Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếĐi xe đạp bị chấn thương vùng kín

Đi xe đạp bị chấn thương vùng kín


Hà NộiCô gái 28 tuổi, bị đau rát, ngứa vùng kín sau mỗi lần đi xe đạp, cơ quan sinh dục tổn thương, làm giảm cảm giác ham muốn.

Bệnh nhân cho biết ngày nào cũng đạp xe khoảng ba đến bốn tiếng để giảm cân. Mỗi lần đạp xong, cô luôn cảm thấy đau rát, ngứa ngáy vùng kín, nghĩ do tập luyện quá sức nên giảm thời gian và số buổi tập, song tình trạng không cải thiện.

Ngày 7/9, bác sĩ Phan Chí Thành, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết bệnh nhân bị tổn thương vùng kín do đạp xe với cường độ cao trong thời gian dài, yên xe đè vào tầng sinh môn, ảnh hưởng sức khỏe. Sự chèn ép này gây tổn thương dây thần kinh thẹn – nơi cung cấp thần kinh cho cơ quan sinh dục.

Bác sĩ kê thuốc điều trị, tư vấn bệnh nhân không tập luyện trong vài tháng để cơ thể hồi phục.

Đi xe đạp là môn thể thao được nhiều người ưa chuộng. Đạp xe đúng cách tốt cho tim mạch, huyết áp, giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chấn thương vùng kín, tổn thương dây thần kinh thẹn do đạp xe kéo dài, gây mất cảm giác khi quan hệ tình dục.

Với nữ giới, vùng xương chậu thường chịu nhiều tác động nhất khi đạp xe, làm giảm nhạy cảm ở bộ phận sinh dục, giảm cảm giác ham muốn.

Đàn ông đạp xe có thể tăng nguy cơ rối loạn cương gấp hai lần so với những người không có thói quen đạp xe hoặc chơi các môn thể thao khác. Bệnh không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng nhưng có thể cản trở đời sống sinh hoạt vợ chồng. Nam giới bị rối loạn cương dễ căng thẳng, chán nản, tự ti, sinh ra mệt mỏi, buồn phiền đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Để giảm tác hại đến bộ phận sinh dục khi đạp xe, bác sĩ khuyên không ngồi trên xe quá lâu. Nên chọn loại yên xe có thiết kế mềm, bằng phẳng đủ diện tích tiếp xúc với vùng chậu, hông. Nên chọn xe có kiểu dáng, kích thước phù hợp với cơ thể, tránh xe quá cao hoặc quá thấp khiến bộ phận sinh dục bị cọ xát, tì ép nhiều.

Khi đạp xe, bạn nên chọn trang phục phù hợp, không nên mặc đồ quá nóng, chật chội, bó sát người.

Người mắc bệnh lý về tim mạch, cơ xương khớp nặng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương nặng không nên đạp xe. Trường hợp rách cơ, trật khớp, nên chờ đến khi hồi phục mới tập luyện và tập với cường độ thấp.

Ngoài ra, xe đạp là bộ môn thăng bằng nên những người mắc các bệnh lý về tiền đình, rối loạn tâm lý, sợ độ cao cũng không nên tập.

Trường hợp có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Thùy An




Source link

Cùng chủ đề

Bài tập nào đốt cháy nhiều calo nhất?

Các bài tập thể dục luôn được xem là phương pháp hiệu quả để giảm cân và duy trì sức khỏe. ...

Tập đoàn y tế đầu tiên Đông Nam Á đạt chứng nhận JCI Enterprise

Tập đoàn y tế Phương Châu vừa trở thành tập đoàn y tế đầu tiên tại Đông Nam Á và hệ thống y tế thứ 10 trên toàn cầu được JCI - Ủy ban Thẩm định quốc tế (Mỹ) trao chứng nhận danh...

Phát hiện cách tập luyện 4 phút/ngày giúp phụ nữ giảm nguy cơ đau tim

Nhiều người trong chúng ta rất ít tập luyện, tức là tập thể dục. Nguyên nhân có thể do bận rộn hay ngại tập luyện. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới phát hiện chỉ cần tập 4 phút/ngày cũng đủ giúp cải thiện...

Chất lượng khám chữa bệnh có tăng?

Việc tăng giá KCB dù được đánh giá không ảnh hưởng nhiều đến người dân nhưng người bệnh mong muốn tăng viện phí đồng nghĩa với tăng chất lượng KCB, bảo đảm đủ thuốc, vật tư y tế cũng như quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Nhiều bệnh viện tăng giá khám, chữa bệnh Mới đây, Bộ Y tế ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ KCB và điều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

FPT Long Châu, Eisai Việt Nam và Hội bệnh Alzheimer hợp tác cùng nâng cao nhận thức về bệnh Alzheimer tại Việt Nam

08/03/2023 11:30 FPT Long Châu, Eisai Việt Nam và Hội bệnh Alzheimer và rối loạn thần kinh nhận thức Việt Nam đã ký kết hợp tác thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân Alzheimer tại Việt Nam. Thông qua dự án cùng FPT Long Châu, đồng hành với VnADA, Eisai kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho hàng triệu người...

Hôn mê, ngộ độc khí do đốt than sưởi ấm

Bệnh nhân nữ, 67 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu sau khi sử dụng bếp than sưởi ấm trong phòng kín. Tin mới y tế ngày 17/1: Hôn mê, ngộ độc khí do đốt than sưởi ấmBệnh nhân nữ, 67 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu sau khi sử dụng bếp than sưởi ấm trong phòng kín. Hôn mê, ngộ độc...

Cùng chuyên mục

Mẹo để tránh ăn quá nhiều trong dịp tết

Tết là dịp để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè. Khi mọi người đều vui vẻ, đồ ăn, đồ uống thoải mái, rất dễ xảy ra tình trạng ăn nhiều. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ tăng thêm vài cân sau...

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc...

WHO thừa nhận khó khăn tài chính khi Mỹ rời đi

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ cắt giảm chi phí và xem xét chương trình y tế nào cần ưu tiên sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi cơ quan này. Trong một tài liệu nội bộ gửi tới...

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, TS.BS Nguyễn Quốc Triệu - Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã qua đời lúc hơn 17h chiều nay tại Hà Nội. ...

Phải ghép gan giữ tính mạng sau khi lạm dụng thuốc Nam

Một người đàn ông 43 tuổi đã phải trải qua ca ghép gan cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau khi tự ý sử dụng thuốc Nam không rõ nguồn gốc. Một người đàn ông 43 tuổi đã phải trải qua ca ghép gan cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau khi tự ý sử dụng thuốc Nam không rõ nguồn gốc. ...

Mới nhất

Mới nhất