Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐể Trung du và miền núi Bắc Bộ không còn là "vùng...

Để Trung du và miền núi Bắc Bộ không còn là “vùng trũng” trong phát triển kinh tế


Là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, song do thiếu liên kết, Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB) vẫn là “vùng trũng” trong phát triển kinh tế và là “lõi nghèo” của cả nước.

Phát biểu tại Diễn đàn Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng TD&MNBB do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 27/9, ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, vùng TD&MNBB có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, thuận lợi kết nối giao thương với Trung Quốc và ASEAN.

Trong đó, tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biên mậu, là vùng giàu tài nguyên, khoáng sản; thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản; hội tụ đầy đủ nhiều tiềm năng du lịch đặc sắc; đặc biệt, đây là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng.

Để Trung du và miền núi Bắc Bộ không còn là 'vùng trũng' trong phát triển kinh tế
Diễn đàn Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng TD&MNBB, chiều 27/9. (Nguồn: VCCI)

Nhận diện rào cản,thách thức

Dù vậy, ông Phòng cho rằng, lợi thế của vùng vẫn chưa được khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả. Trong đó, vùng TD&MNBB vẫn là “vùng trũng” trong phát triển kinh tế và là “lõi nghèo” của cả nước, liên kết vùng còn chưa chặt chẽ.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, vùng TD&MNBB đã có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của cả nước song quy mô còn khiêm tốn (chỉ chiếm khoảng 8-9% GRDP cả nước), chưa địa phương nào trong vùng tự cân đối được ngân sách, phát triển vùng ở nhiều lĩnh vực còn thấp hơn mức trung bình cả nước. Tỷ lệ nghèo đa chiều của vùng năm 2022 là 22%, gấp gần 3 lần bình quân cả nước.

Còn theo ông Trương Đức Trọng, chuyên gia dự án PCI, Ban pháp chế VCCI, một nhà đầu tư khi đến với địa phương cần rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng cho đến các vấn đề về chính sách và các hoạt động tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Vì vậy, môi trường đầu tư kinh doanh tại khu vực TD&MNBB rất được quan tâm.

Dù vậy, các yếu tố về vị trí địa lý của vùng chưa thực sự thuận lợi, bởi vì địa hình các tỉnh phần lớn bị chia cắt bởi đồi núi và các địa hình cao, tương đối khó khăn cho cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế. Ngược lại, chúng ta có những thuận lợi để phát triển các loại hình nông, lâm nghiệp, đặc biệt là trồng các loại cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, phù hợp trong việc phát triển kinh tế của địa phương trong tương lai.

Hạn chế mà các lãnh đạo nhiều địa phương đề cập nhiều nhất đó là cơ sở hạ tầng. Trong khảo sát Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của VCCI, chỉ số cơ sở hạ tầng của khu vực miền núi Bắc bộ có điểm số thấp nhất so với các khu vực khác trên toàn quốc, là một trong những bất lợi lớn trong việc thu hút nhà đầu tư đến địa phương.

Theo vị chuyên gia, một yếu tố nữa tất được nhà đầu tư quan tâm đó là điều kiện kinh tế gồm quy mô thị trường, thu nhập dân cư, sự phát triển các chuỗi cung ứng… Có thể thấy, đây là một điều bất lợi của các tỉnh miền núi Bắc bộ khi GDP bình quân đầu người theo thống kê trong vùng chỉ nhỉnh hơn khu vực Tây Nguyên.

Còn nhiều chỉ tiêu kinh tế khác của vùng cũng tương đối khiêm tốn so với các vùng khác, như số doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng các siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, khu chế xuất… Để đánh giá mức độ phát triển của địa phương thì cũng chỉ hơn khu vực Tây Nguyên.

Riêng về mức độ phát triển của doanh nghiệp địa phương trên địa bàn tương đối thấp so với mức độ trung bình cả nước. Nếu so với một khu vực gần đó là Đồng bằng sông Hồng thì cũng thấp hơn khá nhiều, có một số địa phương có giá trị tương đối gồm Lào Cai, Thái Nguyên với khoảng 4 doanh nghiệp/1000 dân, gần với giá trị trung bình của vùng Đồng bằng sông Hồng (6 doanh nghiệp/1000 dân).

Đáng chú ý, thu hút vốn FDI cũng không phải thế mạnh của địa phương khi sự chênh lệch rất rõ rệt. Qua khảo sát, hiện nay chỉ có Bắc Giang là tam giác thu hút vốn FDI của vùng cùng với Thái Nguyên, Phú Thọ. Ở các địa phương còn lại có rất ít các dự án FDI.

“Chúng tôi tính toán số lượng doanh nghiệp tích lũy từ năm 1988 sẽ thấy, Bắc Giang là một trong những điểm sáng trong thời gian gần đây, còn Thái Nguyên thì có dự án đầu tư lớn từ Samsung, góp phần vào kết quả của địa phương. Các tỉnh như Điện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn thì số dự án đầu tư nước ngoài rất ít ỏi”.

Theo ông Trọng, dù điểm tích cực là số lượng, lao động của các tỉnh trong khu vực khá dồi dào, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại địa phương cao hơn mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, một thách thức với các địa phương trong vùng đó là vấn đề người lao động có xu hướng di cư đi khỏi địa phương. Vấn đề này biểu hiện rõ rệt ở một số địa phương như Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng.

Điều đáng nói, tỷ lệ lao động tại địa phương đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp không cao. Nếu trung bình toàn quốc là 39% vẫn là con số tương đối thấp, thì ở các địa phương trong khu vực miền núi Bắc Bộ còn thấp hơn. Điều đó cho thấy vấn đề chất lượng lao động là một trở ngại địa phương, dẫn đến rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn lao động”, ông Trọng nêu.

Tư duy mới, tầm nhìn mới để “thoát nghèo”

Ông Hoàng Quang Phòng thông tin, Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 37 và ban hành Nghị quyết 11 về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng TD&MNBB đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu phát triển vùng TD&MNBB trở thành vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện và là hình mẫu phát triển xanh của cả nước.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 96/NQ-CP ngày 1/8/2022 với 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đồng thời đề ra 17 nhiệm vụ cụ thể, 33 dự án liên vùng, kết nối và phân công cho các bộ, ngành triển khai thực hiện với lộ trình thời gian cụ thể.

Theo Phó Chủ tịch VCCI, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước nói tới rất nhiều điểm “mới”. Với tư duy mới, tầm nhìn mới, lộ trình phát triển mới, vận hội mới… chính là nền tảng quan trọng, giúp “vùng lõi nghèo” miền núi Bắc Bộ phát triển đột phá trong thời gian tới…“Tư duy mới là khi không chỉ Chính phủ, các cơ quan hoạch định chính sách, mà từng địa phương đều hiểu rõ rằng, liên kết là để phát triển và muốn phát triển thì phải liên kết…”, ông Phòng khẳng định.

Để Trung du và miền núi Bắc Bộ không còn là 'vùng trũng' trong phát triển kinh tế
Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 37 và ban hành Nghị quyết 11 về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng TD&MNBB đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. (Nguồn: Báo Dân tộc& Phát triển)

Ông Phòng lưu ý, liên kết chặt chẽ là khi không chỉ chính quyền mà ngay cả doanh nghiệp cũng cần cùng chung tay xây dựng một quy hoạch chung cho toàn vùng. Liên kết để hình thành và phát triển hệ thống đô thị kết nối nội vùng với các đô thị lớn vùng Đồng bằng sông Hồng, phát triển các chuỗi liên kết, trung tâm kinh tế đô thị vùng gắn với các đô thị vùng biên giới.

“Liên kết để hình thành một số cực tăng trưởng và trung tâm kinh tế của vùng, song hành với phát triển hành lang kinh tế, gắn với không chỉ hệ thống giao thông kết nối, mà còn với tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trong vùng, tránh cạnh tranh lẫn nhau bằng mọi giá.

Chính sự liên kết toàn diện này sẽ giúp các địa phương trong vùng biến thách thức thành cơ hội, biến tiềm năng thành tiềm lực, biến tiềm lực thành nguồn lực, để vùng TD&MNBB có thể phát triển đột phá, bắt kịp các vùng kinh tế động lực khác.

Nếu liên kết vùng tại tất cả các vùng được đẩy mạnh, thì tình hình kinh tế – xã hội của từng vùng và của cả nước chắc chắn sẽ có bước đột phá. Quan trọng hơn cả, khi liên kết nội vùng được phát triển, doanh nghiệp sẽ tìm thấy sức hút riêng có của Vùng. Đất có lành, chim mới đậu – liên kết vùng Trung du miền núi Bắc Bộ không chỉ đem đến động lực mới cho vùng mà còn đem đến sự kết nối từ chính mối dây doanh nghiệp…”, Phó Chủ tịch VCCI cho hay.

