Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHụt hẫng vì đỗ ngành học không mong muốn

Hụt hẫng vì đỗ ngành học không mong muốn


Hồng Giang được tiếng đỗ đại học, nhưng hụt hẫng vì đây là nguyện vọng 7, “điền cho có” chứ không thích.

Một tuần trước, Giang, quê Nam Định, lên Hà Nội nhập học ngành Khoa học giáo dục. Không khí chào đón sinh viên của trường rộn ràng nhưng Giang không thấy thoải mái. Đây không phải ngành hay trường mà em mong trúng tuyển.

Khi đăng ký xét tuyển, Giang dành ba nguyện vọng đầu cho ngành Truyền thông, Xã hội học, Chính trị học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nữ sinh cho biết đã thích trường từ lâu, nhưng với 23 điểm thi tốt nghiệp tổ hợp C15 (Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội), em không thể đỗ.

Giang cũng trượt ba nguyện vọng tiếp theo vào trường Đại học Lao động – Xã hội. Những ngành này đều lấy điểm chuẩn trên 22,85 tổ hợp D01 (Toán, Văn, Anh) nhưng Giang chỉ đạt 21,9 điểm.

“Cuối cùng, em đỗ ngành Khoa học giáo dục mà không hình dung được mình sẽ thế nào trong bốn năm tới và có thể làm gì khi tốt nghiệp”, Giang thở dài, nói.

Bảo Nam, quê Bắc Giang, cũng không vui khi đỗ ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử. Đạt gần 25 điểm thi tốt nghiệp khối A00 (Toán, Lý, Hóa), Nam đặt ngành Sư phạm Toán của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, nhưng không trúng.

“Cũng có một số trường mà điểm chuẩn ngành sư phạm tương đương điểm của mình nhưng lại xa nhà quá, cộng thêm động viên từ gia đình, cuối cùng mình đặt ngành điện, điện tử ở nguyện vọng 2”, Nam giải thích, cho biết chưa thấy hối hận nhưng “vẫn hụt hẫng vì làm giáo viên là ước mơ từ nhỏ”.

Trên các diễn đàn học sinh, sinh viên, nhiều bài đăng tương tự nhận hàng nghìn lượt tương tác. Có người dùng chia sẻ học đại học 3-4 năm nhưng vẫn thấy không phù hợp, phải nghỉ để chuyển ngành khác. Có người khuyên thí sinh cứ học để lấy tấm bằng cử nhân rồi tính tiếp.

Chưa có thống kê cụ thể tỷ lệ sinh viên trúng tuyển hoặc học ngành không đúng nguyện vọng, nhưng theo một khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM năm 2019, khoảng 60% sinh viên chọn sai ngành học, 75% thiếu hiểu biết về ngành nghề đã chọn.

Việc phải học ngành không thích khiến nhiều sinh viên chật vật, rơi vào tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội”.





Thí sinh thi tốt nghiệp 2022 tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Thí sinh thi tốt nghiệp 2022 tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Ngọc Lan, 26 tuổi, quê Hải Dương, từng nộp bừa nguyện vọng vào ngành Kế toán – Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế quốc dân, sau hai năm trượt ngành Y khoa của trường Đại học Y Hà Nội. Vì chán nản, Lan học hành chểnh mảng, chỉ đạt điểm trung bình 2,8/4 và luôn xếp cuối lớp trong hai năm đầu.

“Chưa đến mức bị cảnh cáo học vụ nhưng lúc đó tôi thấy rất bế tắc và nghĩ tới việc bỏ học kinh tế, thi lại Y lần thứ ba”, Lan nhớ lại.

Giang và Nam hiện cũng thấy mông lung về việc có nên theo đuổi tiếp ngành học mà mình đã trúng tuyển hay không. Giang nói theo dự kiến, học phí một năm của em ở trường khoảng 11 triệu đồng. Mức này gia đình em có thể đáp ứng, song nữ sinh lo lắng “nhỡ học bốn năm xong làm trái ngành thì có phí tiền không”.

Còn Nam thì lo lắng về học phí. Nếu vào sư phạm, em được miễn khoản này và được hỗ trợ thêm 3,63 triệu đồng sinh hoạt phí. Từ việc gia đình gần như không phải hỗ trợ, Nam đối mặt với mức học phí 20 triệu đồng một năm.

“Bố mẹ vẫn nói không sao, nhưng em khá lo khi phải học ngành mình không thích mà học phí không rẻ”, Nam nói.

Thầy Lâm Triều Nghi, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP HCM, nói từng nhiều lần nghe cựu học sinh chia sẻ, kêu ca về việc phải học ngành không mong muốn khi vào đại học. Song thầy cho rằng trước hết, sinh viên nên làm rõ khái niệm yêu thích, tránh “đứng núi này, trông núi nọ”, chạy theo xu thế hoặc bị tác động bởi gia đình, xã hội mà không dựa vào năng lực bản thân.

Hội đồng Anh hồi tháng 8/2020 công bố nghiên cứu về người trẻ ở Việt Nam (độ tuổi 16-30). Chỉ 16% trong số 1.200 người được hỏi cho biết chọn ngành hiện tại vì cho rằng đó là ngành thích hợp nhất để đạt được công việc mình mong muốn. Hơn 64% người chọn ngành theo sự hứng thú, 31% căn cứ vào cơ hội việc làm, 20% thấy phù hợp về tài chính, 18% chọn ngành học vì gia đình, bạn bè thích hoặc giáo viên tư vấn.

“Có những em chọn bừa từ đầu, nên phải học ngành mình không thích; nhưng cũng có em vào đúng ngành mong muốn, mà học rồi mới thấy không hợp”, ông Lê Xuân Thành, trưởng Phòng Công tác chính trị – Sinh viên, trường Đại học Mỏ – Địa chất, chia sẻ. Theo ông Thành, thí sinh thích một ngành học không có nghĩa là họ có khả năng để học ngành đó.

Ngọc Lan thừa nhận điều này. Sau hai năm “đội sổ”, cô tự hỏi “có biết học Y là thế nào không mà nói thích?” và ngược lại: “Biết Kế toán – Kiểm toán là gì chưa mà cứ ghét?”. Khi thay đổi thái độ, Lan nhận thấy nhiều kiến thức được học về Kế toán, Kiểm toán rất hay và hữu ích.

“Kinh tế không phải lựa chọn ban đầu, nhưng nó giúp thay đổi cuộc đời tôi. Giờ nếu hỏi có học Y nữa không, tôi sẽ từ chối vì khi đã hiểu thấu đáo về nó, tôi thấy mình không phù hợp”, cô gái bước vào năm thứ ba làm nghiên cứu sinh ngành Tài chính – Kế toán, Đại học Bristol, Anh, nói.

Vì thế, Lan cho rằng sinh viên nên dành thêm thời gian cho ngành học hiện tại để hiểu rõ hơn và đánh giá mức độ phù hợp. Theo cô, không phải tất cả những gì chúng ta hình dung về ngành và bản thân ban đầu đều đúng, cần có thời gian để hiểu và điều chỉnh.





Hình ảnh Ngọc Lan (phải) cùng hai sinh viên người Việt được fanpage chính thức của Đại học Bristol đăng tải cuối năm 2019. Ảnh: University of Bristol

Ngọc Lan (phải) và hai sinh viên người Việt tại Đại học Bristol, hồi cuối năm 2019. Ảnh: University of Bristol

Các nhà giáo nói không khuyến khích tân sinh viên bỏ học, thi lại ngay lập tức vì tốn kém tiền bạc, thời gian. Thay vào đó, sinh viên có thể tìm một số giải pháp tích cực hơn như xin chuyển ngành, học song bằng, chủ động tham gia các câu lạc bộ, hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực mình muốn tìm hiểu.

PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, trường Đại học Kinh tế quốc dân, cho biết mỗi năm, trường có khoảng 400 sinh viên đăng ký học cùng lúc hai chương trình. Theo ông Triệu, quy định ở mỗi trường khác nhau, nhưng cơ bản nếu sinh viên đã đáp ứng được yêu cầu đầu vào của các ngành, các em sẽ được tạo điều kiện để tiếp cận môn và ngành yêu thích.

Nếu đã nhận thức rõ ngành học không phù hợp cả về sở thích, năng lực, khó kiếm việc và không thể chuyển ngành, sinh viên mới nên nghĩ đến phương án nghỉ học và thi lại.

Ngoài ra, ông Triệu nhấn mạnh hiệu quả hoạt động hướng nghiệp từ bậc phổ thông. Ông cho rằng để học sinh nhận thức thấu đáo về ngành học cần sự tham gia đồng bộ của cả xã hội. Trường phổ thông có lợi thế gần gũi với học sinh, thuận tiện giải đáp, chia sẻ và tư vấn. Trường đại học cung cấp thông tin chuyên sâu về ngành học, chương trình đào tạo.

Trước “sự đã rồi”, Bảo Nam nói sẽ “mở lòng” với ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử. Theo Nam, dù không làm giáo viên phổ thông, em còn cơ hội trở thành giảng viên đại học.

“Em nghe nói nếu học tốt, sinh viên có thể được giữ lại trường. Đây có lẽ là mục tiêu mới của em để thỏa mãn mong muốn được giảng dạy”, Nam nói, cho biết sau khi ổn định sẽ đi làm gia sư Toán, vừa để có thêm chi phí học hành, vừa thỏa mãn đam mê.

Còn Hồng Giang đã đi học buổi đầu tiên. Em cho biết trường cho sinh viên học đại cương trong năm đầu, sau đó mới chia chuyên ngành. Giang cho hay sẽ tìm hiểu thật kỹ, nghe tư vấn từ các anh chị rồi mới đưa ra lựa chọn.

“Em không muốn lại chọn bừa thêm lần nữa”, Giang nói.

