Trang chủNewsThế giớiBRICS có đủ lớn để Ả Rập Xê-út và Iran bắt tay...

BRICS có đủ lớn để Ả Rập Xê-út và Iran bắt tay nhau?


Iran và Ả Rập Xê-út (Saudi Arabia) – hai cường quốc đối địch nhau ở Vùng Vịnh, đồng thời nhận được lời mời gia nhập nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS do Trung Quốc và Nga dẫn dắt.

Mặc dù nền tảng này được đánh giá là nơi phù hợp cho quá trình bình thường hóa song phương đang chớm nở giữa hai bên, nhưng phản ứng từ Tehran và Riyadh trước lời mời tham gia BRICS lại khác nhau rõ rệt.

Hai nền tảng, một mục đích

Một trong những khía cạnh đáng chú ý trong “quyết định lịch sử” của BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) được công bố tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Johannesburg, Nam Phi hồi tháng trước là lời mời tham gia nhóm được đưa ra cho Iran và Ả Rập Xê-út – hai cường quốc đối địch nhau ở Vùng Vịnh.

Nhưng BRICS không phải là nền tảng đa phương duy nhất cho hợp tác và đối thoại giữa Riyadh và Tehran. Trước đó, vào năm 2022, Iran đã trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), trong khi Ả Rập Xê-út trở thành “đối tác đối thoại” và có triển vọng trở thành thành viên đầy đủ của diễn đàn an ninh Á-Âu do Trung Quốc dẫn dắt.

Việc đồng thời gia nhập BRICS và trong tương lai, việc Ả Rập Xê-út gia nhập SCO, có thể tăng cường hơn nữa quá trình bình thường hóa song phương giữa Tehran và Riyadh.

Thế giới - BRICS có đủ lớn để Ả Rập Xê-út và Iran bắt tay nhau?

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 tại Nam Phi chụp ảnh kỷ niệm, tháng 8/2023. Tại hội nghị, BRICS đã ra quyết định lịch sử khi mời thêm 6 quốc gia tham gia nhóm, trong đó có Iran và Ả Rập Xê-út. Ảnh: Tehran Times

Đối với Iran và Ả Rập Xê-út, điều quan trọng là một quỹ đạo, một triển vọng bình thường hóa lâu dài hơn là những kết quả tức thời cũng như những cam kết và kỳ vọng không thực tế. Nói cách khác, một diễn đàn như BRICS, nơi cả hai nước có thể tương tác trên cơ sở bình đẳng và mọi quyết định đều được đưa ra theo nguyên tắc đồng thuận, có thể là một diễn đàn phù hợp để từng bước xây dựng niềm tin lẫn nhau.

Tuy nhiên, phản ứng từ Tehran và Riyadh trước lời mời tham gia BRICS khác nhau rõ rệt. Trong khi các quan chức Iran vui mừng về triển vọng này, thì Ả Rập Xê-út – một đồng minh truyền thống của Mỹ ở Trung Đông – lại thận trọng hơn nhiều. Riyadh đã chỉ ra sự cần thiết phải nghiên cứu thêm chi tiết về những yêu cầu của tư cách thành viên BRICS trước khi xác nhận tham gia.

Những phản ứng này xuất phát từ nhu cầu khác nhau của hai gã khổng lồ Trung Đông. Đối với Iran, việc gia nhập SCO bị “soi” nhiều hơn so với gia nhập BRICS. Trong mắt phương Tây BRICS không giống như SCO, mà mang tính toàn cầu hơn vì thành viên bao gồm các nền dân chủ. Việc được “bật đèn xanh” gia nhập khối này là một thành công ngoại giao đối với Iran.

Còn đối với Ả Rập Xê-út, theo các nhà phân tích, trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào, Ả Rập Xê-út sẽ thăm dò phản ứng của Mỹ trước.

Nhiều thăng trầm hơn nữa

Liên minh vốn vững chắc của vương quốc này với Mỹ đã lỏng lẻo trên một số mặt trận; việc gia nhập BRICS sẽ càng thúc đẩy xu hướng này – nhưng còn lâu Ả Rập Xê-út mới loại bỏ được các mối quan hệ với cường quốc hàng đầu thế giới.

