Trang chủChính trịNgoại giaoChâu Âu tự tin bước vào mùa Đông, tạm quên khủng hoảng...

Châu Âu tự tin bước vào mùa Đông, tạm quên khủng hoảng năng lượng nhờ “cứu tinh” từ Pháp?


Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu thêm trầm trọng vào mùa Đông năm ngoái, khi Pháp buộc phải dừng hoạt động hơn chục lò phản ứng hạt nhân – vốn giúp nước này trở thành nước xuất khẩu điện quan trọng. Nhưng năm nay, mọi thứ đã khác.

(Nguồn: Getty Images)
Người dân châu Âu bớt lo khủng hoảng năng lượng. (Nguồn: Getty Images)

Tin vui từ Pháp

Năm nay, Pháp đã cho phép các công ty sản xuất điện đốt thêm than trong những tháng tới, để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt trong mùa Đông. Công ty Điện lực Electricite de France (EDF) cũng thông tin, họ đã khắc phục được các vấn đề khiến sản lượng năng lượng nguyên tử bị cắt giảm gần 1/4 vào năm 2022.

Giám đốc điều hành EDF Luc Remont cho biết: “Chúng tôi đang bước vào mùa Đông với sự tự tin hơn nhiều so với thời điểm năm ngoái”.

Như vậy, các hộ gia đình và doanh nghiệp châu Âu có thể sẽ không phải chịu mối đe dọa mất điện hoặc yêu cầu cắt giảm mạnh tiêu thụ nhu cầu. Điều này cũng giúp giảm giá năng lượng – vốn vẫn ở mức cao do hầu hết hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga sang khu vực vẫn bị hạn chế.

Marc-Antoine Eyl-Mazzega, người đứng đầu Trung tâm năng lượng & khí hậu tại Tổ chức tư vấn Institut Francais des Relations Internationales nhận định: “Sản lượng năng lượng nguyên tử của EDF là một giải pháp to lớn cho hệ thống lưới điện của Pháp và Tây Âu. Hóa đơn năng lượng sẽ giảm và chính phủ cũng không cần phải ‘đau đầu’ về các biện pháp cứu trợ”.

Hiện tại, “gã khổng lồ” diện của Pháp có 39 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động – nhiều hơn 12 lò so với cùng thời điểm năm ngoái. 10 lò phản ứng hạt nhân khá dự kiến ​​sẽ hoạt động trở lại trong tháng 9.

Pháp trở thành nước nhập khẩu điện ròng vào năm 2022, lần đầu tiên kể từ năm 1980, khi sản lượng nguyên tử của nước này giảm 23%.

Sản lượng điện sụt giảm đáng kể của EDF đã gây ra những tác động khắp thị trường châu Âu – nơi phụ thuộc vào nhập khẩu điện từ Pháp. Tác động của vấn đề này thêm nghiêm trọng khi khu vực này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất nhiều thập niên.

Năm ngoái, Nga đã cắt giảm gần hết hoạt động xuất khẩu khí đốt sang châu Âu khi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine bùng nổ. Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu – thậm chí còn phải hoãn việc đóng cửa vĩnh viễn 3 lò phản ứng hạt nhân để tăng nguồn cung. Giá điện và khí đốt đã phá kỷ lục vào năm ngoái.

Tuy nhiên, kỳ tích xuất hiện. Châu Âu đã tránh được cuộc khủng hoảng năng lượng ngoạn mục nhờ vào thời tiết ấm áp bất thường và các biện pháp khác nhằm hạn chế nhu cầu.

Ông Patrick Pouyanne, Giám đốc điều hành của tập đoàn năng lượng khổng lồ Pháp Total Energies cho hay, chi phí năng lượng đã giảm kể nhưng giá điện ở Pháp “vẫn hơi cao” và vẫn có những lo lắng về mùa Đông tới.

Sự chênh lệch giữa giá điện của Pháp so với giá điện của Đức đã thu hẹp trong những tháng gần đây. Chi phí năng lượng có thể giảm hơn nữa nếu EDF giải quyết được những khó khăn kỹ thuật.

Phó Giám đốc sản xuất hạt nhân tại EDF Regis Clement nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Việc sửa chữa đang tiến triển với một động lực rất tích cực”.

