Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcAI hỗ trợ xét nghiệm gene

AI hỗ trợ xét nghiệm gene


TP HCMCông nghệ tích hợp trên máy MRI hỗ trợ chẩn đoán thoái hóa thần kinh, xét nghiệm gene, phẫu thuật thẩm mỹ nhằm… là các ứng dụng AI nổi bật trong y tế được nêu tại AI4VN ngày 21/9.

Các giải pháp được chuyên gia trình bày trong khuôn khổ AI Workshop với chủ đề “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe”. AI Workshop là một trong bốn hoạt động chính tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN 2023).

Mở đầu, ông Lee Byung Jun – Trưởng phòng Phát triển kinh doanh toàn cầu Vuno bàn về tham luận “Tăng cường khả năng chăm sóc chủ động bằng AI”. Ông nêu, nhu cầu về chăm sóc y tế tăng lên mỗi ngày, dẫn đến thực trạng thiếu hụt nhiều bác sĩ, y tá. Công nghệ và AI sẽ trở thành lời giải, đáp ứng những nhu cầu trong ngành y tế. Phân tích cụ thể hơn, Lee Byung Jun mô tả công nghệ sẽ tạo ra những phương pháp không xâm lấn để chẩn đoán bệnh, theo dõi diễn biến của bệnh một cách hiệu quả hơn, tăng độ chính xác trong các ca cấp cứu.

“Có ba tiêu chuẩn mà phần mềm AI y tế phải tuân theo là đáng tin cậy, hữu dụng và hiệu quả”, ông nhấn mạnh.





Ông Lee Byung Jun mở đầu AI Workshop về sức khỏe. Ảnh: Hà An

Ông Lee Byung Jun mở đầu AI Workshop về sức khỏe. Ảnh: Hà An

Lấy ví dụ thực tế, Vuno có giải pháp Brain MRI với khả năng hỗ trợ chẩn đoán các bệnh thoái hóa thần kinh, cung cấp dữ liệu định lượng về phân chia não, so sánh dữ liệu teo não của bệnh nhân với dân số bình thường và cung cấp báo cáo teo não.

Giải pháp khác là Med-DeepBrain AD, tự động phát hiện cường độ tăng cường chất trắng. Những thông tin này hỗ trợ chẩn đoán các rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer, thống kê thành báo cáo để người dùng chủ động theo dõi sức khỏe.

AI còn ứng dụng trong X-quang ngực. Vuno tích hợp phần mềm trực tiếp vào máy chụp X-quang và nâng cấp máy chụp này để tương thích với CPU. Thiết bị hiện lắp đặt tại các phòng khám laser và bệnh viện nhỏ ở Hàn Quốc, hỗ trợ cho việc đánh giá hàng ngày chính xác, hiệu quả hơn.

Cuối phần trình bày, ông Lee Byung Jun nói siêu dữ liệu đang dần bùng nổ, việc sử dụng thông tin do AI tạo ra sẽ giúp thêm nhiều bệnh nhân tiếp cận chất lượng chăm sóc y tế theo thời gian thực. Đồng thời, các chuyên gia có thể đưa ra quyết định một cách chính xác và hiệu quả hơn.

“Vuno muốn tiến xa hơn, tính toán mức độ của các vấn đề y tế, từ đó mang đến các nâng cấp phù hợp, điều trị hợp lý cho bệnh nhân. Chúng tôi cũng chờ đợi sự hợp tác từ các bạn”, ông nhấn mạnh.

Nối tiếp, TS. Hoàng Hồng Thắm, Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm GeneStory phân tích về “Ứng dụng AI trong xét nghiệm gene ở Việt Nam”. Bà chia sẻ cách thức thu thập và phân tích dữ liệu thông qua AI, liệt kê và giới thiệu về một số phương thức phân tích gen có sử dụng AI như GeneStoryAI, GRUD, Spark4VCF (tại Việt Nam) hay 23andme, Invitae (tại Mỹ)…





TS. Hoàng Hồng Thắm giới thiệu các giải pháp xét nghiệm gen ứng dụng AI. Ảnh: Hà An

TS. Hoàng Hồng Thắm giới thiệu các giải pháp xét nghiệm gene ứng dụng AI. Ảnh: Hà An

GRUD là phương pháp xác định nhanh chóng và không cần tham chiếu dành cho các nền tảng xác định kiểu gene chi phí thấp. Mô hình thiết kế trên cơ sở kiến trúc mạng mô hình GAN (Generative Adversarial Networks), cấu thành từ hai mạng Generator và Discriminator. Trình tạo là một mạng sâu tạo ra các kiểu gene không được quan sát dựa trên biến thể đầu vào. Bộ phân biệt đối xử sẽ phân biệt kiểu gene được tạo bằng bảng tham chiếu haplotype để xác định kiểu gene thật hay giả.

Kỹ thuật Next Generation Sequencing được dùng trong phân tích mẫu máu của 33 bệnh nhân mắc hội chứng HBOC (hereditary breast and ovarian cancer) tại Việt Nam. HBOC là hội chứng ung thư vú và buồng trứng di truyền, làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, tuổi phát bệnh sớm hơn mức trung bình của quần thể.

Bằng cách phân tích tỷ lệ sống sót giữa tỷ lệ xuất hiện ung thư vú và ung thư buồng trứng trong nhóm gia đình kết hợp, nghiên cứu có ý nghĩa đóng góp cho các giải pháp nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Cuối phiên workshop, TS. Hoàng Hồng Thắm cùng PGS.TS. Nguyễn Trường Thịnh – Viện trưởng Viện Công nghệ thông minh và Tương tác, UEH cùng thảo luận cách ứng dụng AI, dữ liệu lớn vào y tế Việt Nam.





PGS.TS. Nguyễn Trường Thịnh trả lời nhiều câu hỏi từ khán giả. Ảnh: Hà An

PGS.TS. Nguyễn Trường Thịnh trả lời nhiều câu hỏi từ khán giả. Ảnh: Hà An

Bàn về xu hướng này, cả hai chuyên gia đồng tình AI đang sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, nhất là khâu chẩn đoán, dự đoán nguy cơ, tìm ra các phương pháp điều trị phù hợp. AI và robot cũng giúp tự động hóa trong quá trình điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe. “AI và Big Data đóng vai trò lớn nhằm chăm sóc bệnh nhân”, tiến sĩ Thắm khẳng định.

Với câu hỏi: liệu AI có thay thế vai trò bác sĩ trong chăm sóc sức khỏe người bệnh, PGS.TS. Nguyễn Trường Thịnh cho rằng có thể nhưng chỉ một phần. Ví dụ việc chẩn đoán, tiên đoán, đưa ra một số phương pháp điều trị. Nhưng có việc bắt buộc phải can thiệp bởi con người, như giải phẫu…

Khi nói về các sản phẩm ứng dụng AI trong y học, ông Thịnh cho biết Viện Công nghệ thông minh và Tương tác kết hợp với các bác nhà khoa học tại trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch ứng dụng AI trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ. Công nghệ này dự đoán gương mặt trước khi phẫu thuật, giúp tái tạo gương mặt ban đầu của những bệnh nhân bị biến dạng bộ phận này. Trong khi đó, GeneStory đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm phục vụ cho ngành y tế, ở cả khâu phòng và chống bệnh, ví dụ phân tích gene để tầm soát ung thư, giải mã gene xem trẻ có bị ứng sữa không. Cả hai chuyên gia đều cho rằng giải mã gene có thể cá nhân hóa quá trình điều trị.

Bàn về thách thức, TS Hoàng Hồng Thắm cho biết, mỗi lĩnh vực mới ra đời đều gặp những thách thức nhất định. Trong lĩnh vực y tế, khó khăn nhất là thiếu nhân sự được đào tạo chuyên sâu. Bà dẫn chứng, tại GeneStory, nhân viên chủ yếu tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học và công nghệ thông tin, nhưng khi làm việc vẫn cần nhiều thời gian tự học. Thách thức thứ hai là làm sao đào tạo các bác sĩ và nhân viên y tế để họ hiểu, sử dụng công nghệ mới. Cuối cùng là nguồn ngân sách dành cho nghiên cứu. Để giải quyết các thách thức này, GeneStory tăng cường hợp tác với đối tác, quan tâm theo sát loạt sản phẩm đã đưa ra thị trường.

Cả hai chuyên gia cùng đồng tình, thu thập dữ liệu hiện là rào cản lớn. Việc chuẩn hóa dữ liệu không đơn giản, cần sự chung tay của nhiều bên để có thông tin minh bạch, chính xác.

Để thúc đẩy ứng dụng AI cũng như chuyển đổi số, cả hai chuyên gia nêu giải pháp: xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu. Điều cần nhất nằm ở sự chung tay của nhiều bên, kết hợp thế mạnh từ đa lĩnh vực để AI trở thành sức mạnh cho ngành y tế – chăm sóc sức khỏe.

AI4VN 2023 có chủ đề “Sức mạnh cho cuộc sống”, diễn ra tại Riverside Palace, 360D Bến Vân Đồn, quận 4, TP HCM. Ngày hội do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, báo VnExpress tổ chức với sự phối hợp của Câu lạc bộ Các Khoa – Viện – Trường Công nghệ thông tin – Truyền thông (FISU). Trong hai ngày tổ chức, sự kiện dự kiến thu hút 2.000 người.

Minh Tú – Hoàng Anh





AI hỗ trợ xét nghiệm gene - 3




Source link

Cùng chủ đề

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). Đây là bảng xếp hạng các trường đại học theo 11 nhóm lĩnh vực...

Tác động của việc Mỹ rút khỏi WHO và Thỏa thuận khí hậu Paris

(CLO) Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Thỏa thuận khí hậu Paris không chỉ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về tài chính mà còn làm suy yếu các nỗ lực hợp tác toàn cầu trong hai lĩnh vực thiết yếu: y tế và môi...

Khách hàng nhập viện cấp cứu sau khi tiêm truyền giải độc gan ở Spa Q’Aman

Ghi nhận nhiều lỗi liên quan Ngày 8/1, đoàn kiểm tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở Q’Aman Beauty Spa & Wellness (gọi tắt là Spa Q’Aman - địa chỉ: Biệt thự số VIC1 06, Khu phức hợp Vinhomes Ba Son, số 2 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1) về việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực y tế năm 2025. Qua đó,...

Lấp khoảng trống nhân lực cho y tế vùng cao

Với hỗ trợ của Bệnh viện Bạch Mai và các Bệnh viện tuyến T.Ư, y tế miền núi đã từng bước làm chủ kỹ thuật, giảm bệnh nhân phải chuyển tuyến, tăng cơ hội được cứu sống nhờ cấp cứu hồi sức tốt. ...

Mức giá dịch vụ tại Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lào Cai

1 Khử trùng phương tiện đường bộ các loại qua lại biên giới tải trọng dưới 5 tấn (công nông, xe tải, xe con, xe khách, xe khác) Xử lý y tế phun khử trùng bằng hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế đối với phương tiện đường bộ các loại qua lại biên giới tải trọng dưới 5 tấn, tính trên 01 phương tiện đồng/phương tiện 25.000 2 Khử trùng phương tiện đường bộ các loại qua...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Cảnh báo AI có thể phát triển ‘ý chí sinh tồn’, vượt kiểm soát của con người

Nhà khoa học máy tính hàng đầu Yoshua Bengio cảnh báo nếu mất kiểm soát với AI, 'loài người có thể biến mất trong 10 năm'. Ngày 7-2, một nhà khoa học máy tính hàng đầu đã lên tiếng cảnh báo về khả năng...

Nhiều ý kiến đóng góp dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

NDO - Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (dự thảo Luật). Đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan liên quan tham dự. Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ...

ChatGPT thêm công cụ Deep Research, cạnh tranh DeepSeek

OpenAI khẳng định với công cụ Deep Research mới nhất, ChatGPT có thể 'hoàn thành trong vài chục phút những việc mà con người phải mất đến nhiều giờ'. Theo AFP ngày 3-2, gã khổng lồ công nghệ Mỹ OpenAI công bố một công...

Nghị quyết 57-NQ/TW: Kiến tạo hệ sinh thái đưa khoa học bứt phá

Nhiều điểm đột pháTrong giai đoạn phát triển 2021-2030, tầm nhìn năm 2045, Đảng và Nhà nước ta đặt nhiều kỳ vọng vào vai trò nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xem đây là “đột phá chiến lược”, “động lực chính” để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có...

Ứng dụng công nghệ số trong tiếp nhận, xử lý kiến nghị về văn bản pháp luật

Việc ứng dụng công nghệ số trong tiếp nhận, xử lý kiến nghị về văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức phản ánh, kiến nghị kịp thời và giám sát quá trình tiếp nhận. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Ngày 5/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 244/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến...

Cùng chuyên mục

3 đài thiên văn bắt được tia vô tuyến cực lạ từ quái vật 12,6 tỉ tuổi

(NLĐO) - Thứ được các nhà khoa học mô tả là "quái vật phản lực vô tuyến" dài tới 215.000 năm ánh sáng, đến từ một vật thể cổ đại vô cùng đáng sợ. ...

Busadco xây kè chắn sóng bảo vệ Hòn Thơm – Phú Quốc

Busadco thi công tuyến kè chắn sóng biển bảo vệ Hòn Thơm, đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang bằng giải pháp lắp ráp công nghệ bê tông cốt phi kim đúc sẵn M400, cao khoảng 5m. Các cấu kiện được lắp ghép với nhau thông qua khớp trượt âm - dương; lót vải địa...

DeepSeek hút tài năng trẻ rời Thung lũng Silicon về Trung Quốc

Các kỹ sư trẻ Trung Quốc chi phí sinh hoạt thấp hơn tại quê nhà hấp dẫn. Về nước, họ được sống gần gia đình và cơ hội đảm nhận những vai trò quan trọng từ sớm trong sự nghiệp. Daniel Palomar, giáo sư...

NASA phát hiện vành đai bức xạ mới của Trái Đất

(NLĐO) - Khi nghiên cứu một hiện tượng làm rung chuyển từ quyển Trái Đất hồi tháng 5-2024, vệ tinh CubeSat của NASA đã phát hiện cặp cấu trúc lạ. ...

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút 100 giáo sư thỉnh giảng trong 5 năm tới

NDO - Giai đoạn 2025-2030, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng. Riêng 2 năm 2025 và 2026, đơn vị này mời và bổ nhiệm 50 giáo sư thỉnh giảng. Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm lấy ý kiến đóng góp về Chương trình Giáo sư thỉnh giảng. Tọa đàm nhằm triển khai Nghị...

Mới nhất

Cháy tại cư xá Phú Lâm A, nhiều người ôm tài sản tháo chạy

(NLĐO) - Do lo sợ cháy lan, một số người hàng xóm tại cư xá Phú Lâm A (quận 6, TP HCM) đã ôm tài sản chạy...

Đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh, cao nhất là 18 triệu/tháng

Hàng loạt tỉnh gồm Hà Tĩnh, Bắc Giang, Sơn La, Quảng Bình… và các bộ như Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Y tế… cùng đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh. Mức cao nhất được kiến nghị là 18 triệu đồng/tháng. ...

Rực sắc lễ hội hoa đào 2025

NDO - Ngày 8/2, tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định), Lễ hội hoa đào 2025 đã chính thức khai mạc với chủ đề “Sắc Xuân hoa đào - Kết nối văn hóa”. Sự kiện diễn ra tại làng K3, xã Vĩnh Sơn đã thu hút hàng ngàn du khách từ khắp nơi đến...

Chồng hiến thận, giữ mạng sống cho vợ bị suy thận giai đoạn cuối

Không đành lòng nhìn sức khỏe của vợ kém dần sau gần 5 năm suy thận giai đoạn...

Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp

Gần đây, ông B.V.Đ, 53 tuổi, từ Hải Dương, đã đến Phòng khám Đa khoa Medlatec vì lo lắng về các triệu chứng ho khan và nuốt nghẹn. Gần đây, ông B.V.Đ, 53 tuổi, từ Hải Dương, đã đến Phòng khám Đa khoa Medlatec vì lo lắng về các triệu chứng ho khan và nuốt nghẹn. ...

Mới nhất