“Trước tiên, Ả Rập Xê-út sẽ đánh giá phản ứng của Washington và xem xét mọi lời đề nghị từ các phái đoàn mà Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ cử tới Riyadh, trước khi tiếp tục xem xét chấp nhận lời mời”, ông Sami Hamdi, giám đốc điều hành của International Interest, một công ty rủi ro chính trị tập trung vào Trung Đông, nói với Al Jazeera.

Tuy nhiên, Ả Rập Xê-út vốn đã là nước dẫn đầu khu vực, và Thái tử Mohammed bin Salman (MBS) không giấu giếm tham vọng đưa vương quốc của mình trở thành một cường quốc toàn cầu. Và việc đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại, đặc biệt là xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với Trung Quốc, cũng quan trọng không kém, theo ông Michelle Grise, nhà nghiên cứu chính sách cấp cao tại RAND Corporation.

Do đó, rất có thể Riyadh, sau khoảng tạm dừng ngoại giao cần thiết, sẽ chấp nhận lời mời gia nhập BRICS.

Thế giới - BRICS có đủ lớn để Ả Rập Xê-út và Iran bắt tay nhau? (Hình 2).

Một người dân ở Tehran cầm một tờ báo địa phương, ra ngày 11/3/2023, đưa tin về thỏa thuận do Trung Quốc làm trung gian giữa Iran và Ả Rập Xê-út nhằm khôi phục quan hệ giữa hai cựu thù ở Trung Đông. Ảnh: Getty Images

Đáng nói, sau tất cả, các nền tảng như BRICS và SCO chỉ có thể hỗ trợ chứ không thể thay thế cho lộ trình bình thường hóa song phương giữa Ả Rập Xê-út và Iran. Mặc dù cuộc đối thoại Tehran – Riyadh diễn ra với các cuộc gặp cấp cao của các Ngoại trưởng và các quan chức quốc phòng hàng đầu, nhưng tất cả vẫn chỉ đang ở giai đoạn đầu. Bất chấp thời gian biểu lạc quan, công việc của các cơ quan ngoại giao ở cả hai nước vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn.

Có khả năng quan hệ Ả Rập Xê-út – Iran sẽ trải qua nhiều thăng trầm hơn nữa, đặc biệt là nếu việc bình thường hóa quan hệ giữa Ả Rập Xê-út và Israel được hiện thực hóa. Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã cảnh báo rằng việc bình thường hóa quan hệ giữa Ả Rập Xê-út và Israel không chỉ là sự phản bội chính nghĩa của người Palestine mà còn là chất xúc tác cho sự bất ổn trong khu vực.

Nếu Ả Rập Xê-út và Iran một lần nữa có bước đi đối đầu, điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự gắn kết của BRICS, khi cả hai bên sử dụng bất kỳ đòn bẩy nào họ có để gây bất lợi cho bên kia. Trong trường hợp đó, các thành viên hiện tại của BRICS có thể phải “hối hận” vì đã quyết định đưa các đối thủ địa chính trị từ Vùng Vịnh vào nhóm của họ.

Tuy nhiên, quan trọng nhất, cả Tehran và Riyadh đều nhận thấy lợi ích quốc gia lâu dài trong việc tiến hành giảm leo thang và bình thường hóa quan hệ. Ít nhất, trong tương lai gần, có vẻ như quỹ đạo này sẽ được bảo toàn, bất chấp những cạm bẫy trên đường đi. Thành viên chung của BRICS – và trong tương lai, có thể cả SCO nữa – cung cấp thêm địa điểm cho quá trình xây dựng lòng tin.

Minh Đức (Theo Modern Diplomacy, Al Jazeera)





Nguồn

Cùng chủ đề

Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra từ ngày 15-16/10 tại thủ đô Islamabad, Pakistan với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước thành viên cùng các nước quan sát viên và “đối tác đối thoại”.

Đăng cai Hội nghị thượng đỉnh SCO 2024, Pakistan nói “cơ hội vàng”

Sáng 16/10, cuộc họp lần thứ 23 của Hội đồng các Nguyên thủ Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) đã khai mạc tại thủ đô Islamabad, Pakistan.

Ấn Độ “chốt” nhân vật tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO ở Pakistan

Hồi tháng 8, Pakistan đã mời Thủ tướng Narendra Modi đến dự cuộc gặp của các nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)...

Trung Quốc tuyên bố nỗ lực giải quyết các thách thức an ninh, mở đường cho đàm phán hoà bình ở Ukraine

Ngày 14/9, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trần Hiểu Đông cho biết Bắc Kinh sẽ giải quyết các thách thức quốc tế trong lĩnh vực an ninh tại Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và các diễn đàn đa phương khác.

Iran cam kết tăng cường hợp tác song phương với một quốc gia Đông Âu

Ngày 13/9, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia tối cao Iran Ali Akbar Ahmadian và Thư ký Hội đồng An ninh Belarus Alexander Volfovich đã gặp nhau ở thủ đô Minsk của quốc gia Đông Âu.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời bàn họp tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ), các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.

Từ ngày “có ông Trump”…

Nga tiến công cầm chừng, Ukraine "gật gù' với đàm phán và nghĩ tới một ngày đối thoại với Tổng thống Putin, gạt bỏ đi những hận thù để hướng đến hòa bình... đó là những điều khó có thể nghĩ đến nếu như 'ông Trump không đến'.

Ông Trump có thể gặp ông Zelensky vào tuần tới, Ukraine sẵn sàng

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông có thể sẽ gặp người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky vào tuần tới để thảo luận về cuộc xung đột tại Kyiv. ...

Israel thả 183 tù nhân Palestine, Hamas ‘phàn nàn’ về tiến độ cứu trợ

Israel ngày 8/2 đã thả 183 tù nhân Palestine trong đợt trao đổi tù nhân lấy con tin lần thứ 5 thông qua Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế.

Cùng chuyên mục

Nga nêu điều kiện ký thỏa thuận với Ukraine, Israel không kích Hezbollah, Moscow tiết lộ về điện đàm Nga-Mỹ

Chính sách kinh tế của Tổng thống Trump khiến Mỹ bị cô lập, EU âm mưu bắt giữ tàu chở dầu Nga, Hàn-Mỹ tập trận bắn đạn thật quy mô lớn, Tổng thống Romania từ chức trước bầu cử, Tổng thống Colombia cải tổ nội các… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Để ngoại giao thành phố trở thành công cụ đắc lực cho nền y tế toàn cầu

Sự kết nối giữa các thành phố đang ngày càng rộng mở hơn và cần trở thành trọng tâm trong ngoại giao y tế toàn cầu.

Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 7/2 đã diễn ra một cách "ấm áp". Kết quả là Tokyo đã tránh được "mức thuế chết người" mà ông Trump áp đặt đối với các đồng minh khác của Mỹ, ít nhất là trong ngắn hạn.

Phát hiện hai ngôi mộ tập thể của gần 50 người di cư ở Libya

Mới đây, chính quyền Libya đã phát hiện gần 50 thi thể của người di cư, tị nạn từ hai ngôi mộ tập thể ở sa mạc của quốc gia Bắc Phi này.

Mới nhất

Techcombank cung cấp giải pháp quản trị tài chính tối ưu cho chủ doanh nghiệp

Không chỉ cung cấp những thông tin hữu ích về diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước, chuyên gia Techcombank còn mang đến các giải pháp, sản phẩm tài chính thiết thực cho doanh nghiệp. ...

Thêm trường Sư phạm tổ chức kỳ thi riêng

TPO - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kỳ thi riêng với 8 môn để xét tuyển. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm là: nhiều lựa chọn; đúng - sai; ghép đôi mục hỏi với câu trả lời đúng; trả lời ngắn. TPO - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2...

Chúc Tết, tặng quà các cựu chiến binh nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025

Đầu xuân Ất Tỵ 2025, đoàn đại diện Hệ thống Y tế 315 đã chúc Tết, tặng quà các cựu chiến binh: Đại tá-Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Tàu; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân-Thượng úy Nguyễn Thị Mỹ Nhung; Trung tá Phạm Văn Kề; Trung tá Phạm Minh Hiền. ...

Chi tiết danh sách 100 trường ĐH, CĐ xét điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, có 100 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 để xét tuyển.

Nga nêu điều kiện ký thỏa thuận với Ukraine, Israel không kích Hezbollah, Moscow tiết lộ về điện đàm Nga-Mỹ

Chính sách kinh tế của Tổng thống Trump khiến Mỹ bị cô lập, EU âm mưu bắt giữ tàu chở dầu Nga, Hàn-Mỹ tập trận bắn đạn thật quy mô lớn, Tổng thống Romania từ chức trước bầu cử, Tổng thống Colombia cải tổ nội các… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất