Trang chủChính trịNgoại giaoQuyền lực khí đốt Nga quá lớn, còn sớm để tự tin...

Quyền lực khí đốt Nga quá lớn, còn sớm để tự tin nói ‘thời kỳ tồi tệ nhất đã qua’


Thực tế, 13% lượng nhập khẩu LNG vào EU vẫn đến từ Nga. Nếu muốn tránh giá khí đốt tăng đột biến, châu Âu cần “cầu trời” cho thời tiết ôn hòa trên khắp Bắc bán cầu trong khi không có sự gián đoạn lớn đối với nguồn cung.

Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: Quyền lực khí đốt Nga quá lớn, còn sớm để tự tin nói ‘thời kỳ tồi tệ nhất đã qua’
Bên trong cơ sở cung cấp khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal, Nga. (Nguồn: AFP)

Mùa Đông năm ngoái đã trôi qua mà không xảy ra tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng nhờ các hành động kịp thời và cấp bách của các thành viên Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, trong bài viết trên The Conversation gần đây, Giáo sư năng lượng toàn cầu Michael Bradshaw tại Trường Kinh doanh Warwick, Đại học Warwick, Vương quốc Anh cảnh báo, vấn đề nguồn cung khí đốt còn lâu mới được giải quyết trong những mùa Đông sắp tới.

Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (từ tháng 2/2022) đã gây ra cú sốc năng lượng bất ngờ cho châu Âu. Trước viễn cảnh thiếu hụt nghiêm trọng nguồn khí đốt từ Nga, có lo ngại rằng cơ sở hạ tầng năng lượng của châu Âu sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu cho mùa Đông 2022-2023, khiến các nền kinh tế sụp đổ.

Tuy nhiên, một mùa Đông với khí hậu ôn hòa và việc EU triển khai dần dần kế hoạch giảm mức tiêu thụ năng lượng, mua thêm từ các nhà cung cấp thay thế đã khiến khu vực này không bị đánh bại trong cơn thiếu năng lượng, mặc dù có đôi chút khó khăn về nguồn cung.

Đức, Italy và các quốc gia khác đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt Nga mà không bị thiếu điện nghiêm trọng.

Kể từ đó, có nhiều tin tích cực hơn đối với châu Âu. Giá năng lượng đã giảm đều đặn vào năm 2023, trong khi mức dự trữ khí đốt của châu lục đạt 90% công suất trước mục tiêu (tháng 11) tới ba tháng và thậm chí có thể đạt 100% vào tháng 9 này.

Theo các chính trị gia như Bộ trưởng Năng lượng Đức Robert Habeck, thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng năng lượng đã qua. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy, vẫn còn hơi sớm để tự tin như vậy.

Lỗ hổng mới

Tỷ trọng nhập khẩu khí đốt qua đường ống của EU từ Nga đã giảm từ 39% xuống chỉ còn 17% trong khoảng thời gian từ đầu năm 2022 đến đầu năm 2023. Để đối phó với sự thay đổi này, EU trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào việc vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) so với trước đây.

Tổng thị phần nhập khẩu LNG của liên minh đã tăng từ 19% vào năm 2021 lên khoảng 39% vào năm 2022, trong bối cảnh cơ sở hạ tầng được nâng cấp nhanh chóng nhằm tăng thêm 1/3 công suất LNG từ năm 2021 đến năm 2024. Thực tế là 13% lượng nhập khẩu LNG vào EU vẫn đến từ Nga, quốc gia có lượng hàng xuất khẩu cũng tăng đáng kể tính từ thời điểm cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra.

Sự gia tăng LNG này đã khiến các nước châu Âu dễ bị tổn thương trước những biến động trên thị trường – đặc biệt khi 70% lượng nhập khẩu được mua trong thời gian ngắn thay vì sử dụng các hợp đồng dài hạn phổ biến ở châu Á.

Ví dụ: Theo thống kê, giá khí đốt chuẩn của châu Âu tăng lên trong những tuần gần đây do lo ngại về các cuộc đình công tại một số nhà máy LNG của Australia. Điều này cho thấy, nguồn cung vẫn khan hiếm và có nhiều khả năng bị gián đoạn trong một thị trường toàn cầu có tính kết nối cao hiện nay.

Để đồng bộ hóa nhu cầu về LNG, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra các sáng kiến như Nền tảng năng lượng EU – một nền tảng công nghệ thông tin giúp các công ty cung cấp ở các quốc gia thành viên cùng mua nhiên liệu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không rõ mức độ cung cấp nào có thể được chuyển qua công cụ này vì nó vẫn chưa được kiểm tra. Ngoài ra, cũng đã xuất hiện lo ngại rằng kiểu can thiệp này của nhà nước có thể gây tác dụng ngược và làm suy yếu hoạt động của thị trường.

Về khí đốt qua đường ống, Na Uy đã vượt Nga để trở thành nhà cung cấp hàng đầu châu Âu, đáp ứng 46% nhu cầu cho châu lục này vào đầu năm 2023 (so với 38% một năm trước đó). Tuy nhiên, lượng tải bổ sung này đã gây căng thẳng cho cơ sở hạ tầng khí đốt của Na Uy.

Vào tháng 5 và tháng 6 vừa qua, công việc bảo trì đường ống bị trì hoãn đã khiến dòng chảy chậm lại, làm giá tăng cao. Điều này một lần nữa cho thấy thị trường châu Âu hiện đang thắt chặt như thế nào. Công việc bảo trì kéo dài ở Na Uy dẫn đến nhiều trở ngại hơn trong tương lai rõ ràng là có thể xảy ra.

Trong khi đó, EU dự kiến vẫn phải mua khoảng 22 bcm (tỷ mét khối) khí đốt từ Nga trong năm nay. Trong đó, một phần lớn lượng khí đốt đi qua Ukraine và trong điều kiện thỏa thuận vận chuyển Nga-Ukraine hiện tại khó có thể được gia hạn sau khi hết hạn vào năm 2024, tuyến cung cấp này đang có nguy cơ bị đình trệ.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), là một phần của chiến lược xoay trục khỏi Nga, EU đã cố gắng giảm mức tiêu thụ khí đốt xuống 13% vào năm 2022 (so với mục tiêu 15%). Trong những tháng tới, các quốc gia EU, vốn mệt mỏi vì xung đột, có thể không hoạt động tốt trên mặt trận này.

Việc giá cả đã giảm cũng như việc một số quốc gia không giảm lượng tiêu thụ vào mùa Đông năm ngoái cũng chẳng ích gì. Chỉ có 14 trong số 27 thành viên EU đưa ra các chính sách cắt giảm năng lượng bắt buộc, trong khi các quốc gia phía Đông như Ba Lan, Romania và Bulgaria hầu như không làm gì để giảm mức tiêu thụ. Nếu xảy ra tình trạng thiếu khí đốt ở châu Âu vào mùa Đông năm nay, điều này có thể làm suy yếu những lời kêu gọi đoàn kết nội khối.

Điều gì sẽ xảy ra?

Thực tế là, nếu muốn tránh giá khí đốt tăng đột biến, trong ít nhất hai hoặc ba mùa Đông nữa, châu Âu sẽ phải hy vọng thời tiết ôn hòa trên khắp Bắc bán cầu mà không có sự gián đoạn lớn đối với nguồn cung LNG toàn cầu.

Ngay cả khi mọi thứ ổn định, giá khí đốt ở châu Âu vẫn cao hơn khoảng 50% so với mức trung bình dài hạn trước cuộc xung đột, điều này đang gây tổn hại về kinh tế cho cả hộ gia đình và doanh nghiệp.

Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: Quyền lực khí đốt Nga quá lớn, còn sớm để tự tin nói ‘thời kỳ tồi tệ nhất đã qua’
Áp lực về khí đốt ít nhất sẽ giảm bớt từ giữa những năm 2020.

Vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Đức, cường quốc công nghiệp của EU, khi có ngành công nghiệp ô tô và hóa chất tiêu tốn nhiều năng lượng. Ngày càng có nhiều lo ngại rằng giá năng lượng tiếp tục ở mức cao có thể thúc đẩy quá trình phi công nghiệp hóa khi các ngành sử dụng nhiều năng lượng chuyển đi nơi khác.

Tuy nhiên, tin tốt là áp lực về khí đốt ít nhất sẽ giảm bớt từ giữa những năm 2020. Nguồn cung LNG mới đáng kể sẽ xuất hiện ở Mỹ, Qatar và thị trường sẽ cân bằng lại. Theo kế hoạch cắt giảm năng lượng, nhu cầu khí đốt của châu Âu cũng sẽ giảm đáng kể – giảm 40% vào năm 2030.

Thậm chí còn có tin đồn về tình trạng dư cung vào cuối thập niên này, tùy thuộc vào việc tăng cường triển khai năng lượng tái tạo ở châu Âu và thế hệ nhà máy điện hạt nhân mới sắp đi vào hoạt động. Điều này sẽ làm giảm đáng kể nhu cầu nhập khẩu khí đốt của châu Âu, nhưng sẽ chỉ xảy ra nếu khối này phối hợp hiệu quả.

Người ta đã thấy những gì các quốc gia EU có thể đạt được trong những tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Khi đó, Pháp cung cấp khí đốt cho Đức, giúp Berlin giảm sự phụ thuộc vào Nga, sau đó Đức lại cấp điện cho các thành phố của Pháp để khắc phục tình trạng mất điện do bảo trì nhà máy năng lượng hạt nhân.

Mặc dù vậy, vẫn còn thách thức với khối. Trong khi Pháp cố gắng thu hút sự ủng hộ cho việc hiện đại hóa nhà máy năng lượng hạt nhân ở cả trong nước và các nơi khác ở châu Âu, Paris đang vấp phải sự phản đối từ những nhóm như “Những người bạn đổi mới” do Đức đứng đầu, vốn ủng hộ việc chỉ xây dựng và phát triển năng lượng tái tạo. Sự chia rẽ này có thể là trở ngại nghiêm trọng trong việc đạt được sự chuyển đổi năng lượng nhanh hơn khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Vì vậy, mặc dù đã tìm cách tránh xa khí đốt qua đường ống của Nga, nhưng châu Âu sẽ vẫn phải đối mặt với sự biến động của thị trường toàn cầu, trừ khi các quốc gia giảm đáng kể nhu cầu trong những năm tới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Giao tranh 158 lần ở tiền tuyến, châu Âu cân nhắc mua khí đốt Nga?

Nga tiếp tục dùng máy bay không người lái (UAV) tập kích các cơ sở quân sự - công nghiệp và các xưởng lắp ráp UAV của Ukraine, trong khi Kyiv cáo buộc đối phương tấn công trúng một tòa chung cư. ...

Hungary làm khó EU về quyết định cấm vận Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiếp tục có động thái ngăn Liên minh châu Âu (EU) gia hạn các biện pháp cấm vận Nga. ...

Nga cáo buộc Ukraine tấn công đường ống khí đốt cuối cùng tới châu Âu

(CLO) Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc quân đội Ukraine đã tấn công một trạm khí đốt thuộc tuyến đường ống Turkish Stream, nhằm "cắt đứt nguồn cung khí đốt cho các quốc gia châu Âu", theo thông tin từ trang tin địa phương Crimean Wind. ...

Slovakia cân nhắc biện pháp trả đũa Ukraine sau vụ ngừng vận chuyển khí đốt

(CLO) Thủ tướng Slovakia Robert Fico thông báo chính phủ sẽ xem xét các biện pháp đáp trả Ukraine sau khi nước này dừng vận chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ tới Slovakia. ...

Nga không thể trung chuyển khí đốt tới châu Âu, Ukraine gọi đây là sự kiện lịch sử

Sự sụp đổ của thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga - Ukraine đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ thống trị nguồn cung lâu dài của Nga trên thị trường khí đốt châu Âu. Cả hai bên đã lên tiếng. Theo Hãng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ukraine ‘quay xe’ về thái độ đàm phán với Nga, đòi lại vũ khí hạt nhân, ông Trump gây sốc cả thế giới, Washington...

Tổng thống Ukraine nói sẵn sàng đàm phán với người đồng cấp Nga, muốn được trả lại vũ khí hạt nhân, ông Trump nói Mỹ có kế hoạch tiếp quản Dải Gaza, lở đất ở Hy Lạp, lễ trao giải Grammy 2025… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Singapore phải thích nghi với “thực tế mới” khi Mỹ không còn sẵn sàng bảo trợ trật tự toàn cầu

Bộ trưởng cấp cao Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh điều đó tại buổi tiệc mừng Tết Nguyên đán ở Câu lạc bộ Cộng đồng Teck Ghee hôm 8/2.

Thái Nguyên: Khai mạc Lễ hội Hương sắc trà xuân

Ngày 8/2, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương, UBND TP. Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống “Hương sắc trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” năm 2025.

Thị trường nội địa phấn khởi bước vào vụ thu hoạch, dự báo giá tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 10/2/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Bài đọc nhiều

Văn phòng Trung ương Đảng cần tiên phong gương mẫu đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Chiều 7/2, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ công tác của Chánh văn phòng Trung ương Đảng.

Đức cân nhắc để Dòng chảy phương Bắc 2 “tái sinh”, vì không muốn phụ thuộc vào may rủi

Chính quyền Đức đang cân nhắc tái khởi động đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) để vận chuyển hydro xanh hoặc khí đốt tự nhiên từ Phần Lan.

LHQ sẽ tổ chức lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng tại Việt Nam

Ngày 6/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Vienna, Văn phòng LHQ về Các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) đã tổ chức buổi tham vấn thông tin tới các phái đoàn các nước thành viên về Công ước LHQ về chống tội phạm mạng và các công tác triển khai thực thi công ước này, cùng với kế hoạch về việc đàm phán Nghị định thư của Công ước. Sự kiện thu hút sự...

Biến đổi khí hậu và rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Tạp chí Stratfor Worldview nhận định, các thảm họa tự nhiên gia tăng do biến đổi khí hậu sẽ gây ra rủi ro ngày càng lớn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tăng cao ngay đầu vụ thu hoạch, kỳ vọng hồ tiêu xuất khẩu tiếp tục lập kỷ lục

Giá tiêu hôm nay 9/2/2025 tại thị trường trong nước tăng rất mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 150.500 – 153.000 đồng/kg.

Cùng chuyên mục

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Thị trường nội địa phấn khởi bước vào vụ thu hoạch, dự báo giá tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 10/2/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Hàng Việt trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại từ Mỹ

Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Các nhà quản lý quỹ đầu tư châu Á “đau đầu” vì thuế quan Mỹ

Các biện pháp áp thuế quan mạnh tay và sự thay đổi chính sách liên tục từ chính quyền mới của Mỹ đang tạo ra thách thức lớn cho các nhà quản lý quỹ đầu tư châu Á. Đó là làm thế nào để bảo vệ danh mục đầu tư trước những biến động khó lường của thị trường.

Mới nhất

Tỉ phú Mỹ đề xuất quỹ đầu tư mới ở Việt Nam

Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, tỉ phú người Mỹ Nicolas Berggruen - giám đốc Tập đoàn Berggruen Holdings, chủ tịch Viện Berggruen - đã hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ông đã chia sẻ về mô hình một quỹ để đầu tư...

NSND mang quân hàm Đại tá được nhiều sao Việt gọi là thầy: U80 vẫn miệt mài đi dạy

Từ một kỹ sư quân sự, NSND Dương Minh Đức trở thành người nghệ sĩ tài hoa và người thầy mẫu mực của biết bao thế hệ học trò trong suốt 44 năm giảng dạy. Được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) ở tuổi 75, Đại tá Dương Minh Đức vẫn miệt mài cống hiến trên con...

Đứa trẻ mồ côi nhặt rác kiếm tiền đỗ vào đại học hàng đầu châu Á, giờ ra sao?

TRUNG QUỐC - Câu chuyện Vy Nhân Long mồ côi cha mẹ năm 13 tuổi, sống sót bằng cách nhặt rác, phế liệu và đỗ trường top 1 châu Á đã trở thành biểu tượng của sự nỗ lực và kiên trì vượt lên số phận. Mùa hè năm 2020, có một câu chuyện lan truyền trên các phương tiện...

Giá tiêu hôm nay 10/2/2025, trong nước duy trì mức cao

Giá tiêu hôm nay 10/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 10/2. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 10/2/2025 như sau, thị trường tiêu duy...

Mới nhất