Để trong thời gian tới có thể tăng cường liên kết trong vùng TD&MNBB, ông Trương Đức Trọng đưa ra một số kiến nghị ở một số lĩnh vực:

Thứ nhất, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Có những địa phương đã có mô hình rất tốt như Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai thì có thể lan tỏa sang những địa phương còn lại trong vùng; chia sẻ kinh nghiệm.

Thứ hai, liên kết trong thương mại. Đôi khi một địa phương không đủ mà cần phải có một vùng nhiều địa phương cùng tham gia.

Thứ ba, liên kết về hạ tầng giao thông, logistics và phát triển chuỗi cung ứng. Đây là một đề tài rất rộng cần thảo luận thêm, đặc biệt là vấn đề về giao thông.

Thứ tư, liên kết trong đề xuất chính sách. Một địa phương có tiếng nói chưa đủ, nhưng nhiều địa phương chắc chắn sẽ được Chính phủ, các bộ ngành lắng nghe nhiều hơn.

Thứ năm, liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực, liên kết bảo vệ môi trường cũng là một chủ đề cần thiết.

Tại Diễn đàn, ông Phan Thế Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị VCCI với kinh nghiệm quốc tế sâu rộng quan tâm nghiên cứu giải pháp để hỗ trợ các địa phương xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI, qua đó xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu bền vững theo đúng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 đã được Quốc hội ban hành tại Nghị quyết 81/2023/QH15. Đồng thời, tích cực tư vấn, hỗ trợ các địa phương cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thành phần kinh tế, từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn vùng.





Nguồn

Cùng chủ đề

Liên kết vùng: Động lực phát triển du lịch Đông Nam Bộ

16/01/2025 13:51 (PLVN) -Nền kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ, ngành du lịch Việt Nam cũng không ngừng phát triển và đổi mới để thích ứng với những xu hướng mới. Đặc biệt, khu vực Đông Nam Bộ, với tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, đang trở thành một điểm đến hấp dẫn không chỉ cho du khách trong nước mà còn cho du khách quốc tế. Để khai thác...

Liên kết vùng để tạo sức mạnh cho phát triển thương mại điện tử

Liên kết vùng tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 để hướng đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách vùng miền trong phát triển thương mại điện tử. Thu hẹp khoảng cách vùng miền Năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh...

Bức tranh sáng của giao thông liên vùng (*): Những dấu ấn lớn

Bên cạnh khai thác những công trình giải tỏa áp lực giao thông nhiều cửa ngõ, TP HCM chú trọng các dự án trọng điểm kết nối liên vùng ...

Doanh thu du lịch vùng Đông Nam Bộ đạt hơn 215.000 tỷ đồng trong năm 2024

28/12/2024 07:35 (PLVN) - Ngày 26/12, tại TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ tổ chức hội nghị sơ kết triển khai thực hiện thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch năm 2024. ​Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2024, các địa phương trong vùng đã đón hơn 74 triệu lượt khách, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2023,...

Liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect là dịp để các tỉnh thành phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương thông qua liên kết vùng, trong bối cảnh cạnh tranh mới. Diễn đàn cũng thu hút sự tham dự, đóng góp tham luận...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Google phát hành Gemini 2.0, cạnh tranh với AI Trung Quốc

Google phát hành Gemini 2.0, chatbot trí tuệ nhân tạo thế hệ mới với nhiều phiên bản và cập nhật tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ AI trên thị trường.

100 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Thổ Nhĩ Kỳ qua lăng kính thời trang

Một buổi trình diễn thời trang kỷ niệm 100 năm quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản vừa diễn ra tại thành phố Istanbul, với sự kết hợp giữa kimono truyền thống và các thiết kế đương đại.

Cuộc “đại tu” chính sách thương mại của ông Trump có bước tiến mới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẽ công bố mức thuế mới 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ vào ngày 10/2 (giờ địa phương).

Apple chính thức chặn người dùng iPhone hạ cấp về iOS 18.2.1

Apple vừa chính thức khóa sign iOS 18.2.1, qua đó chặn người dùng iPhone chạy iOS 18.3 hạ cấp về phiên bản iOS cũ này.

Châu Âu không nên là “ưu tiên hàng đầu” của Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo rằng việc Washington áp thuế với châu Âu sẽ đẩy lạm phát ở Mỹ tăng cao.

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025

Kết quả này mới chỉ đạt được 14,3% kế hoạch đề ra trong quý I/2025. Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025Kết quả này mới chỉ đạt được 14,3% kế hoạch đề ra trong quý I/2025. Năm 2025, Kho bạc Nhà nước có kế hoạch phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và riêng trong quý I/2025...

Tin tức sáng 8-2: Đề xuất chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo; Cổ phiếu của đại gia thép SMC có khả năng bị hủy niêm yết; TP.HCM lên phương án chống cháy rừng mùa khô... ...

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 tăng tới bao giờ?

(NLĐO) – Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tăng với tốc độ chậm hơn thế giới nhưng đều đang ở vùng đỉnh lịch sử. ...

Khách quốc tế Kyrgyzstan đến Phú Quốc tăng ‘choáng ngợp’

Chỉ trong 5 ngày Tết Nguyên đán 2025, tại cảng hàng không quốc tế Phú Quốc lượng chuyến bay tăng 64%, lượng khách tăng 47% so với cùng kỳ năm 2024. Ngày 6-2, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Bùi Thế Dương, ...

Cùng chuyên mục

THACO mong làm đường sắt đô thị, Vingroup thúc đẩy sản xuất xanh, FPT muốn phổ cập AI

Nhiều doanh nghiệp đã hiến kế được đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm nay và mong muốn tham gia vào các dự án lớn của đất nước. Ông Trương Gia Bình, chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn...

Cải cách thuế và kỳ vọng từ cộng đồng doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước kỳ vọng, những thay đổi về chính sách thuế của Việt Nam sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo thực hành thuế công bằng và điều chỉnh hệ thống thuế của Việt Nam theo các tiêu chuẩn toàn cầu. Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước kỳ vọng, những thay đổi về chính sách thuế của Việt Nam sẽ tạo môi trường...

Giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng, mức nào phù hợp?

Mức giảm trừ gia cảnh không thể đồng nhất một con số như hiện nay mà cần phải theo khu vực, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của địa phương, khu vực đó. Nhưng căn cứ cơ sở nào để tính toán con số phù hợp? ...

Đồng loạt tăng tiếp khi vừa mở cửa

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tăng vọt đầu tuần đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng giá mua vào vàng miếng SJC, vàng nhẫn. ...

Doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phải kết nối dữ liệu với Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của nghị định mới về kinh doanh xăng dầu. Dữ liệu cơ sở vật chất, phân phối, tồn kho xăng dầu của DN phải kết nối với Bộ Công Thương Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu, thay thế Nghị định số 83/2014/NĐ-CP...

Mới nhất

Ông Trump tái khẳng định muốn Mỹ ‘mua và sở hữu’ Gaza

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm Chủ nhật tái khẳng định muốn "mua và sở hữu Gaza", nhưng có thể cho phép một số quốc gia ở Trung Đông tham...

Trường Đại học Công nghệ TPHCM cam kết không tăng học phí toàn khóa

Thấu hiểu nỗi lo chi phí những năm đại học với nhiều gia đình, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) thực hiện chính sách học phí minh bạch, công bố công khai trước khóa học và cam kết không tăng trong toàn khóa. Chính sách học phí này dành cho thí sinh tham gia xét tuyển và trúng tuyển...

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo “gỡ khó” dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3

Ngày 7/2, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Phong vừa đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3. Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo “gỡ khó” cho dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3Ngày 7/2, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết,...

Festival nghề muối Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Bạc Liêu

Sáng 10/2, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp báo thông tin về Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025...

Bất động sản Bắc Giang cất cánh nhờ quy hoạch vùng Đông Bắc Thủ đô

Bắc Giang đang là một mảnh ghép quan trọng của bức tranh kinh tế Đông Bắc vùng Thủ đô, đóng vai trò kết nối Hà Nội, Hải Phòng với biên giới Lạng Sơn, đầu mối đồng bằng sông Hồng của vùng với các tỉnh Đông Bắc. Đặc biệt, TP. Bắc Giang được quy hoạch trở thành đô thị loại...

Mới nhất