Trang chủDu lịchKhám pháPhở Hà Nội nay khác xưa thế nào?

Phở Hà Nội nay khác xưa thế nào?


Phở Hà Nội nay vẫn ngon nhưng ít nhiều đã thay đổi từ cách nấu đến cách phục vụ bởi nhiều biến động xã hội, theo chuyên gia về phở Trịnh Quang Dũng.

Ông Trịnh Quang Dũng, nhà khoa học 71 tuổi làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, năm 2022 ra mắt cuốn sách “Trăm năm phở Việt” (NXB Phụ nữ Việt Nam) sau hàng chục năm sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu quý về phở từ xưa tới nay.

Khi nghiên cứu, ông Dũng nhận thấy có hai luồng ý kiến về cội nguồn của phở: Hà Nội hay Nam Định. Đầu thế kỷ 20, “đội quân phở gánh” của dòng phở Nam Định đã rong ruổi lên Hà Nội hành nghề. Cũng trong khoảng thời gian này xuất hiện dòng phở gốc Di Trạch, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội).





Hình ảnh một gánh phở dạo trên đường phố Hà Nội được trưng bày tại sự kiện Gánh hàng rong - buổi trưng bày nghệ thuật do Viện Pháp tại Việt Nam và Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) năm 2022. Bức ảnh được chụp trước năm 1950. Ảnh: EFEO

Bức ảnh một gánh phở dạo trên đường phố Hà Nội được trưng bày tại sự kiện “Gánh hàng rong” – buổi trưng bày nghệ thuật do Viện Pháp tại Việt Nam và Viện Viễn đông Bác Cổ (EFEO) tổ chức cuối năm 2022 tại TP HCM. Bức ảnh được chụp trước năm 1950. Ảnh: EFEO

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cho rằng Hà Nội chính là cái nôi để phở phát triển bởi thị trường ở đây dồi dào hơn Nam Định. Dù có lượng khách lớn từ nhà máy dệt Nam Định, phở vẫn là món xa xỉ với miền thôn quê Việt Nam, vốn không có thói quen ăn quà. Đây là những điều nhà nghiên cứu đã rút ra sau chuyến khảo cứu về phở Nam Định và trò chuyện với một bậc cao niên tại làng Vân Cù.

“Làng Vân Cù có dòng họ Cồ với nhiều người đi bán phở nhất, ước chừng 75% dân ly nông đi bán phở. Dần dần, các dòng họ khác cũng đi làm phở và Hà Nội là nơi phát đạt nhất cho nghề này”, ông Dũng nói với VnExpress.

Nhà nghiên cứu cho rằng có những đặc trưng của bát phở ngày xưa mà thế hệ bây giờ khó cảm nhận được. Xuyên suốt thời kỳ chiến tranh, người Hà Nội nhiều lần phải sơ tán về nông thôn. Khi trở lại, họ ít nhiều đã “nông thôn hóa”, nề nếp ăn uống cũng bỗ bã hơn, không còn giữ được sự thanh cảnh của người Hà Nội cũ. Những biến động của xã hội qua từng giai đoạn cũng ảnh hưởng trực tiếp tới bát phở truyền thống.

Ông Dũng cho biết điểm dễ thấy nhất về sự mai một của phở truyền thống là chiếc bát chiết yêu dân dã của làng gốm Bát Tràng hay nhiều lò gốm truyền thống khác. Loại bát này miệng loe, đáy thắt. Tiết diện bề mặt giảm dần giúp nước phở ăn tới thìa cuối vẫn còn nóng. Sức chứa của bát nhỏ, không nhiều như các loại bát phở hiện nay do người Hà Nội xưa xem phở như thức quà để ăn lót, không phải ăn no.





Một chiếc bát chiết yêu giả cổ. Ảnh: Huonggombattrang

Một chiếc bát chiết yêu giả cổ. Ảnh: Huonggombattrang

“Phở ăn thay cơm xuất hiện về sau này khi cuộc sống dần trở nên bỗ bã hơn và các biến động xã hội phá vỡ nhiều thứ tinh túy của người Hà Nội”, ông Dũng nói.

Theo nhà nghiên cứu, người Hà Nội xưa có thú thưởng thức phở rất cầu kỳ. Đến hàng phở, nhiều người mang theo chanh cốm từ nhà vì tin sẽ ngon hơn chanh ngoài hàng. Trong cuốn sách “Trăm năm phở Việt”, tác giả Trịnh Quang Dũng viết rằng những người Hà Nội sành ăn phở nhất thiết phải thưởng thức bát nước tiết của quán. Tiết ở đây không phải máu bò mà là nước cốt xương bò hầm, nước tủy tiết ra, “rất ngọt và ngậy”.