Thanh Hằng




Source link

Cùng chủ đề

Nhiều trường Y Dược mở ngành mới, tăng chỉ tiêu

Các trường đại học khối ngành Y Dược bắt đầu công bố phÆ°Æ¡ng án tuyển sinh 2025 với nhiều điểm mới đáng chú ý. Trường Đại học Y Hà Nội dự kiến tuyển sinh ngành Kỹ thuật hình ảnh y học và Công tác xã hội từ năm 2025. Theo PGS.TS Lê Đình Tùng, Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, việc mở thêm hai ngành đào tạo mới được coi là sự khác biệt lớn. Hai ngành...

Điểm xét tuyển IELTS vào các trường đại học top đầu năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, thí sinh có thể sá»­ dụng chứng chỉ IELTS từ 5.0 để xét tuyển đầu vào trường đại học top đầu. Trường Đại học Ngoại thương có 3 cách xét tuyển với thí sinh có chứng chỉ IELTS trong năm 2025, gồm: xét IELTS với học bạ THPT, xét IELTS với điểm thi tốt nghiệp THPT và xét IELTS với SAT/ACT/A-level (các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác cũng được xét tương tự).Trong đó,...

Nhiều thay đổi trong tuyển sinh đại học

(NLĐO) - Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến nhiều thay đổi trong mùa tuyển sinh đại học 2025, đặc biệt sẽ bỏ xét tuyển sớm ...

Nghị quyết 57 sẽ tác động “cán cân” tuyển sinh đại học năm 2025

TPO - Chuyên gia tuyển sinh đại học dự báo Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia sẽ tác động tới sự quan tâm của phụ huynh, học sinh về các ngành về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. TPO - Chuyên gia tuyển sinh đại học dự báo Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột...

Chi tiết lịch thi đánh giá vào các trường đại học 2025

Sau Tết Nguyên đán, hàng nghìn thí sinh cả nước sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh riêng các trường đại học. Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội (HSA)Kỳ thi HSA năm nay gồm 6 đợt, bắt đầu từ tháng 3, dự kiến có khoảng 85.000 lượt thi. Trường mở đăng ký từ ngày 8/2. Lệ phí thi 500.000 đồng/lượt thi. Về địa điểm, kỳ thi sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh, thành như Hà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo tinh gọn thế nào?

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm 2025, ngành đã, đang và sẽ triển khai việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy từ Bộ đến các nhà trường.

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

10 lời chúc mừng thầy cô ngày 20/11 bằng tiếng Anh

Thay vì nói "Happy Teachers Day", bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô vào dịp 20/11 qua những lời chúc bằng tiếng Anh dưới đây. 1. Thank you for being a shining light in my life and inspiring me to be the best version of myself (Cảm ơn thầy/cô đã là ánh sáng soi rọi cuộc đời em và khuyến khích em trở thành phiên bản tốt nhất của mình).2. I never knew learning could...

Thí sinh nắm bắt lợi ích với ngành kế toán song ngữ trong bối cảnh hội nhập

Bối cảnh hội nhập, ngành kế toán đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên được học tập trong môi trường song ngữ, không ngừng nâng cao năng lực tiếng Anh, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu. Đó cũng là mục tiêu đào tạo ra những kế toán...

Nhặt được ví tiền, học sinh ở Bình Định trả lại cho người đánh rơi

Khi đi xem pháo hoa trong đêm giao thừa, em Đinh Tấn Phát (học sinh lớp 8 ở Bình Định) đã nhặt được một ví tiền, liền mang đến công an phường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại. ...

Cùng chuyên mục

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có giao mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực...

Bộ GD-ĐT trả lời kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ GD-ĐT vừa có nội dung trả lời kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. Cụ thể, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GD-ĐT tạo xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. Về vấn...

Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh dạy môn tích hợp ở bậc THCS

TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt...

Học sinh tăng tốc ôn thi vào lớp 10 sau nghỉ Tết

Ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2025, học sinh lớp 9 và các nhà trường dồn sức ôn thi, chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, học...

Mới nhất

Dân nuôi tôm trên ruộng lúa Kiên Giang làm nhiều cách để phòng tránh xâm nhập mặn

Dân nuôi tôm, cua ở huyện An Minh, An Biên (Kiên Giang) hiện chủ động phòng tránh xâm nhập mặn bằng việc gia cố bờ bao và đo độ mặn trên kênh, sông nội đồng thường xuyên trước khi bơm nước vào ruộng. ...

Động đất mạnh 2,6 độ ở Hà Nội

(NLĐO) - Một trận động đất mạnh 2,6 độ tối 3-2 gây rung lắc nhẹ ở một số xã ngoại thành thuộc huyện Chương Mỹ, TP Hà...

Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm trong dịp Tết. Tuy nhiên, chính thói quen này lại tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm...

Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát tăng trưởng bứt phá

Công ty Cổ phần Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBS) thông báo kết quả kinh doanh quý IV/2024, với các con số tăng trưởng ấn tượng. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ, gấp 200% so với chỉ tiêu kế hoạch. Ngày 17/1, LPBS công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024. Theo đó, doanh thu...

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt ’95 năm

ChÆ°Æ¡ng trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới "95 năm - Ánh sáng soi đường" diễn ra vào tối 3/2 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Hà Nội. Phát biểu tại chương trình nghệ thuật đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh:...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội