai trò của nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới từ gia đình tới nơi làm việc và trong cộng đồng. Ngày 11/12, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) phối hợp cùng Tập đoàn TH và Diễn đàn Kết nối nam giới...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quý I: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao do thiếu lao động cục bộ

(LĐXH) - Bộ LĐ-TB&XH dự báo sau Tết Nguyên đán, thị trường lao động sẽ gặp các biến động như một số lực lượng lao động có thể không quay lại do chuyển việc hoặc thay đổi chỗ ở. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ tạm thời và nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới trong quý I sẽ tăng cao, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.Tình trạng ngừng việc tập...

Thanh Hóa: Nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng

(LĐXH) - Với nhiều giải pháp, mô hình hay, sáng tạo, các lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng phối hợp với chính quyền địa phương nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ). Các mô hình này giúp người lầm lỡ xóa bỏ mặc cảm, tự ti, sớm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…Sau 1 năm triển khai, thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng mô hình THNCĐ,...

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Năm 2024 đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu

(LĐXH) - Đánh giá về những kết quả đạt được trong năm 2024, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, năm Giáp Thìn đi qua đầy ắp các sự kiện và biến động nhưng chúng ta đã đạt và vượt 13/13 chỉ tiêu... Phát biểu tại buổi gặp mặt đầu xuân (ngày 3/2) với lãnh đạo các đơn vị Vụ, Cục, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, tới đây, việc hợp nhất, sáp nhập các bộ, ngành...

Nhà máy “đỏ lửa”, công trường tất bật ngay đầu năm

(LĐXH) - Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kết thúc, không khí ra quân lao động sản xuất diễn ra khắp nơi, từ trên các công trường, nhà máy đến những cánh đồng. Tất cả người lao động đều mang trong mình những ước mong về một năm bội thu, thắng lợi.Doanh nghiệp ra quân sản xuấtNhững ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quân sản...

Nông dân Hải Dương rộn ràng xuống đồng đầu năm mới

Tranh thủ thời tiết ấm những ngày đầu xuân mới, nông dân nhiều nơi trong tỉnh Hải Dương nô nức xuống đồng gieo cấy để bảo đảm thời vụ. Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/nhan-luc/nong-dan-hai-duong-ron-rang-xuong-dong-dau-nam-moi-20250203203152625.htm

Bài đọc nhiều

Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Là một trong những đơn vị thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, với mục đích giáo dục, cải tạo, đưa người phạm tội trở lại cộng đồng, có cơ hội phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm, Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.

Quỹ Dân số Liên hợp quốc đồng hành cùng Việt Nam ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Baoquocte.vn. Ngày 3/11, tại Hà Tĩnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức Hội thảo truyền thông vận động xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Vinh danh 26 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về tam nông

Tại sự kiện, Ban tổ chức đã lần lượt trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 10 giải khuyến khích, 10 giải chuyên đề được trao cho các tác giả, nhóm tác giả đến từ các cơ quan báo chí cả nước. Giải...

Thanh Hóa: Nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng

(LĐXH) - Với nhiều giải pháp, mô hình hay, sáng tạo, các lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng phối hợp với chính quyền địa phương nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ). Các mô hình này giúp người lầm lỡ xóa bỏ mặc cảm, tự ti, sớm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…Sau 1 năm triển khai, thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng mô hình THNCĐ,...

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Cùng chuyên mục

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Là người dân tộc Mông được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thời gian qua, được sự hậu thuẫn của những cá nhân, tổ chức phản động, thiếu thiện chí, Vàng Chỉnh Mình đã lập ra cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Quyền tiếp cận nước sạch trong pháp luật quốc tế và Việt Nam

Nước là một nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng phải đến tháng 7/2010, quyền tiếp cận nước sạch mới được Liên hợp quốc (LHQ) công nhận là một quyền cơ bản của con người. Tại Việt Nam, quyền tiếp cận nước sạch không chỉ được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý, mà còn là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Là một trong những đơn vị thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, với mục đích giáo dục, cải tạo, đưa người phạm tội trở lại cộng đồng, có cơ hội phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm, Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

USCIRF công bố báo cáo thiếu khách quan về tự do tôn giáo Việt Nam

Những năm qua, USCIRF không có thiện chí trong việc trao đổi, làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam mà chủ yếu liên kết, tham vấn các thông tin, tài liệu về tôn giáo của Việt Nam từ các tổ chức phản động người Việt lưu vong có hoạt động khủng bố, tài trợ khủng bố chống Nhà nước Việt Nam quyết liệt và cực đoan.

Mới nhất

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Rét đậm ‘bủa vây’ miền Bắc, Hà Nội lạnh 10 độ C

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại, nhiệt độ nhiều nơi xuống rất thấp, Hà Nội rét đậm 10 độ C. Thời tiết Hà Nội ngày 10/2 tiếp tục đón nhận một ngày rét đậm, trời nhiều mây, không mưa, gió đông đến đông nam cấp...

Phong Phú Hà Nam thắng trận ra quân giải U19 nữ Quốc gia 2025

Trận đấu đầu tiên của giải là cuộc đọ sức giữa Phong Phú Hà Nam và Zantino Vĩnh Phúc. Là nhà đương kim vô địch, Phong Phú Hà Nam quyết tâm giành chiến thắng nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ ngôi hậu. Tuy nhiên, cô trò HLV Trần Lệ Thủy vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

New Zealand nới lỏng thị thực để kích thích tăng trưởng kinh tế

Chính phủ New Zealand sẽ "đơn giản hóa và linh hoạt hơn" thị thực nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế lựa chọn nước này. ...

Mới nhất