Ông Dũng cho biết bánh phở xưa phải là loại to bản, cỡ gần bằng ngón tay út đàn ông. Bánh bản to ngậm được nhiều nước phở hơn nên chỉ cần nếm sợi bánh cũng cảm nhận rõ vị ngọt từ nước dùng. Khi ăn, người ta gắp bánh phở, miếng thịt thái mỏng, thêm chút nước vào thìa. Cứ thế, ăn từng miếng nhỏ, nhẹ nhàng, thanh cảnh.

Ông Dũng nói phở ngon phải là phở ăn nóng. Do đó, nhiệt độ của máy lạnh đã khiến bát phở giảm ngon. Khi nghiên cứu tài liệu cũ, học giả cho biết cố nhà văn Nguyễn Tuân từng nhiều lần khẳng định điều này.

“Phở càng nóng càng ngon bởi không bị vị gây của mỡ bò ám ảnh”, ông Dũng nói.

Một trong những “tinh hoa” của phở Hà Nội xưa nay đã biến mất là những gánh phở. Các hàng phở gánh không bao giờ chuẩn bị hai bát một lúc, khi khách gọi mới bắt đầu bốc bánh, thái thịt, không giống như bây giờ, thịt thái sẵn “rất công nghiệp”. Phở luôn nóng hổi, ăn “sảng khoái vô cùng”, ông nói.

Thứ ông Dũng không thích là những phiên bản phở được nói là “cao cấp”, sử dụng thịt bò nhập khẩu và hàng loạt nguyên liệu xa xỉ, khiến mỗi bát có giá hàng triệu đồng. Theo ông, đó không thể gọi là phở mà giống như “bán thịt”, bán nấm”. Trong cuốn sách của mình, ông Trịnh Quang Dũng cũng nhắc đến không gian thưởng thức phở. Theo tác giả, nên ăn phở trong không gian bình dân, thay vì “sang chảnh, 5 sao, 6 sao”.

“Muốn cho phở ngon còn cần bối cảnh. Phải ăn phở ngay tại tiệm, tiệm dơ nữa thì nhất”, tác giả trích lời nhà báo Phạm Chứ trong một bài viết trên tờ Chính Luận (tờ báo ở Sài Gòn trước năm 1975). Dù vậy, ông Dũng cũng nói thêm điều này có lẽ chỉ đúng với thời xưa. Thời nay, nếu viết vậy, tác giả sẽ bị “ném đá”.

Tuy nhiên, ông Dũng nói thực tế những người yêu phở ở Hà Nội không mấy chú trọng hình thức, cách bày biện của quán mà quan tâm nhiều hơn đến chất lượng phở. Những quán xưa cũ như Thìn Bờ Hồ, Tư Lùn dù không “nhà cao cửa rộng, bàn ghế sáng choang” vẫn hút khách. Đặc biệt, các quán phở gốc Nam Định tại Hà Nội và nhiều nơi khác thường có phong cách dân dã, đôi lúc luộm thuộm. Ông Dũng được xác nhận điều này khi trò chuyện với ông Cồ Như Hùng, cựu chủ tịch hội đồng hương các chủ quán phở Thành Nam. Trong khi đó, phong trào “phở máy lạnh” được du nhập từ TP HCM, ít được chào đón tại Hà Nội.

Ông Dũng cũng cho rằng một trong những yếu tố khiến phở truyền thống không còn như cũ là mì chính, đường được dùng để tạo vị ngọt. Đây là đặc trưng của phở trong thời bao cấp khi kinh tế khó khăn, người dân phải thắt lưng buộc bụng.





Bát phở tại một quán ở quận Đống Đa, Hà Nội - nơi khách vẫn xếp hàng như thời bao cấp. Ảnh: Quỳnh Mai

Ảnh bát phở được chụp tháng 8/2023 tại một quán ở quận Đống Đa, Hà Nội – nơi khách vẫn xếp hàng như thời bao cấp. Ảnh: Quỳnh Mai

“Thiếu quá, lấy đâu ra thịt với xương mà đòi? Vậy nên, khi nấu phở chỉ còn cách nhờ đến vị cứu tinh mì chính cánh”, ông Trịnh Quang Dũng viết trong cuốn sách về phở.

Tuy nhiên, thời đó, mì chính cũng rất quý, không phải muốn là có. Năm 1979, một bát phở thường giá vài trăm đồng nhưng bát đặc biệt có thêm mì chính giá tới 1.000 đồng. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong giai đoạn bao cấp, Hà Nội từng xuất hiện loại “phở không người lái”, tức phở không có thịt, chỉ gồm nước sôi và mì chính, ăn kèm bánh phở.

Giai đoạn bao cấp đã ảnh hưởng nhiều đến lối ăn phở của người Hà Nội xưa. Theo học giả, bên cạnh mì chính, thời kỳ thiếu thốn này đã tạo ra những kiểu “biến tướng” như cơm nguội chan phở, phở bánh mì – ông Dũng gọi đây là “phở độn”. Kiểu phở này được yêu thích vì người dân luôn trong trạng thái đói. Do đó, nó vẫn là “sơn hào hải vị” so với món bánh “nắm đấm”, bánh “nắp hầm” – món bánh làm từ bột mì, vo như nắm đấm hoặc cán bẹt như nắp hầm. Kiểu ăn này cho tới nay đã mất dần nhưng còn một phiên bản vẫn được “bảo tồn và phát huy” là phở kèm quẩy.

“Giới sành phở không bao giờ chấp thuận kiểu ăn uống xô bồ làm mất đi phong vị cao quý của món ăn vua họ luôn tôn sùng”, ông Trịnh Quang Dũng bình luận trong cuốn “Trăm năm phở Việt”.

Theo ông Dũng, phở mậu dịch thời bao cấp là một chỉ dấu về tình trạng những người Hà Nội cũ “nông thôn hóa” sau thời gian sơ tán về thôn quê để tránh bom đạn Mỹ. Khi ăn phở mậu dịch, khách phải tự phục vụ, xếp hàng lấy bát. Nhân viên cửa hàng không quan tâm tới khách nhiều. Thời đó, quán phở mậu dịch không có giấy ăn – thứ được xem là vật phẩm xa xỉ của “tầng lớp tiểu tư sản”. Nhiều khách hàng ăn xong chập đôi đũa, quẹt ngang lau miệng như khi ăn cỗ ở quê.





Tác giả Trịnh Quang Dũng tại Trung Quốc vào tháng 5/2023. Ảnh: NVCC

Ông Trịnh Quang Dũng, ảnh chụp tháng 5/2023. Ảnh: NVCC

Ông Dũng cho biết sẽ không ăn những quán gia truyền bắt khách phải xếp hàng, tự phục vụ, dù phở ngon cỡ nào. Người Hà Nội xưa có nếp ăn uống thanh cảnh, không có chuyện phải xếp hàng để được ăn. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh đây là sở thích của từng người nên không phán xét.

Xã hội đã thay đổi và lớp người Hà Nội xưa như ông Dũng cũng dần vắng bóng. Bát phở truyền thống, lối ăn thanh cảnh của một thời xưa cũ là “một dĩ vãng đẹp mà lớp trẻ dù nghe kể cũng khó lòng hiểu được”, ông nói.

Tú Nguyễn




Source link

Cùng chủ đề

Du lịch Hà Nội song hành với Lai Châu trong việc quảng bá hút khách

Kinhtedothi-Hà Nội sẽ song hành với Lai Châu trong hoạt động xúc tiến, quảng bá xây dựng tour thu hút khách. Đó là khẳng định của lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội và doanh nghiệp lữ hành Thủ đô tại Hội nghị liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP Hà Nội với Lai Châu ngày 28/3. Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu Trần Quang Kháng thông tin, là...

Quán phở ở Hà Nội có món tái lăn ‘bốc lửa’, khách ngồi kín trong nhà ngoài cửa

7h30 sáng, quán phở của bà Phạm Thị Bích Vân (70 tuổi) ở phố Ô Quan Chưởng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tấp nập người ra, người vào. Khách ngồi kín các dãy bàn từ trong nhà ra ngoài cửa. Từ góc quán phở, mùi tỏi bén lửa tỏa ra thơm phức. Người đầu bếp nhanh tay đảo từng mẻ bắp bò tươi rói trong chiếc chảo nhỏ sâu lòng, phát ra tiếng xèo xèo vui tai và ánh lửa bốc...

Tổng khách du lịch đến Hà Nội quý I/2025 ước đạt hơn 7 triệu lượt

(Tổ Quốc) - Ngày 25/3, Sở Du lịch Hà Nội đã có báo cáo về kết quả công tác quản lý và phát triển sự nghiệp du lịch tháng 03 và quý I năm 2025, nhiệm vụ trọng tâm tháng 04 và quý II năm 2025. ...

Du lịch Hà Nội đón 7,3 triệu lượt khách trong quý I/2025

Kinhtedothi - Thông tin từ Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3, du lịch Thủ đô đón được 2,61 triệu lượt khách, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, quý I/2025, du lịch Hà Nội đã đón 7,3 triệu lượt khách, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt 1,85 triệu lượt, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2024; khách du lịch nội địa ước...

Quý 1/2025: Hà Nội đón khoảng 7,3 triệu lượt du khách

Dự kiến trong quý 1/2025, Thủ đô Hà Nội đón 7,3 triệu lượt khách, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 29.930 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2024.Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Cách chứng minh đã nhập cảnh Australia

Du khách có thể trình visa điện tử còn hạn để làm bằng chứng khi hải quan Australia không đóng dấu xuất nhập cảnh. Trả lời thắc mắc của độc giả Dung Dung cách chứng minh đã tới Australia để làm hồ sơ miễn chứng minh tài chính khi xin visa du lịch nhiều lần vào Hàn Quốc, đại diện trung tâm Visa, Phòng lãnh sự Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội, cho hay chỉ cần nộp...

Khách sạn Hà Nội vào top nơi đáng tiền để ở trên thế giới

Việt NamAgoda công bố những khách sạn "đáng đồng tiền bát gạo", nhằm gợi ý cho du khách trong chuyến đi sắp tới. Smarana Hanoi Heritage là đại diện duy nhất của Việt Nam trong danh sách. Các chuyên gia và người dùng trên Agoda chấm 9,2/10 điểm."Trước khi đặt chân vào khách sạn, vẻ ngoài khác biệt sẽ khiến bạn mỉm cười", ứng dụng đặt phòng chủ yếu cung cấp dịch vụ cho du khách ở khu vực...

Thiên đường giữa rừng hút khách ở Australia

Hồ bơi nằm giữa ốc đảo xanh tươi ở Lãnh thổ phía Bắc, Australia, được ví như thiên đường hạ giới, thu hút du khách và người dân ghé thăm. Chỉ cần gõ "hồ Mataranka", du khách sẽ thấy tràn ngập hình ảnh và clip giới thiệu về hồ nước nóng tự nhiên nằm giữa ốc đảo xanh tươi ở Lãnh thổ phía Bắc (Northern Territory). Nước hồ trong như pha lê, nhiệt độ quanh năm ở mức 34...

Bộ sưu tập “Sen trong đời sống văn hoá Việt” xác lập kỷ lục châu Á

Nhà sưu tập Nguyễn Thị Thanh Tâm, Chủ nhiệm CLB Di sản áo dài Việt Nam vừa được ghi nhận kỷ lục người phụ nữ sở hữu bộ sưu tập chủ đề “Sen trong đời sống văn hóa Việt”.

Hà Nội có khách sạn tốt nhất thế giới 2023

Một cơ sở lưu trú ở Hà Nội được xếp đứng thứ 16 trong top 25 khách sạn tốt nhất thế giới 2023 do Tripadvisor bình chọn. Được ví như ốc đảo yên tĩnh ngay trung tâm Hà Nội sôi động, La Sinfonía del Rey Hotel & Spa là đại diện duy nhất của Việt Nam được Tripadvisor nhắc đến trong top 25 khách sạn tốt nhất thế giới 2023. Lần đầu tiên khách sạn được vinh danh ở...

Cùng chuyên mục

Liên kết phát triển du lịch TP HCM – ĐBSCL: Nâng tầm kết nối, phát triển bền vững

29/03/2025 07:48 Các doanh nghiệp du lịch trao thỏa thuận hợp tác. (PLVN) - Ngày 28/3, tại tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra Hội nghị triển khai chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TP HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2025. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo TP HCM và các tỉnh ĐBSCL cùng các doanh nghiệp (DN) du lịch khu vực ĐBSCL và cả nước. ...

Con đường giữa cánh đồng ‘nửa xanh, nửa vàng’ cách TPHCM 90km gây sốt

Hai năm nay, cứ độ lúa bắt đầu chín, con đường nhựa băng giữa cánh đồng trải dài tít tắp tại xã An Nhứt, Bà Rịa - Vũng Tàu lại gây sốt trên mạng xã hội, thu hút du khách tới chụp ảnh. Cuối tháng 3, đầu tháng 4, cánh đồng lúa tại xã An Nhứt, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chưa chuyển màu vàng ruộm hoàn toàn mà có thửa ruộng còn xanh, có thửa...

The Cosmopolitan – Tài sản chiến lược giữa tâm điểm kết nối liên vùng | Dự án | Tài Chính

Nằm giữa sân bay Nội Bài và Gia Bình (Bắc Ninh) trong tương lai, kề cận Grand Expo – trung tâm triển lãm quốc tế, The Cosmopolitan là lựa chọn của giới đầu tư. Cơ hội đầu tư bất động sản bền vững Không còn là vùng ngoại...

Sau Vingroup, An Huy chuẩn bị ra mắt dự án “khủng” tại Đức Hòa | Địa ốc | Tài Chính

(NLĐO)- An Huy và CASA Strategy ký kết thỏa thuận hợp tác tư vấn chiến lược, chuẩn bị nền tảng để công bố dự án Khu đô thị An Huy - Đức Hòa ra thị trường. Ngay 27-3, Tập đoàn An Huy và Công ty CASA Strategy đã...

Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch hợp tác Grab Việt Nam quảng bá, thúc đẩy du lịch | Doanh nhân | Tài Chính

Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Grab Việt Nam vừa ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác trong 5 năm. Ký kết này nhằm hỗ trợ mục tiêu quảng bá, xúc tiến thúc đẩy phát...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất