Trang chủNewsThế giớiNền kinh tế đầu tàu châu Âu chìm sâu hơn vào suy...

Nền kinh tế đầu tàu châu Âu chìm sâu hơn vào suy thoái


Các nhà dự báo kinh tế vừa mang lại tin rất không vui cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu: Đức sẽ chịu một cuộc suy thoái sâu sắc hơn dự kiến.

Nền kinh tế Đức, vốn bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao và suy thoái sản xuất, được dự đoán sẽ giảm 0,5% trong năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết hôm 10/10. Trước đó, hồi tháng 7, tổ chức cho vay toàn cầu này dự báo mức giảm 0,3%.

Đức dự kiến cũng sẽ là nền kinh tế duy nhất trong Nhóm 7 quốc gia công nghiệp hóa cao (G7) không đạt được mức tăng trưởng vào năm 2023, IMF cho biết.

Quốc gia Tây Âu phải đối mặt với nhiều trở ngại bao gồm “sự yếu kém trong các lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất và nhu cầu đối tác thương mại chậm hơn”, tổ chức cho vay toàn cầu có trụ sở tại Washington DC cho biết trong báo cáo mới nhất của mình.

Theo sau sự suy thoái vào đầu năm 2023 và sự trì trệ trong quý II, Đức đang hướng tới một “sự suy thoái kinh tế nhẹ” khác trong nửa cuối năm nay, IMF cho biết, đồng thời chỉ ra rằng nền kinh tế số 1 châu Âu sẽ phục hồi vào năm 2024, nhưng đã hạ kỳ vọng tăng trưởng xuống 0,9% so với mức 1,3% mà chính cơ quan này dự báo hồi tháng 7.

Trong bản cập nhật triển vọng kinh tế công bố hôm 11/10, Chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz cũng dự báo nền kinh tế Đức sẽ thu hẹp trong năm nay và tăng trưởng yếu hơn dự kiến vào năm 2024.

Thế giới - Nền kinh tế đầu tàu châu Âu chìm sâu hơn vào suy thoái

Bộ trưởng Kinh tế kiêm Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck lưu ý rằng nền kinh tế hàng đầu châu Âu sẽ tăng trưởng trở lại trong năm tới. Ảnh: Straits Times

Bộ Kinh tế Đức cho biết, GDP của nước này có thể sẽ giảm 0,4% vào năm 2023, ngược lại so với dự báo tăng trưởng 0,4% được công bố hồi cuối tháng 4. Năm tới, Bộ Kinh tế Đức dự kiến mức tăng trưởng là 1,3%, yếu hơn mức 1,6% dự báo trước đó.

Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck, người đồng thời là Phó Thủ tướng Đức, cho rằng “những khó khăn” hiện tại của quốc gia là do hậu quả của cuộc khủng hoảng giá năng lượng, chi phí vay tăng cao và sự suy thoái ở các đối tác thương mại quan trọng.

“Cũng có những điểm rắc rối về địa chính trị đang làm gia tăng sự bất ổn”, ông Habeck cho biết trong một tuyên bố gửi qua email cho Bloomberg. “Do đó, chúng tôi đang thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng chậm hơn dự kiến”.

Tuy nhiên, ông dự đoán một “sự phục hồi bền vững” được hỗ trợ bởi lạm phát giảm và thu nhập thực tế tăng lên, mà theo ông là “cơ sở cho sự hồi sinh kinh tế trong nước”.

Bộ trưởng Habeck xác định “vấn đề cơ cấu cấp bách nhất” của Đức là sự khan hiếm lao động, cả lao động có trình độ và lao động phổ thông, đồng thời cảnh báo rằng dân số già sẽ chỉ làm tình hình trở nên trầm trọng hơn.

“Chúng tôi phải tiếp tục làm mọi thứ có thể để tận dụng tốt hơn tiềm năng lao động trong nước thông qua trình độ chuyên môn”, ông nói. “Tuy nhiên, rõ ràng là Đức cũng phụ thuộc vào người nhập cư để đáp ứng nhu cầu lực lượng lao động, tạo ra tăng trưởng và đảm bảo sự thịnh vượng”.

Đề cập đến cuộc tranh cãi hiện nay về số lượng người tị nạn ngày càng tăng, ông Habeck cho biết Chính phủ Đức quyết tâm giúp đỡ những người đến Đức tham gia thị trường lao động một cách hợp pháp, đồng thời cần phải làm nhiều hơn nữa để đảm bảo rằng những người đang cư trú ở nước này bất hợp pháp có thể rời đi nhanh chóng hơn.

Minh Đức (Theo Bloomberg, DW)





Nguồn

Cùng chủ đề

Đức ngăn chặn công ty Trung Quốc mua đơn vị turbine khí của Volkswagen

Chính phủ Đức vừa ngăn chặn việc bán doanh nghiệp turbine khí thuộc sở hữu của MAN Energy Solutions, một công ty con của tập đoàn Volkswagen (VW), cho một công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Đức và Liên minh châu Âu (EU) đang cố gắng “giảm thiểu rủi ro” trong mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Theo thỏa thuận được công bố vào ngày 20/6,...

EU áp thuế nặng với xe điện Trung Quốc, Đức “xoa dịu” và nói không phải là một “sự trừng phạt”

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã đến Bắc Kinh trong chuyến thăm ba ngày, trong bối cảnh đàm phán căng thẳng gần đây về việc áp thuế nhập khẩu cao đối với xe điện (EV) của Trung Quốc bán tại Liên minh châu Âu (EU).

Giã từ khí đốt giá rẻ của Nga, Đức đối mặt thực tế mới

Một số tập đoàn công nghiệp lớn nhất nước Đức đã bắt đầu thực hiện các bước cắt giảm sâu và lâu dài đối với mọi loại chi phí, thừa nhận rằng những “cơn gió ngược” dai dẳng như giá năng lượng cao hơn và tăng trưởng kinh tế chậm chạp hiện đòi hỏi họ phải thay đổi cơ cấu. “Chúng tôi không chỉ đơn giản là trì hoãn đầu tư”, ông Martin Brudermüller, CEO của BASF SE,...

Điểm sáng cho nền kinh tế Đức

Sau suy thoái, nền kinh tế Đức dự kiến sẽ phục hồi trong những tháng tới, với điểm sáng là lạm phát giảm xuống 3% so với cùng kỳ vào tháng 10, dữ liệu do Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) công bố hôm 30/10 cho thấy. Theo Destatis, áp lực giá ở Đức đang ở mức yếu nhất kể từ tháng 6/2021, gây bất ngờ cho các nhà kinh tế. Con số họ dự đoán...

Bộ trưởng Đức phản đối EU làm điều này đối với xe điện Trung Quốc

Bộ trưởng Giao thông Đức Volker Wissing đã lên tiếng phản đối mức thuế bảo hộ có thể được Liên minh châu Âu (EU) áp đối với xe điện Trung Quốc. “Về nguyên tắc, tôi không nghĩ nhiều đến việc dựng lên các rào cản thị trường”, ông Wissing nói với tờ báo Đức Augsburger Allgemeine phát hành ngày 25/9. “Hôm nay là ô tô, ngày mai sẽ là các sản phẩm hóa học, và mỗi bước đi như...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Reuters dẫn nguồn tin quan chức Ukraine nói rằng tên lửa từ CHDCND Triều Tiên được Nga sử dụng tại Ukraine đã dần cải thiện độ chính xác. ...

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị gặp thượng đỉnh, Trung Quốc khởi kiện Mỹ lên WTO, Ukraine gia hạn tình trạng chiến tranh

Đức lo ngại Nga, Mỹ can thiệp bầu cử, Hàn Quốc chặn DeepSeek, Philippines và Mỹ thảo luận về "tái lập răn đe" ở Biển Đông, Mỹ đồng loạt chuẩn bị biểu tình phản đối Tổng thống Trump, Argentina tuyên bố rút khỏi WHO, đụng độ đẫm máu tại biên giới Niger… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ông Trump tuyên bố Gaza ‘sẽ được Israel trao cho Mỹ’

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6.2 nói rằng Dải Gaza sẽ được Israel ‘trao cho Mỹ’ khi chiến sự chấm dứt. ...

Cùng chuyên mục

Chính phủ Anh yêu cầu tiếp cận dữ liệu mã hóa của người dùng Apple

Chính phủ Anh đã yêu cầu Apple tạo cơ chế cho phép Anh tiếp cận được dữ liệu mã hóa của người dùng. ...

Cuộc gặp gỡ quyết định vận mệnh thế giới

Tròn 80 năm trước, Hội nghị Yalta diễn ra, không chỉ đánh dấu sự kết thúc của Thế chiến II mà còn khởi đầu trật tự thế giới lưỡng cực, với hai quốc gia dẫn đầu là Mỹ và Liên Xô.

Tỉ phú Elon Musk không định mua lại TikTok

Tỉ phú Elon Musk, người giàu nhất thế giới và là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho biết chưa có ý định mua lại nền tảng mạng xã hội TikTok tại Mỹ, dù ông Trump từng vài lần đề cập...

Lở đất ở Tứ Xuyên cấp độ cao nhất, 30 người mất tích, Trung Quốc huy động tổng lực tìm kiếm toàn diện

Theo các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, hơn 30 người đã mất tích sau một trận lở đất lớn ở Tây Nam nước này vào ngày 8/2.

Mới nhất

Răng khôn khi nào cần nhổ, nên nhổ ở tuổi nào?

Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8, là răng cối lớn thứ ba, nằm ở vị trí cuối cùng của mỗi cung hàm. Đây là những chiếc răng mọc muộn nhất, thường xuất hiện trong độ tuổi 17-25 và có thể gây nhiều phiền toái...

Tập quán trồng lúa nước của người Tày là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 8/2, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang tổ chức đón nhận “Tri thức và tập quán trồng lúa nước người Tày” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. ...

Đây là vật nuôi chủ lực tạo niềm phấn chấn cho nông dân Kiên Giang, giá bán đang tốt

Sau 1 năm giá tôm xuống thấp, những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025, thị trường tôm nguyên liệu khởi sắc trở lại, nông dân trong tỉnh Kiên Giang...

Cuộc gặp gỡ quyết định vận mệnh thế giới

Tròn 80 năm trước, Hội nghị Yalta diễn ra, không chỉ đánh dấu sự kết thúc của Thế chiến II mà còn khởi đầu trật tự thế giới lưỡng cực, với hai quốc gia dẫn đầu là Mỹ và Liên Xô.

Mới nhất