Trang chủDestinationsHòa BìnhBan Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến những nội dung quan...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến những nội dung quan trọng phát triển kinh tế – xã hội


(HBĐT) – Sáng 12/4, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy thường kỳ tháng 4, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH địa phương.

Đồng chí Nguyễn Phi Long,
Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu kết luận hội nghị.
 

Các đại biểu đã xem xét và cho ý kiến vào các nội dung: Tờ trình của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xin chủ trương BTV Tỉnh ủy về đầu tư dự án khu dân cư nông thôn mới, hạ tầng tái định cư và nhà ở Quý Hòa tại xã Qúy Hòa, huyện Lạc Sơn; xin chủ trương của BTV về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ rừng tự nhiên, trồng mới rừng nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại xã Hòa Bình, TP Hòa Bình; Tờ trình của Văn phòng Tỉnh ủy về giao nhiệm vụ trọng tâm có tính đột phá cho các Đảng bộ, người đứng đầu các sở, ngành, địa phương năm 2023.

Dự kiến dự án khu dân cư nông thôn mới xã Qúy Hòa có quy mô dân số 4.428 người, diện tích sử dụng đất khoảng 33,57 ha; dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.300 tỷ đồng. Cho ý kiến vào nội dung này, các đại biểu cho rằng, dự án cần được triển khai theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; sẽ thực hiện quy hoạch 2 khu tái định cư. Tuy nhiên cần xem xét một số nội dung như: Khi thực hiện xong tái định cư thì người dân có phải bỏ thêm tiền mua nhà ở không?; tính khả thi khi xây dựng khu tái định cư…

Dự án khoanh nuôi, tái sinh rừng tự nhiên, trồng mới rừng nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại xã Hòa Bình, nhà đầu tư đề nghị điều chỉnh dự án thành trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái Tinh Hoa Việt. Hiện diện tích thực hiện dự án khoảng 220 ha, trong đó diện tích khoanh nuôi, bảo vệ và chăm sóc rừng khoảng 30 ha, diện tích trồng rừng sản xuất khoảng 190 ha. Xin chủ trương điều chỉnh diện tích đề xuất thực hiện dự án trên 155 ha, trong đó có 25 ha đất xây dựng khu du lịch sinh thái; còn lại là thực hiện trồng rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, rừng tự nhiên tạo cảnh quan. Đầu tư dự án trồng rừng sản xuất kết hợp xây dựng khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp tại TP Hòa Bình nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá cảnh đẹp của hệ sinh thái rừng trong khu vực dự án, góp phần phát triển KT-XH địa phương, tạo thêm việc làm, tăng thu ngân sách nhà nước.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh rà soát quyết định chủ trương các dự án trình trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.

Đối với dự án khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ rừng tự nhiên, trồng mới rừng nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại xã Hòa Bình, TP Hòa Bình, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đặc biệt lưu ý quan tâm các nội dung về hợp đồng thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và các quy định pháp luật hiện hành.

Về việc giao nhiệm vụ cho các Đảng bộ, người đứng đầu các sở, ngành, địa phương, cần tạo hiệu quả thực chất trong thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023.

 L.C




Kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khóa XVII: Thông qua 18 nghị quyết quan trọng phát triển kinh tế – xã hội

(HBĐT) – Sáng 7/4, HĐND tỉnh tổ chức Kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026. Dự và chỉ đạo kỳ họp có đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì và điều hành kỳ họp. Dự kỳ họp có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ  tỉnh, đại biểu Quốc hội khoá XV công tác tại tỉnh.



Ban Tuyên giáo T.Ư quán triệt, triển khai các quy định mới của Ban Bí thư T.Ư Đảng về công tác báo chí, xuất bản

(HBĐT) – Ngày 6/4, tại TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam và Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai các quy định mới của Ban Bí thư T.Ư Đảng khóa XIII, khu vực phía Bắc. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư; các tỉnh, thành phố phía Bắc; lãnh đạo 400 cơ quan báo, tạp chí, xuất bản và cơ quan chủ quản.



Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 8 ( khóa XI) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

(HBĐT) – Sáng 4/4, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 8 (khóa XI) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) trong tình hình mới. Dự hội nghị có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch UB T.Ư MTTQ Việt Nam, thành viên Ban chỉ đạo tổng kết NQTƯ 8 (khóa XI); Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tư lệnh Quân khu 3; Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đảm bảo cung cấp điện dịp Tết Ất Tỵ và mùa khô 2025 cho người dân TP.HCM

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng lưu ý các đơn vị triển khai kế hoạch cung cấp điện vào dịp Tết Ất Tỵ và chuẩn bị từ sớm kế hoạch cung cấp điện vào mùa khô 2025 cho người dân TP.HCM. Về...

Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

NDO - Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17 giờ chiều nay tại Hà Nội. Trước đó, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu có thời gian điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ giữa năm 2024 trong tình trạng khá nặng, nhưng sau đó bệnh chuyển biến tốt hơn. Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu sinh ngày...

Mẹo để tránh ăn quá nhiều trong dịp tết

Tết là dịp để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè. Khi mọi người đều vui vẻ, đồ ăn, đồ uống thoải mái, rất dễ xảy ra tình trạng ăn nhiều. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ tăng thêm vài cân sau...

Cháy dữ dội xưởng gỗ ở Thủ Đức, bộ đội giúp dập lửa, di dời tài sản

Xưởng gỗ bị cháy nằm gần Ban Chỉ huy Quân sự TP Thủ Đức nên lực lượng bộ đội đã đến hỗ trợ. Xưởng gỗ bị cháy nằm gần Ban Chỉ huy Quân sự TP Thủ Đức nên lực lượng bộ đội đã đến hỗ trợ. Ngày 24-1, Công an TP Thủ Đức (TP HCM) đang điều tra vụ một xưởng gỗ bị cháy dữ dội. Hiện trường vụ...

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. Theo lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Phước, trong dịp Tết Nguyên đán...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hòa Bình có 2 sản phẩm được công nhận “Sản phẩm OCOP cấp quốc gia”

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp quốc gia năm 2024 (đợt 3). Sản phẩm măng nứa khô nấu ngay của Công ty cổ phần Kim Bôi là 1 trong 2 sản phẩm của tỉnh Hòa Bình được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao. Theo đó, có 28 sản phẩm trong 5 nhóm sản...

Hoàng Thành Thăng Long – biểu tượng của lịch sử, văn hóa Thủ đô

Hoàng Thành Thăng Long nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là một biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Năm 2010, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ vào tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản văn hóa của thế...

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh. Di sản thiên nhiên thế giới 1. Vịnh Hạ Long   Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập...

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Bài đọc nhiều

Lễ đắp bếp trong ngôi nhà Mường

       Lễ đắp bếp là một nghi thức quan trọng và mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường. Đây không chỉ đơn thuần là việc xây dựng một nơi nấu nướng mà còn là một nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên, thần linh và mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Mường quan niệm bếp lửa là nơi sinh sôi nảy nở, là trung tâm của...

Cùng chuyên mục

Trang phục truyền thống phụ nữ Mường – Lạc Sơn

Trang phục truyền thống của phụ nữ Mường là một tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Mỗi đường kim mũi chỉ, mỗi họa tiết hoa văn đều ẩn chứa những câu chuyện, những giá trị tinh thần sâu sắc. Trang phục Mường không cầu kỳ, phô trương mà hướng đến sự thoải mái, tự nhiên. Tuy nhiên, trong sự giản dị ấy lại toát lên một vẻ đẹp tinh tế,...

Lễ đắp bếp trong ngôi nhà Mường

       Lễ đắp bếp là một nghi thức quan trọng và mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường. Đây không chỉ đơn thuần là việc xây dựng một nơi nấu nướng mà còn là một nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên, thần linh và mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Mường quan niệm bếp lửa là nơi sinh sôi nảy nở, là trung tâm của...

1 ngày len lỏi rừng Nhuội Hòa Bình

Rừng Nhuội thuộc xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 70 km. Đây là một khu rừng nguyên sinh với diện tích hơn 30 ha, trong đó vùng lõi chiếm gần 10 ha. Rừng Nhuội được biết đến với hệ thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loại cây gỗ quý hiếm như nghiến, sấu, cùng các loại cây dược liệu quý. Điểm đặc biệt thu hút du...

Một bản Thái Mai Châu bình dị

Cách Thủ đô Hà Nội chừng 160km, thị trấn Mai Châu là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em, trong đó người Mường và người Thái chiếm đại đa số. Mai Châu nằm trọn trong một vùng lòng chảo rộng lớn, với các ngọn núi cao như thành lũy bao quanh.Khí hậu ở nơi đây luôn mát mẻ hơn so với các nơi khác vào mùa hè, và ấm hơn vào mùa đông. Những bản làng với...

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Mới nhất

Khai mạc chợ hoa xuân “trên bến dưới thuyền”

(NLĐO) - Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" ở quận 8, TP HCM sẽ được tổ chức đến hết ngày 29 tháng Chạp. ...

Phương án mới về thu gom, vận chuyển, xử lý rác

(NLĐO)-Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo an ninh chất thải trên địa bàn TP HCM. ...

Hai tuyến metro tại Hà Nội hoạt động thế nào trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ?

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa công bố lịch chạy tàu hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh...

Đêm muộn, các phương tiện vẫn nối đuôi nhau về quê nghỉ Tết, đường Vành đai 3 trên cao bất ngờ vắng

Hơn 22 giờ ngày 24/1 (25 tháng Chạp), các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn tắc khi hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cảnh ùn...

Mới nhất