Khủng hoảng năng lượng: Chuẩn bị cho mùa Đông tốt hơn tưởng tượng, châu Âu vẫn chưa thể ăn mừng (Nguồn: Reuters)
Khủng hoảng năng lượng đang mờ dần. (Nguồn: Reuters)

Dồn sự chú ý vào năng lượng hạt nhân

Điện hạt nhân chiếm gần 10% năng lượng tiêu thụ ở Liên minh châu Âu (EU), trong đó các ngành giao thông, công nghiệp, sưởi ấm và làm mát thường dựa vào than, dầu và khí tự nhiên. Trong lịch sử, điện hạt nhân đã cung cấp khoảng 1/4 điện năng của khối và 15% điện năng của Anh.

Theo Al Jazeera, ở châu Âu, trước chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, nhiều quốc gia đã lựa chọn việc “hồi sinh” năng lượng hạt nhân và đang tiếp tục đi trên con đường này.

Tại Anh, cựu Thủ tướng Boris Johnson đã công bố kế hoạch xây dựng 8 nhà máy hạt nhân mới như một phần trong kế hoạch bảo vệ đất nước khỏi “sự biến động thất thường của giá dầu và khí đốt toàn cầu”.

Trong khi đó, Ba Lan đã để ý đến năng lượng hạt nhân trong lộ trình giảm bớt năng lượng hóa thạch phụ thuộc vào điện than. Hà Lan, Thụy Điển và Ba Lan đều hy vọng phục hồi mạnh mẽ của loại hình năng lượng này trong những năm tới.

Bên cạnh đó, Bulgaria, Czech, Slovakia, Slovenia và Croatia đều có các lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động. Các nước này có rất ít động lực để loại bỏ dần năng lượng hạt nhân và chủ yếu đang xem xét mở rộng năng lực của mình.

Giải thích cho lý do của việc “ồ ạt” tìm đến năng lượng hạt nhân, các nhà phân tích cho rằng, giới chức các nước châu Âu đang đứng trước sức ép tìm một giải pháp ngắn hạn để có đủ năng lượng sưởi ấm trong mùa Đông. Đây cũng là biện pháp bảo vệ dài hạn để tránh những biến động năng lượng do bị tác động từ xung đột Nga-Ukraine vẫn đang tiếp diễn.

Năng lượng hạt nhân là chủ đề nhạy cảm trong nội bộ EU. Bên ủng hộ là Pháp và các nước Bắc, Đông Âu coi hạt nhân là năng lượng sạch. Còn bên phản đối nổi bật là Đức và Tây Ban Nha với chủ trương đẩy mạnh năng lượng tái tạo và sử dụng khí đốt hoá lỏng trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol nhận thấy, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng và giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao như hiện nay, điện hạt nhân có thể trở lại vị trí hàng đầu.

Ông nhấn mạnh: “Điều này sẽ phụ thuộc khả năng của các chính phủ và ngành công nghiệp hạt nhân trong việc huy động các khoản đầu tư cần thiết và việc nhanh chóng giải quyết các vấn đề về bội chi ngân sách, trì hoãn hạ tầng”.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong những tháng tới, vẫn có thể xuất hiện những khó khăn trong thị trường năng lượng châu Âu. Nhưng ông, Robert Jackson-Stroud, nhà phân tích sức mạnh thị trường EU tại Công ty ICIS kỳ vọng, Pháp sẽ là nước xuất khẩu điện ròng trong hầu hết mùa Đông và giá điện có nhiều khả năng giảm hơn là tăng.

Nhà phân tích này khẳng định: “Cuộc khủng hoảng năng lượng đang mờ dần. Sự cố ngừng hoạt động ngoài kế hoạch và những điều chỉnh chiến lược lớn đang ở phía sau chúng tôi”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nga hạ thủy tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

(CLO) Hôm 27/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức dự lễ ra mắt một tàu ngầm hạt nhân mới, được trang bị Zircon, loại tên lửa siêu thanh có khả năng bay nhanh gấp nhiều lần tốc độ âm thanh. ...

Hungary sẵn sàng giúp Việt Nam đào tạo 1.000 chuyên gia vận hành điện hạt nhân

(NLĐO)- Chiều 19-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungary Szijjártó Péter. ...

Dành cơ chế đặc biệt về hỗ trợ tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

(NLĐO) – Tỉnh Ninh Thuận đặt quyết tâm bàn giao mặt bằng dự án quan trọng quốc gia trong năm nay, đồng thời có cơ chế đặc biệt về bồi thường, tái định cư ...

Thúc đẩy năng lượng tái tạo giúp giá điện ở Đức giảm

Chiến lược mạnh mẽ trong việc phát triển năng lượng tái tạo tại Đức dự kiến sẽ giúp giảm giá điện bán buôn vào cuối năm tới. Chiến lược mạnh mẽ trong việc phát triển năng lượng tái tạo tại Đức dự kiến sẽ giúp giảm giá điện bán buôn vào cuối năm tới, theo nhận định của các nhà phân tích thị trường. Giá điện ở Đức đã liên tục cao hơn...

Thiết lập mạng quan trắc cảnh báo sớm bức xạ khu vực ASEAN

Mạng lưới các cơ quan pháp quy về năng lượng nguyên tử khu vực ASEAN đặt mục tiêu thiết lập một mạng lưới quan trắc, cảnh báo sớm bức xạ và kênh trao đổi dữ liệu có đủ năng lực phát hiện nhanh chóng và chính xác...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Một nước châu Âu tìm thấy tia sáng ở Qatar, thế giới cần thêm 7.000 tỷ USD để đảm bảo đủ khí đốt

Ngày 23/10, Tập đoàn năng lượng quốc gia QatarEnergy của Qatar thông báo đã đạt thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên cho tập đoàn Eni của Italy trong 27 năm.

Quyền lực khí đốt Nga quá lớn, còn sớm để tự tin nói ‘thời kỳ tồi tệ nhất đã qua’

Thực tế, 13% lượng nhập khẩu LNG vào EU vẫn đến từ Nga. Nếu muốn tránh giá khí đốt tăng đột biến, châu Âu cần “cầu trời” cho thời tiết ôn hòa trên khắp Bắc bán cầu trong khi không có sự gián đoạn lớn đối với nguồn cung.

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Anh trên nhiều lĩnh vực

Ngày 3/10, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Bộ trưởng phụ trách Scotland của Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Alister Jack. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Ngài Alister Jack, Bộ trưởng Nội các phụ trách Scotland (Anh). Ảnh: TTXVN Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước thời gian qua phát...

Đa dạng hoá chuỗi cung ứng, nâng cao khả năng thích ứng cho doanh nghiệp

Mặc dù chuỗi cung ứng đã dần được tái cấu trúc, nhưng thực tế đa số các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị.

Doanh nghiệp Việt Nam và sứ mệnh tiên phong

Thực tế, thực lực của doanh nghiệp Việt Nam, dù đã cải thiện rất lớn sau 40 năm Đổi mới, nhưng vẫn còn non trẻ so với thế giới.

Cùng chuyên mục

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ 1)

Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.

ASEAN chung tay khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan

Sáng 30/3, theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất xảy ra ngày 28/03 tại Myanmar và Thái Lan.

Tuyên bố không bận tâm nếu giá tăng sau ‘Ngày giải phóng’, ‘ván cược’ của Tổng thống Trump có đưa ngành sản xuất Mỹ...

Nhà Trắng đang chuẩn bị áp dụng mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng vào ngày 2/4, động thái vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo quốc tế và lo ngại về khả năng giá cả tăng đối với người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố không bận tâm.

Mới nhất

Chỉ di dời bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá khi thật sự cần thiết

VHO - Đối với Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá, thực hiện ý kiến của Bộ VHTTDL tại Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH về phương án bảo tồn hiện vật này, chỉ di dời để phục vụ công tác tu bổ hiện vật khi thực sự cần thiết và phải bảo đảm có phương án bảo...

[Tin tức Hàng hải] Tàu MSC chìm ngoài khơi Ấn Độ, tràn dầu và rơi hàng trăm container xuống biển – Tổng công ty...

Vào ngày 24 tháng 5 năm 2025, tàu container MSC ELSA 3, mang cờ Liberia và do Công ty Vận tải Địa Trung Hải (MSC) vận hành, đã bị nghiêng nghiêm trọng 26 độ về mạn trái khi đang trên hành trình từ cảng Vizhinjam đến Kochi, Ấn Độ. Chính quyền bang Kerala ở miền nam Ấn Độ đang...

Điện Thái Hòa vẫn hút khách đến chiêm ngưỡng bản phục chế ngai vàng triều Nguyễn | Multimedia

Giấy phép số: 422/GP-BTTTT, cấp ngày 19.8.2016 Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ Phó Tổng Biên tập: PHAN THANH NAM, NGUYỄN VĂN MƯỜI © Bản quyền thuộc về Báo Văn Hóa. Không sao chép dưới mọi hình thức nếu chưa có sự chấp thuận bằng văn bản. Văn phòng đại diện phía Nam 170 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3,...

Mới nhất