Trang chủNewsThế giớiCuộc tiến công khiến Ukraine mất loạt thiết giáp Ba Lan

Cuộc tiến công khiến Ukraine mất loạt thiết giáp Ba Lan


Một lữ đoàn Ukraine tìm cách tiến công gần làng Andreevka, phía nam Bakhmut, nhưng thất bại và lần đầu mất 3 thiết giáp Rosomak do Ba Lan viện trợ.

Lữ đoàn Ukraine hôm 24/9 triển khai lực lượng tấn công phòng tuyến Nga gần làng Andreevka ở rìa nam thành phố Bakhmut. Đây là một trong những cứ điểm quan trọng có thể làm bàn đạp giúp Ukraine tấn công các đơn vị Nga phòng thủ tại Bakhmut, thành phố thuộc tỉnh Donetsk.

Trong video trận đánh được Forbes phân tích ngày 27/9, đợt tiến công của Ukraine đã không thành công, khiến họ hứng chịu tổn thất lớn về thiết giáp.

Ít nhất 3 thiết giáp chở quân KTO Rosomak cùng hai xe chiến đấu bộ binh BMP-2 Ukraine bị hư hỏng và bỏ lại chiến trường, hai xe BMP-2 cũng bị phá hủy hoàn toàn. Gần đó là một xe BMP-2 bị phá hủy hồi tháng 7, cùng hai thiết giáp M113 và YPR-765 bị lực lượng Nga tiêu diệt hôm 2/9.

Cuộc tiến công thất bại khiến Ukraine mất loạt thiết giáp Ba Lan

Loạt thiết giáp Ukraine nằm gần làng Andreevka sau cuộc tấn công hôm 24/9. Video: Twitter/lost_warinua

“Đây là lần đầu Ukraine mất thiết giáp Rosomak, dòng xe được Ba Lan viện trợ cho Ukraine hồi đầu năm. Chưa rõ số thiết giáp này thuộc đơn vị nào. Nhiều khả năng chúng nằm trong biên chế Lữ đoàn Cơ giới số 22 chuyên vận hành nhiều loại khí tài do phương Tây viện trợ”, biên tập viên David Axe viết.

KTO Rosomak (Chồn sói) là xe thiết giáp chở quân bánh lốp 8×8 được Ba Lan sản xuất dựa trên giấy phép sao chép dòng Patria AMV của Phần Lan. Biến thể Rosomak nguyên gốc được trang bị pháo tự động Mk 44 cỡ nòng 30 mm cùng súng máy 7,62 mm, kèm hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến với kính ngắm ảnh nhiệt và thiết bị cảnh báo chiếu xạ laser Obra.

Thiết giáp Rosomak nặng khoảng 25 tấn, có kíp lái ba người gồm lái xe, trưởng xe và pháo thủ, cùng khả năng vận chuyển 8 lính bộ binh. Xe có thể đạt tốc độ tối đa hơn 100 km/h nhờ động cơ diesel công suất hơn 500 mã lực.

Rosomak có khả năng lội nước, nhưng đây cũng là điểm yếu lớn nhất của nó. Để bảo đảm khả năng xe nổi và di chuyển trên mặt nước, nhà sản xuất phải cắt bớt vỏ giáp phòng thủ để giảm tối đa trọng lượng, khiến chúng dễ tổn thương hơn trước hỏa lực đối phương.

“Mất ba xe Rosomak chỉ trong một cuộc tiến công là tổn thất lớn với đơn vị vận hành chúng. Điều may mắn là sẽ có thêm nhiều xe được cung cấp cho Ukraine”, Axe nhận định.





Xe thiết giáp Rosomak trong biên chế quân đội Ukraine. Ảnh: Twitter/front_ukrainian

Thiết giáp Rosomak trong biên chế quân đội Ukraine. Ảnh: Twitter/front_ukrainian

Chính phủ Ba Lan hồi tháng 4 cam kết chuyển giao cho Ukraine tổng cộng 200 xe Rosomak, khiến đây là một trong những dòng xe thiết giáp chuẩn phương Tây có số lượng lớn nhất trong biên chế của Kiev, bên cạnh các xe M2 Bradley và Stryker do Mỹ sản xuất.

100 chiếc dự kiến được cung cấp trong năm nay, những xe đầu tiên đã được bàn giao cho quân đội Ukraine hồi tháng 7. Truyền thông Ba Lan nói rằng 100 chiếc còn lại sẽ được sản xuất theo đơn hàng dùng nguồn vốn của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Sau đợt tiến công thất bại ngày 24/9, quân đội Ukraine tiếp tục gây sức ép với lực lượng Nga ở Andreevka. Họ sau đó tuyên bố tái kiểm soát làng này cùng làng Kleshcheevka lân cận ở tỉnh Donetsk, đánh dấu bước tiến đầu tiên trong nỗ lực giành lại Bakhmut.

Bakhmut là thành phố mà Kiev để mất vào tay Nga hồi tháng 5, sau chiến dịch vây hãm được nhận định là đẫm máu và kéo dài nhất kể từ khi xung đột bùng phát. Ước tính hàng nghìn binh sĩ mỗi bên đã thiệt mạng sau 10 tháng giao tranh tại đây, điều khiến Bakhmut có biệt danh là “cối xay thịt”.

Kiev từng cho biết quân đội nước này muốn kiểm soát Bakhmut để kìm chân lực lượng Nga, ngăn đối phương tiến sâu hơn về phía tây và nhắm trực tiếp vào phòng tuyến Ukraine trong khu vực. Trong khi đó, chuyên gia chiến sự Vladislav Ugolny của trang RT nhận định Ukraine dồn lực giành lại Bakhmut vì đây là vấn đề “mang tính danh dự” của Kiev.





Vị trí thành phố Bakhmut/Artemovsk, làng Kleshcheevka và làng Andreevka. Đồ họa: RYV

Vị trí thành phố Bakhmut/Artemovsk, làng Kleshcheevka và làng Andreevka. Đồ họa: RYV

Giới chuyên gia và các quan chức phương Tây từng nhiều lần chỉ trích Ukraine dồn quá nhiều nguồn lực quý giá để bảo vệ Bakhmut, trong đó có những đơn vị được thành lập cho chiến dịch phản công cũng được tung vào trận chiến và hứng chịu thiệt hại lớn.

Một số chuyên gia phương Tây cũng cảnh báo Ukraine sẽ tiếp tục phải hứng chịu nhiều tổn thất về người và khí tài trong nỗ lực tiếp cận Bakhmut, do địa hình phía nam thành phố chủ yếu là các cánh động bằng phẳng và trống trải. “Những cuộc tiến công thất bại như ở gần làng Andreevka chính là cái giá mà Ukraine phải trả để đạt được bước tiến ở phía nam Bakhmut”, Axe nêu quan điểm.

Vũ Anh (Theo Forbes, RT)




Source link

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Đông Âu còn tiềm năng rất lớn

Sáng 18/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng các thành viên đoàn Việt Nam thăm chính thức Ba Lan đã thăm Trung tâm Thương mại ASG tại Thủ đô Warsaw. * Đây là hoạt động cuối cùng của Thủ...

Tạo xung lực mới cho hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam – Ba Lan

Chiều 17/1 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Warsaw, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ba Lan - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng dự có các thành...

Thủ tướng và Phu nhân dự chương trình Xuân quê hương tại Ba Lan

Tối 17/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự chương trình "Xuân Quê hương Ất Tỵ 2025", chung vui đón Tết sớm với cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan - một kỷ niệm "khó quên trong đời". Cùng dự có Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; đông đảo bà con cộng đồng người Việt Nam ở Ba Lan. Về phía khách mời Ba Lan...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự chương trình Xuân quê hương tại Ba Lan

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Ba Lan, tối 17/1, giờ địa phương, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã dự chương trình “Xuân Quê hương Ất Tỵ 2025”, chung vui với cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan. Cùng dự có Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương;...

LOT Airlines muốn mở lại đường bay thẳng Ba Lan

(NLĐO)- Hiện LOT Airlines đang khai thác các chuyến bay charter giữa Warsaw - Phú Quốc và riêng năm 2024, đã mang 15.000 du khách Ba Lan tới Việt Nam. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời bàn họp tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ), các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.

Cùng chuyên mục

Ông trùm bất động sản Ai Cập muốn tái thiết Dải Gaza với 27 tỉ USD

Ông Hisham Talaat Moustafa, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn bất động sản Talaat Moustafa Holding Group của Ai Cập đã phác thảo kế hoạch tạo ra một 'xã hội văn minh' ở Gaza trong vòng 3 năm, với chi phí khoảng...

100 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Thổ Nhĩ Kỳ qua lăng kính thời trang

Một buổi trình diễn thời trang kỷ niệm 100 năm quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản vừa diễn ra tại thành phố Istanbul, với sự kết hợp giữa kimono truyền thống và các thiết kế đương đại.

UAV lạ bay qua nơi lực lượng Ukraine học sử dụng tên lửa Patriot tại Đức

Cảnh sát Đức đang điều tra nhiều vụ máy bay không người lái (UAV) lạ bay qua căn cứ không quân nơi lực lượng Ukraine đang trải qua khóa huấn luyện sử dụng hệ thống phòng không Patriot. ...

Quan hệ Mỹ – Nhật: Lụy nhỏ, được lớn

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba là lãnh đạo quốc gia thứ hai gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump từ sau ông Trump trở lại cầm quyền. ...

Mới nhất

Thuốc nào ‘trị tận gốc’?

Những quy định mới về dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT đang nhận nhiều ý kiến trái chiều. Phía chuyên gia cho rằng, để giải quyết vấn đề này, điều quan trọng số một nâng cao chất lượng dạy thật, học thật trong nhà trường. ...

Hàn Quốc cấm truy cập DeepSeek

Bộ Công nghiệp Hàn Quốc tạm thời chặn nhân viên truy cập mô hình AI của DeepSeek do lo ngại nguy cơ rò rỉ thông tin, thu thập dữ liệu từ người dùng.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và kiểm tra Lữ đoàn tên lửa 490

Sáng 10-2, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác đến thăm và kiểm tra thực tế tại Lữ đoàn tên lửa 490, Binh chủng Pháo binh, tỉnh Hải Dương. ...

Các nhà khoa học Việt Nam thắng lớn Giải thưởng Sáng tạo châu Á

Giải thưởng Sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi vừa công bố các nhà khoa học khu vực ASEAN đoạt giải năm 2024, trong đó có đến 6 nhà khoa học đoạt giải thưởng này. ...

Mách bạn bài thuốc cổ truyền hữu hiệu giải cảm cúm, ngạt mũi, đau họng

Những ngày qua, ca mắc cúm gia tăng, nhiều người khổ sở với triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng… Làm gì để giảm các triệu chứng này, y học cổ truyền đã có nhiều bài thuốc hữu hiệu. ...

Mới nhất