Trang chủNewsDu lịchPhát triển du lịch vùng Tây Nguyên tạo bước đột phá

Phát triển du lịch vùng Tây Nguyên tạo bước đột phá

Theo đó phát triển du lịch Vùng theo hướng tăng cường liên kết giữa vùng Tây Nguyên với các vùng khác trong cả nước và liên kết quốc tế trong phát triển du lịch để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của mỗi địa phương và của toàn Vùng. Cùng với việc phát triển đồng thời du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng núi, trong đó lấy du lịch văn hóa với hạt nhân là giá trị văn hóa các dân tộc Tây Nguyên làm nền tảng để phát triển các loại hình du lịch; phát triển du lịch đồng thời với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.

Với định hướng đến năm 2030 du lịch Tây Nguyên trở thành một ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng; góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn; bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Phát triển nhiều mô hình du lịch cộng đồng tại các buôn làng đồng bào dân tộc Tây Nguyên, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước – Ảnh: TTXVN

Về mục tiêu đến năm 2025 thu hút 1,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 5,1 triệu lượt khách du lịch nội địa; tăng trưởng khách du lịch quốc tế là 8,5%/năm và khách du lịch nội địa là 5,5%/nă.. Năm 2030 thu hút 1,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 6,8 triệu lượt khách du lịch nội địa; tăng trưởng khách du lịch quốc tế là 8,0%/năm và khách du lịch nội địa là 5,0%/năm.

Phát triển thị trường du lịch nội vùng và các vùng phụ cận, đặc biệt là từ các thành phố và các trung tâm du lịch lớn; chú trọng khách du lịch với mục đích nghiên cứu văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng núi, giải trí, nghỉ cuối tuần và du lịch gia đình. Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch theo các chuyên đề đặc biệt (vượt thác, thám hiểm rừng nguyên sinh, leo núi chinh phục đỉnh cao, khinh khí cầu, nhảy dù, tàu lượn…).

Phát triển sản phẩm đặc trưng theo các địa bàn trọng điểm và tăng cường liên kết để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như: du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch lễ hội (festival); du lịch giáo dục; du lịch dưỡng bệnh; du lịch chăm sóc Tập trung các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch như: thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia – Suối Vàng có đặc điểm nổi trội về tài nguyên du lịch tự nhiên, hướng khai thác chủ yếu là du lịch tham quan, sinh thái, nghỉ dưỡng.

Các sản phẩm du lịch chính bao gồm: Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa: Các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn, nghỉ dưỡng núi và hồ, du lịch nghiên cứu các hệ sinh thái vườn quốc gia, các khu bảo tồn; Du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch hội nghị, hội thảo, lễ hội (festival).

Ảnh minh họa nguồn Internet

Đầu tư các sản phẩm du lịch chính như du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa: các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi và hồ Măng Đen, hồ Yaly, Biển Hồ, du lịch biên giới gắn với tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia, du lịch vui chơi giải trí và thể thao mạo hiểm, khu, điểm, tuyến du lịch và đô thị du lịch, khu du lịch quốc gia.

Về các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch như: xây dựng quy hoạch tổng thể chung về sử dụng đất trên quan điểm khai thác hợp lý và hiệu quả tài nguyên, bảo đảm sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái. Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường; bảo vệ nghiêm ngặt môi trường du lịch ở những khu vực nhạy cảm như các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các danh thắng, các di tích lịch sử văn hóa. Tăng cường công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và hiện tượng trượt lở đất, lũ quét. Xây dựng các phương án phòng chống sự cố và khắc phục hậu quả để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch và thiên tai đến môi trường ở các khu, điểm du lịch vùng Tây Nguyên.

Khuyến khích các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường; khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm trong việc khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch.

Ưu đãi thuế, lãi suất cho vay đối với các dự án đầu tư vào các khu, điểm du lịch quốc gia; các sản phẩm du lịch mới có khả năng phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn đặc sắc của vùng; các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng. Có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, bảo vệ tài nguyên, môi trường và thực thi các chính sách phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên tham gia các hoạt động du lịch; khuyến khích bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống và có thế mạnh của Tây Nguyên phục vụ du lịch.

Tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cả trung ương và địa phương theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch; các khu, điểm, đô thị du lịch quốc gia; các khu, điểm du lịch tiềm năng ở các vùng sâu vùng xa. Lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia gắn với phát triển du lịch.

Đặc biệt thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển du lịch để huy động tối đa các nguồn vốn ngoài ngân sách; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau, đặc biệt có cơ chế thích hợp để thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển du lịch; thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, các hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài. Tăng cường huy động nguồn vốn ODA cho các công trình trọng điểm trên địa bàn Tây Nguyên như các tuyến đường cao tốc, đường sắt bánh xe răng cưa Phan Rang – Đà Lạt.

Tập trung đầu tư, tăng cường năng lực các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề, hình thành mạng lưới đào tạo nhiều cấp độ để tăng nhanh quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp trong ngành du lịch và kỹ năng cơ bản về du lịch cho lao động gián tiếp, người dân tham gia kinh doanh du lịch.

Tổ chức các chương trình giới thiệu du lịch vùng Tây Nguyên; tham gia các hội chợ du lịch ở trong nước và quốc tế. Xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Tây Nguyên trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước.

Thực hiện phân cấp quản lý triệt để và thống nhất: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương quản lý theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm ngành; các địa phương trong vùng trực tiếp quản lý tài nguyên và phát triển du lịch theo quy hoạch ngành, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành.

Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, trong phát triển các sản phẩm du lịch. Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý và viễn thám trong điều tra và theo dõi sự biến động của tài nguyên, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng để phục vụ du lịch. Thực hiện việc nối mạng các khách sạn và các cửa khẩu quốc tế trong Vùng để quản lý, thống kê khách du lịch một cách hiệu quả.

Liên kết, hợp tác giữa các tỉnh trong vùng Tây Nguyên về xây dựng các chương trình du lịch chung của toàn Vùng; đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của Vùng; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; xây dựng một chương trình quảng bá xúc tiến, xây dựng thương hiệu để giới thiệu hình ảnh du lịch vùng Tây Nguyên như một điểm đến hấp dẫn. Liên kết, hợp tác quốc tế trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng và các nước ASEAN để phát triển các tuyến du lịch: Campuchia – Mộc Bài theo tuyến đường xuyên Á qua Thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt; Lào – Bờ Y (Kon Tum) và Campuchia – Lệ Thanh (Gia Lai); Thành phố Hồ Chí Minh – Phnôm Pênh – Viên Chăn – Băng Cốc; Đà Lạt (Buôn Ma Thuột, Pleiku) – Hà Nội – Trung Quốc.

Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong Vùng; giữa ngành du lịch và các ngành liên quan, đặc biệt với Công an, Bộ đội Biên phòng để bảo đảm an toàn cho khách du lịch, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là hợp tác, liên kết giữa các tỉnh có biên giới với Lào và Campuchia trong phát triển du lịch để góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Vương Thanh Tú

Cùng chủ đề

Gặp Thủ tướng Israel, Tổng thống Trump đề xuất di dời dài hạn người Palestine khỏi Gaza

Gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở Nhà Trắng hôm 4.2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất di dời dài hạn người Palestine khỏi Gaza và thu xếp cho họ an cư tại các nước xung quanh. ...

“Hàn gắn” hậu Brexit, Thủ tướng Anh lên kế hoạch tiếp đón các nhà lãnh đạo EU

Ngày 4/2, Văn phòng Thủ tướng Anh thông báo, Thủ tướng Keir Starmer sẽ đón tiếp các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tới xứ sở sương mù vào tháng 5 tới.

Dao động quanh ngưỡng 108 điểm

Tỷ giá USD hôm nay 05/02/2025: Đồng USD giảm nhẹ khi các mối đe dọa áp thuế của Tổng thống Donald Trump được hiểu là một chiến thuật đàm phán... Tỷ giá USD hôm nay 05/02/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 05/02, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước hiện là 24.360 đồng/USD, tăng 35 đồng so với phiên giao dịch ngày hôm qua. Cụ thể, tại ngân hàng Vietcombank,...

Chạy đua đầu tư mở rộng đội tàu vận tải biển

Nhiều doanh nghiệp vận tải biển đang lên kế hoạch mở rộng đội tàu với nhiều chủng loại từ các tàu container, tàu hàng rời, tàu dầu, giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh, củng cố thị phần. ...

Bán trại lợn 13,5 tỷ đồng, phần tiền bán lợn 6,5 tỷ có được miễn thuế thu nhập?

Khoản tiền nhận được từ hoạt động chăn nuôi sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân nếu đáp ứng quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ông Nguyễn Tuấn Thành (Nam Định) có một bất động sản là trại lợn, được thừa kế từ bố mẹ, đã đăng ký kinh tế trang trại, hiện vẫn hoạt động.  Ông Thành chuyển nhượng trại lợn cho một cá nhân khác với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kịch nói kết nối tình dân Việt – Lào

Vượt hành trình hơn 2775km, 34 nghệ sĩ, cán bộ Nhà hát kịch Việt Nam đã mang nghệ thuật kịch nói Việt Nam đến Lào, lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến người dân hai nước. Đây cũng là hoạt động gắn kết cộng đồng người Việt sở tại với quê hương nguồn cội, đồng thời tiếp tục vun đắp mối quan hệ hai dân tộc mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững. Những đêm diễn không chỗ...

Bộ Tài chính lên Kế hoạch triển khai Chiến lược An ninh mạng quốc gia

Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2397/QĐ-BTC về Kế hoạch triển khai Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Với mục tiêu tổ chức triển khai toàn diện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 tại...

Ngành Công thương đưa ra nhiều nhiệm vụ giải pháp phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu nâng cao trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững trong giai đoạn tới ngahf Công thương đã xây dựng các giải pháp khoa học, kỹ thuật cũng như các giải pháp về phát triển kinh tế – xã hội được nhận định là đóng vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay đối với Việt Nam. Trong đó tiếp tục sắp xếp thu gọn đầu mối, hoàn thiện...

Cựu Tổng thống Trump liệu có là ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa vào năm 2024

Vào cuối nhiệm kỳ, Trump phản ứng chậm trễ trước đại dịch COVID-19; ông đã hạ thấp mối đe dọa, phớt lờ hoặc mâu thuẫn với nhiều khuyến nghị từ các quan chức y tế, và quảng bá thông tin sai lệch về các phương pháp điều trị chưa được chứng minh và tính sẵn có của xét nghiệm. Trump tái tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, đại diện cho Đảng Cộng hòa, và thua...

Phát triển trung tâm dữ liệu quốc gia với mục tiêu phát triển khoa học công nghệ bền vững

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh và bền vững. Hiện nay, trước những thách thức đặt ra từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình hội nhập quốc tế, Đại hội XIII của Đảng đặc biệt chú trọng vai trò của khoa học...

Bài đọc nhiều

Cần Thơ – An Giang đón hơn 1,1 triệu lượt khách du lịch trong những ngày đầu năm Ất Tỵ

Trong những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, các khu, điểm du lịch trên địa bàn TP Cần Thơ và tỉnh An Giang đã đón hơn 1,1 triệu lượt khách tham quan, hành hương, tăng 10% so với dip tết Nguyên đán 2024. ...

Nghệ An đón hơn 430 nghìn lượt du khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

NDO - Ngày 2/2, Sở Du lịch tỉnh Nghệ An cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn tỉnh Nghệ An đón hơn 430 nghìn lượt khách về tham quan, chiêm bái. Theo ông Trần Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài trong 9 ngày, thời tiết khá thuận lợi cho các hoạt động tri ân, tham quan, vui...

Đặc sắc hội thi vẽ trang trí trâu Đọi Sơn

Trong khuôn khổ Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025, ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam diễn ra hội thi vẽ trang trí trâu với sự tham gia của 20 hoạ sỹ.Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn: Cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốtHà Nam: Tưng bừng khai hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024Hà Nam: Hội thi vẽ trang...

Lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2025) và khai hội Đền Hai Bà Trưng năm 2025 được tổ chức trọng thể sáng 3/2 tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng (Hà Nội).Lễ hội Đền Hai Bà Trưng lần đầu tiên được tái hiện bằng công nghệ 3D MappingDi sản tinh thần vô giá của hai vị nữ Anh hùng dân tộc Hai Bà TrưngHội Phết Hiền Quan: Tri...

Cùng chuyên mục

Ngành du lịch Việt Nam bội thu sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025

NDO - Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành du lịch cả nước ước đón và phục vụ khoảng 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Số lượng khách quốc tế tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời, nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận mức doanh thu trên nghìn tỷ đồng. Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài tận 9 ngày,...

Rộn ràng mùa lễ hội trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

NDO - Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trong tháng 2 và tháng 3/2025, huyện Bắc Hà (Lào Cai) sẽ khai hội nhiều lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc. Mở đầu là Festival Cao nguyên trắng “Nghiêng say mùa Xuân” gắn với Lễ hội Nhảy lửa huyện Bắc Hà năm 2025 từ ngày 8/2 tại sân vận động Trung tâm huyện. Tiếp theo là hội báo xuân trưng bày các ấn phẩm báo,...

Trao biểu trưng “Làng du lịch tốt nhất năm 2024” của UN Tourism cho làng rau Trà Quế

(Tổ Quốc) - Sáng 4/2, tại Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam), lãnh đạo UBND TP Hội An đã trao biểu trưng "Làng du lịch tốt nhất năm 2024" của Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) cho đại diện Làng rau...

Đặc sắc Lễ hội Roóng Poọc cầu mùa của người Giáy ở tỉnh Lào Cai

Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy, Lào Cai, phản ánh ước nguyện về cuộc sống dân an, vật thịnh; toàn bộ diễn trình nghi lễ và các trò chơi gắn với tín ngưỡng phồn thực, cầu vạn vật sinh sôi, nảy nở.Yên Bái: Hàng nghìn người tham gia Lễ hội cầu mùaLễ hội Tịch điền Đọi Sơn: Cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt250 diễn viên biểu diễn múa bát ở Lễ hội Lồng Tồng...

Kỷ lục số người câu cá trên băng ở Hàn Quốc

Lễ hội câu cá trên băng nổi tiếng thế giới Sancheoneo Hwacheon năm 2025, một trong những sự kiện mùa đông hấp dẫn nhất Hàn Quốc, vừa khép lại với con số kỷ lục 1,86 triệu lượt du khách tham gia, phá vỡ mốc 1,84 triệu lượt người của năm 2019. Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của ban tổ chức cho biết, lễ hội khai mạc từ ngày 11/1 tại Hwacheon, thị trấn miền núi xa...

Mới nhất

Sự thật video bé gái ở Thái Nguyên thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ

(Dân trí) - Đoạn video bé gái ở Thái Nguyên ngoan ngoãn nộp tiền lì xì cho mẹ với "khuôn mặt thất thần", biểu cảm "buồn như sắp khóc" đã gây bão mạng xã hội. Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết), gia đình anh Nguyễn Duy Vũ (31 tuổi, ở Thái Nguyên) đi chúc Tết người thân. Trong giây phút...

Viện Lãnh đạo, Quản trị và Quản lý Việt Nam phải tạo nên các DN, tổ chức xuất sắc

Viện Lãnh đạo, Quản trị và Quản lý Việt Nam có một ngôi sao dẫn lối là tạo nên các DN và tổ chức Việt Nam xuất sắc. Một tổ chức phải có bộ 3 không thể tách rời gồm người dẫn lối, người thực thi và người làm cho tổ chức ấy bền vững. Báo VietNamNet xin giới thiệu...

Cụ thể hóa chế tài quản lý phát triển đô thị

Thêm công cụ để quản lý Quy chế quản lý kiến trúc TP Hà Nội (gọi tắt là Quy chế) được UBND TP Hà Nội ban hành là “bộ nguyên tắc” để các cấp chính quyền, cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý trong lĩnh vực kiến trúc. Với Hà Nội, Quy chế này có ý...

Năm học mới, tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM thực hiện ra sao?

Tuyển sinh đầu cấp ở các lớp 1, 6, 10 tại các thành phố lớn luôn được nhiều phụ huynh quan tâm. Để...

Mới nhất