Trang chủNewsNhân quyềnVươn lên thoát nghèo nhờ trồng sầu riêng

Vươn lên thoát nghèo nhờ trồng sầu riêng


Huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Từ khi thương hiệu “Sầu riêng Khánh Sơn – cơm vàng, hạt lép” được khẳng định, loại quả này không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn là chìa khóa giúp nhiều hộ gia đình tại địa phương vươn lên thoát nghèo, phát triển bền vững.

Vợ chồng anh Bo Bo Thương – Mấu Thị Tâm thuộc dân tộc Rắc Lay ở thôn Liên Hòa, xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn đã thoát khỏi hộ nghèo vào cuối năm 2021. Anh Thương tâm sự, trước đây mới lập gia đình kinh tế khó khăn do không có vốn làm ăn. Nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào trồng khoảng 1 héc-ta cây mì, nhưng giá mì rất thấp, khoảng 2.500 đồng/ký nên thu nhập không đủ trang trải chi phí sinh hoạt gia đình. Năm 2014, gia đình chuyển sang trồng thêm 1 sào mía tím. Lúc này cây mía cũng bán được giá ổn định. Có nguồn thu anh mở rộng trồng thêm 1 sào mía nữa, mỗi năm thu nhập được khoảng 45 triệu đồng.Đến năm 2016 địa phương có chủ trương chuyển đổi cây trồng sầu riêng theo “chương trình 1609”, nhà nước hỗ trợ đối ứng theo tỷ lệ nhà nước đầu tư không hoàn lại 70% gồm giống cây trồng, phân bón, hệ thống tưới tiêu, còn hộ sản xuất bỏ vốn 30%. Gia đình anh Thương được địa phương hỗ trợ trông 200 cây sầu riêng, anh đã cố gắng đầu tư trồng thêm 400 cây sầu riêng nữa, tất cả là 600 cây sầu riêng (khoảng 3 héc-ta, đất do anh làm tích lũy mua từ trồng mía và cha mẹ để lại).

Nguồn vốn đầu tư thêm của gia đình trồng sầu riêng là từ nguồn anh Thương tích lũy từ trồng mía và vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội dành cho đối tượng là hộ nghèo tổng cộng 3 đợt, từ 15 triệu đồng, 50 triệu đồng và 100 triệu đồng (giai đoạn 2022-2025).  Đến nay, vườn sầu riêng của gia đình anh Thương đã thu hoạch được 3 năm. Mỗi năm thu hoạch khoảng 2-3 tấn, sau khi đã trừ các khoảng chi phí đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu, gia đình lãi khoảng 100 triệu đồng/năm. Anh Thương chia sẻ, cán bộ thôn, xã ở đây rất quan tâm đến hộ nghèo, nhất là các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số vì đời sống đồng bào ở đây còn khó khăn, từ vốn đến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất. Nên mỗi hộ nghèo ở đây đều có cán bộ thôn, xã được phân công phụ trách hỗ trợ sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Cụ thể là gia đình được tư vấn, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, được hỗ trợ vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, được đi tham gia các lớp tập huấn do địa phương tổ chức về cách thức trồng, chăm sóc cây sầu riêng. Nhờ vậy mà đến nay gia đình tôi đã có được vườn cây sầu riêng thu nhập ổn định, gia đình đã thoát nghèo vào cuối năm 2022, dự kiến gia đình tôi cũng thoát khỏi hộ cận nghèo vào cuối năm nay.

Anh Bo Bo Thương ở thôn Liên Hòa, xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn đang bón phân chăm sóc vườn sầu riêng.

Anh Bo Bo Thương ở thôn Liên Hòa, xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn đang bón phân chăm sóc vườn sầu riêng.

Cũng như gia đình anh Bo Bo Thương, gia đình chị Cao Thị Dinh cũng đã thoát khỏi hộ nghèo vào năm 2021. Chị Dinh chia sẻ, trước đây gia đình lâm vào cảnh nghèo khó là do chồng bị bệnh mất sớm, một mình chị phải nuôi ba đứa con. Thêm nữa, kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào 6 sào mì và cà phê. Mà mì và cà phê giá cả có lúc rất thấp, năng suất lại không đạt nên thu nhập không đủ chi phí sinh hoạt gia đình. Thấy hộ gia đình chị là hộ nghèo có đất sản xuất mà thu nhập bấp bênh, cán bộ thôn, xã đã đến vận động gia đình chuyển đổi cây trồng sang trồng sầu riêng. Chị được mời tham gia khóa tập huấn trồng và chăm sóc cây sầu riêng do địa phương tổ chức. Với kiến thức, kỹ năng tiếp thu được cũng với sự hỗ trợ vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội dành cho hộ nghèo, cho hai đợt vay 30 triệu đồng đợt 1 và 50 triệu đồng đợt 2, chị Dinh đã sẵn sàng chuyển dần cây trồng sang trồng sầu riêng. Đến nay, trong 1 héc-ta sầu riêng của gia đình chi Dinh có lứa đã cho thu hoạch, có lứa vừa cho thu bói. Lứa cho thu hoạch đầu vào tháng 7/2023 vừa rồi nhà chị cũng thu nhập được 50 triệu đồng.

Chị Cao Thị Dinh đang bên vườn cây sầu riêng cho quả bói, hy vọng sang năm sẽ cho nguồn thu nhập cao.

Chị Cao Thị Dinh đang bên vườn cây sầu riêng cho quả bói, hy vọng sang năm sẽ cho nguồn thu nhập cao.

Chị Dinh tâm sự, tuy hiện nay nguồn thu nhập từ sầu riêng chưa nhiều, nhưng năm tới chắc chắn thu nhập sẽ cao hơn vì số cây vào thu hoạch chính năm tới gấp đôi năm nay. Nếu giá cả ổn định như hiện tại thì mức thu nhập mỗi năm 100 triệu đồng từ vườn sầu riêng trong tầm tay. Chính vì với nền tảng phát triển sản xuất ổn định từ nguồn thu nhập sầu riêng mà gia đình chị dinh đã thoát khỏi hộ nghèo vào năm 2021. Gia đình hiện vẫn còn đang là hộ cận nghèo nên vẫn còn được sự hỗ trợ của Nhà nước về vay vốn tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất, cùng với nghị lực vươn lên của gia đình để tiến đến thoát nghèo bền vững. Chị Mấu Thị Thúy, cán bộ LĐ-TB&XH xã Sơn Bình cho biết, xã hiện có 1.023 hộ, 3.635 khấu gồm 6 dân tộc: Kinh, Mường, Tày, Nùng, Chăm và Raglay cùng sinh sống, trong đó dân tộc Raglay chiếm 75% dân số toànxã.Đối với công tác giảm nghèo, qua kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2022 của xã hiện nay hộ nghèo còn 307 hộ, chiếm tỷ lệ 30,01%, hộ cận nghèo xã là: 202 hộ, chiếm tỷ lệ 19,75%. UBND xã cũng đã chỉ đạo các ban ngành phối hợp với các đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bà con Nhân dân sử dụng các nguồn vốn vay đúng mục đích, tích cực phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sơn Bình phấn đấu cuối năm 2023 có 127 hộ thoát nghèo:

Ông Tạ Quốc Phong-Chủ tịch UBND xã Sơn Bình cũng cho biết, được sự chỉ đạo, quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện Khánh Sơn cho đến nay UBND xã Sơn Bình đã có sự chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, nổi bật trên các mặt: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, chủ yếu là trồng cây ăn quả, tiêu biểu là cây sầu riêng, bưởi, quýt đường,.. Các lĩnh vực văn hóa-xã hội đáp ứng cơ bản mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đảm bảo đời sống của nhân dân, nhất là hộ nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội, gia đình có công với cách mạng. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay ở xã còn 307 hộ, chiếm tỷ lệ 30,01%, xã phấn đấu đến cuối năm 2023 giảm 127 hộ nghèo (giảm 12,64%), còn 180 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 17,37%. Từ đầu năm đến nay, xã rất chú trọng thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo phát triển sản xuất. Như hỗ trợ chính sách tín dụng ưu đãi để hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng được cho vay có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Có 17 hộ nghèo được vay ưu đãi với số tiền 750 triệu đồng, 7 hộ cận nghèo vay với số tiền 420 triệu đồng, cho vay các đối tượng chính sách khác 22 hộ với số tiền 890 triệu đồng. Ngoài ra, có 58 hộ nghèo được hỗ trợ xây mới nhà ở với số tiền 3,98 tỷ đồng, trong đó có 50 hộ nguồn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và 8 hộ nguồn Ngân hàng Vietcombank. Hỗ trợ tiền điện cho 307 hộ nghèo với số tiền gần 102 triệu đồng.

Cây sầu riêng được xem là thế mạnh, là chìa khóa giúp nhiều hộ dân thoát nghèo

Cây sầu riêng được xem là thế mạnh, là chìa khóa giúp nhiều hộ dân thoát nghèo

“Có thể nói, việc triển khai thực hiện các chế độ, chính sách về giảm nghèo, an sinh xã hội luôn được xã quan tâm, tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể thực hiện, đẩy mạnh xã hội hóa nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm và huy động các nguồn lực của Nhà nước, cộng đồng xã hội. Với sự tham gia của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, nhiều người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội đã được hỗ trợ, giúp đỡ vượt qua khó khăn để hòa nhập cộng đồng. Nhìn chung các hộ nghèo được UBND xã phân công theo dõi giúp đỡ để thoát nghèo đa số có nhiều hộ chịu khó làm ăn, các mô hình sản xuất cấp cho hộ nghèo đa số các hộ đều chăm sóc tốt. Xã chú trọng tạo điều kiện cho người nghèo vay vốn với lãi suất thấp, cho vay đúng đối tượng và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích. Giúp cho các đối tượng cần vay vốn có điều kiện làm ăn phát triển kinh tế, đẩy mạnh mục tiêu xóa đói giảm nghèo của địa phương.Các ban, ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ trong công tác tổ chức tuyên truyền rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và giám sát chặt chẽ trong quá trình tổ chức rà soát hộ tại địa phương”- Chủ tịch UBND xã Sơn Bình Tạ Quốc Phong chia sẻ.

                                                                                 

NGỌC MINH



Source link

Cùng chủ đề

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của người nghèo.Thời gian qua, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng...

Trồng sầu riêng công nghệ sinh học là trồng kiểu gì mà một ông nông dân Khánh Hòa lãi 600 triệu?

Mô hình trồng sầu riêng công nghệ sinh học của anh Lê Văn Hùng ở xã Ba Cụm Nam, huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) đã mang lại hiệu quả bất ngờ so với cách làm truyền thống. Vụ sầu riêng này sau khi thu hoạch trừ chi phí anh lãi...

Đây là các loại cây đặc sản ra quả ngon đang mang tiền tỷ về cho nông dân của một xã ở Khánh Hòa

Trồng cây đặc sản ra quả ngon, nông dân thu hàng tỷ đồng mỗi nămNhững năm qua, tại xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn phong trào "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" luôn thu...

Vùng núi Khánh Sơn đón du khách về dự Lễ hội Trái cây năm 2024

Tối 10-8, tại thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) đã diễn ra lễ khai mạc Lễ hội Trái cây Khánh Sơn năm 2024. Lễ hội diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 10-8 đến ngày 13-8-2024, tại Quảng trường 20/11, thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn. Với mục đích giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp, du lịch của huyện. Ông Nguyễn Tấn...

Một huyện ở Khánh Hòa hễ ra vườn là đụng cây tiền tỷ ra ngõ đụng tỷ phú nông dân nhờ trồng sầu riêng

Những ngày này bà con nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang chuẩn bị bước vào mùa thu hoạch sầu riêng. So với mọi năm, giá sầu riêng năm nay hiện ở mức cao nên hầu hết bà con có chung tâm trạng rất vui. Ông Lê Quang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quý I: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao do thiếu lao động cục bộ

(LĐXH) - Bộ LĐ-TB&XH dự báo sau Tết Nguyên đán, thị trường lao động sẽ gặp các biến động như một số lực lượng lao động có thể không quay lại do chuyển việc hoặc thay đổi chỗ ở. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ tạm thời và nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới trong quý I sẽ tăng cao, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.Tình trạng ngừng việc tập...

Thanh Hóa: Nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng

(LĐXH) - Với nhiều giải pháp, mô hình hay, sáng tạo, các lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng phối hợp với chính quyền địa phương nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ). Các mô hình này giúp người lầm lỡ xóa bỏ mặc cảm, tự ti, sớm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…Sau 1 năm triển khai, thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng mô hình THNCĐ,...

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Năm 2024 đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu

(LĐXH) - Đánh giá về những kết quả đạt được trong năm 2024, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, năm Giáp Thìn đi qua đầy ắp các sự kiện và biến động nhưng chúng ta đã đạt và vượt 13/13 chỉ tiêu... Phát biểu tại buổi gặp mặt đầu xuân (ngày 3/2) với lãnh đạo các đơn vị Vụ, Cục, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, tới đây, việc hợp nhất, sáp nhập các bộ, ngành...

Nhà máy “đỏ lửa”, công trường tất bật ngay đầu năm

(LĐXH) - Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kết thúc, không khí ra quân lao động sản xuất diễn ra khắp nơi, từ trên các công trường, nhà máy đến những cánh đồng. Tất cả người lao động đều mang trong mình những ước mong về một năm bội thu, thắng lợi.Doanh nghiệp ra quân sản xuấtNhững ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quân sản...

Nông dân Hải Dương rộn ràng xuống đồng đầu năm mới

Tranh thủ thời tiết ấm những ngày đầu xuân mới, nông dân nhiều nơi trong tỉnh Hải Dương nô nức xuống đồng gieo cấy để bảo đảm thời vụ. Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/nhan-luc/nong-dan-hai-duong-ron-rang-xuong-dong-dau-nam-moi-20250203203152625.htm

Bài đọc nhiều

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Là một trong những đơn vị thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, với mục đích giáo dục, cải tạo, đưa người phạm tội trở lại cộng đồng, có cơ hội phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm, Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.

USCIRF công bố báo cáo thiếu khách quan về tự do tôn giáo Việt Nam

Những năm qua, USCIRF không có thiện chí trong việc trao đổi, làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam mà chủ yếu liên kết, tham vấn các thông tin, tài liệu về tôn giáo của Việt Nam từ các tổ chức phản động người Việt lưu vong có hoạt động khủng bố, tài trợ khủng bố chống Nhà nước Việt Nam quyết liệt và cực đoan.

Quỹ Dân số Liên hợp quốc đồng hành cùng Việt Nam ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Baoquocte.vn. Ngày 3/11, tại Hà Tĩnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức Hội thảo truyền thông vận động xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Vinh danh 26 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về tam nông

Tại sự kiện, Ban tổ chức đã lần lượt trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 10 giải khuyến khích, 10 giải chuyên đề được trao cho các tác giả, nhóm tác giả đến từ các cơ quan báo chí cả nước. Giải...

Cùng chuyên mục

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Là người dân tộc Mông được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thời gian qua, được sự hậu thuẫn của những cá nhân, tổ chức phản động, thiếu thiện chí, Vàng Chỉnh Mình đã lập ra cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Quyền tiếp cận nước sạch trong pháp luật quốc tế và Việt Nam

Nước là một nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng phải đến tháng 7/2010, quyền tiếp cận nước sạch mới được Liên hợp quốc (LHQ) công nhận là một quyền cơ bản của con người. Tại Việt Nam, quyền tiếp cận nước sạch không chỉ được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý, mà còn là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Là một trong những đơn vị thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, với mục đích giáo dục, cải tạo, đưa người phạm tội trở lại cộng đồng, có cơ hội phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm, Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

USCIRF công bố báo cáo thiếu khách quan về tự do tôn giáo Việt Nam

Những năm qua, USCIRF không có thiện chí trong việc trao đổi, làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam mà chủ yếu liên kết, tham vấn các thông tin, tài liệu về tôn giáo của Việt Nam từ các tổ chức phản động người Việt lưu vong có hoạt động khủng bố, tài trợ khủng bố chống Nhà nước Việt Nam quyết liệt và cực đoan.

Mới nhất

Bộ Quốc phòng tổ chức lễ giao nhận quân trên cả nước từ ngày 13 đến 15-2

Năm 2025, việc tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện trong một đợt. Theo kế hoạch, lễ giao nhận quân năm 2025 tại các địa phương diễn ra trong 3 ngày: từ 13 đến hết 15-2. ...

Thị trường nội địa phấn khởi bước vào vụ thu hoạch, dự báo giá tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 10/2/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Rét đậm ‘bủa vây’ miền Bắc, Hà Nội lạnh 10 độ C

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại, nhiệt độ nhiều nơi xuống rất thấp, Hà Nội rét đậm 10 độ C. Thời tiết Hà Nội ngày 10/2 tiếp tục đón nhận một ngày rét đậm, trời nhiều mây, không mưa, gió đông đến đông nam cấp...

Phong Phú Hà Nam thắng trận ra quân giải U19 nữ Quốc gia 2025

Trận đấu đầu tiên của giải là cuộc đọ sức giữa Phong Phú Hà Nam và Zantino Vĩnh Phúc. Là nhà đương kim vô địch, Phong Phú Hà Nam quyết tâm giành chiến thắng nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ ngôi hậu. Tuy nhiên, cô trò HLV Trần Lệ Thủy vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ...

Mới nhất