Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcNhật Bản phóng trạm đổ bộ Mặt Trăng

Nhật Bản phóng trạm đổ bộ Mặt Trăng


Tàu thăm dò SLIM sẽ tới quỹ đạo Mặt Trăng sau 3 – 4 tháng nữa và hạ cánh bên trong một miệng hố rộng 300 m.

Nhật Bản phóng trạm đổ bộ Mặt Trăng

Tên lửa H-2A cất cánh từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima. Video: Space

Tên lửa H-2A của Nhật chở trạm đổ bộ SLIM và kính viễn vọng không gian XRISM cất cánh từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima vào 6h42 ngày 6/9 theo giờ Hà Nội, muộn hơn 10 ngày so với dự kiến ban đầu do vấn đề thời tiết, theo Space.

Cả hai tàu được triển khai theo đúng lịch trình trong chưa đầy một giờ sau khi cất cánh. Nếu tất cả diễn ra như kế hoạch, sau vài tháng nữa, SLIM (Trạm nghiên cứu Mặt Trăng thông minh) sẽ tìm cách hạ cánh nhẹ nhàng trên Mặt Trăng lần đầu tiên, mở đường cho nhiều nhiệm vụ tham vọng hơn. Theo Cơ quan Khám phá Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), SLIM hướng tới thử nghiệm hệ thống thăm dò siêu nhẹ trên quy mô nhỏ và sử dụng công nghệ hạ cánh chuẩn xác cần thiết cho những tàu thám hiểm Mặt Trăng tương lai.

SLIM là tàu vũ trụ nhỏ, cao 2,4 m, dài 2,7 m và rộng 1,7 m. Khi cất cánh, tàu có trọng lượng 700 kg, nhưng nhiên liệu chiếm khoảng 70% cân nặng. SLIM sẽ bay theo lộ trình dài tiết kiệm nhiên liệu, dự kiến tới quỹ đạo Mặt Trăng sau 3 – 4 tháng nữa. Tàu sẽ quan sát bề mặt Mặt Trăng trong một tháng trước khi tiếp đất bên trong miệng hố Shioli Crater, hố va chạm rộng 300 m nằm ở 13 độ vĩ nam, qua đó thử nghiệm công nghệ hạ cánh chính xác.

“Thông qua tạo ra trạm đổ bộ SLIM, chúng ta có thể hạ cánh ở vị trí mong muốn thay vì vị trí dễ tiếp đất. Bằng công nghệ này, con người có thể đặt chân lên những hành tinh thậm chí khan hiếm tài nguyên hơn Mặt Trăng”, JAXA cho biết.

SLIM cũng mang theo hai tàu thăm dò mini, giải phóng trên bề mặt Mặt Trăng sau khi hạ cánh. Bộ đôi tàu mini sẽ giúp đội điều khiển nhiệm vụ theo dõi tình trạng của trạm đổ bộ lớn hơn, chụp ảnh khu vực hạ cánh và cung cấp hệ thống liên lạc trực tiếp với Trái Đất.

Trước đó, trạm đổ bộ Hakuto-R của công ty tư nhân Hakuto-R ở Tokyo cũng tiếp cận quỹ đạo Mặt Trăng nhưng đâm xuống bề mặt trong quá trình hạ cánh vào tháng 4 năm ngoái. Do đó, thành công của SLIM sẽ là một cột mốc lịch sử. Cho tới nay, chỉ có 4 quốc gia từng đưa tàu thăm dò lên Mặt Trăng là Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Ấn Độ hoàn thành mục tiêu vào tháng trước khi nhiệm vụ Chandrayaan-3 đáp xuống gần cực nam Mặt Trăng.

Ngoài SLIM, tên lửa đẩy còn chở tàu vũ trụ XRISM (Nhiệm vụ chụp ảnh và phổ học tia X), dự án hợp tác giữa JAXA, NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), hoạt động ở quỹ đạo thấp của Trái Đất. Kính viễn vọng này sẽ nghiên cứu vũ trụ theo ánh sáng tia X năng lượng cao. Đài quan sát sẽ đặc biệt tập trung vào khí siêu nóng xung quanh cụm thiên hà. JAXA thiết kế XRISM để phát hiện ánh sáng tia X từ khí siêu nóng, giúp các nhà thiên văn học đo tổng khối lượng của hệ thống thiên hà, qua đó hé lộ thông tin về quá trình hình thành và tiến hóa của vũ trụ.

An Khang (Theo Space)




Source link

Cùng chủ đề

Các hẻm núi lớn được khắc lên mặt trăng trong chớp mắt

Hẻm núi lớn (Grand Canyon) ở bang Arizona của Mỹ phải mất hàng triệu năm mới tượng hình, trong khi hai hẻm núi kích thước tương tự được khắc lên bề mặt mặt trăng chỉ trong vòng 10 phút. ...

Trung Quốc sẽ triển khai robot bay để tìm nước trên Mặt trăng

(CLO) Trung Quốc sẽ triển khai một robot bay đến mặt xa của Mặt trăng vào năm tới để tìm kiếm nguồn nước đóng băng, một tài nguyên có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng trong tương lai. ...

Mặt Trăng của Trái Đất “sống dậy” gần đây?

(NLĐO) - Điều mà các nhà khoa học luôn mong đợi ở các thế giới ngoài hành tinh xa xôi có thể tồn tại ngay tại Mặt Trăng, nơi đã khiến họ "lạc lối". ...

Hành trình đến Mặt trăng qua góc nhìn tàu đổ bộ Blue Ghost

(CLO) Tàu đổ bộ Blue Ghost của Firefly Aerospace vừa ghi lại những hình ảnh đầu tiên về Mặt trăng. Hai bức ảnh do Firefly đăng tải trên mạng xã hội X cho thấy góc nhìn từ tầng trên của tàu đổ bộ cao 2 mét, cùng với hình ảnh chụp...

Năm 2025, thế giới đón 4 lần Mặt Trăng “biến hình”

(NLĐO) - Có tới 2 lần sắc đỏ sẽ xâm chiếm hoàn toàn Mặt Trăng trong năm 2025, có thể quan sát từ nhiều châu lục. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Đồng hồ đo thời gian bằng bóng lăn thế kỷ 19

Khác với đồng hồ quả lắc phổ biến 200 năm trước, đồng hồ của nhà phát minh William Congreve đo thời gian bằng sự di chuyển của quả bóng nhỏ. Đồng hồ đo thời gian bằng bóng lăn thế kỷ 19 Cách hoạt động của đồng hồ bóng lăn. Video: Vimeo Đầu thế kỷ 19, hầu hết đồng hồ đều đo thời gian thông qua sự dao động đều đặn của con lắc. Tuy nhiên, nhà phát minh người Anh William...

Khuyến khích nhà khoa học dám nghĩ, dám làm

Thời gian qua, một trong những vướng mắc đối với các nhà khoa học là chưa có quy định, cơ chế rõ ràng về rủi ro trong nghiên cứu khoa học. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đã tạo khung pháp lý cơ bản để bảo vệ các nhà khoa học, nhưng lại chưa có quy định chi tiết về quản lý rủi ro, chưa đề cập các nghiên cứu có...

Va chạm vũ trụ khiến NASA “lạc lối” ở hành tinh khác

(NLĐO) - Dữ liệu mà tàu NASA mang tên InSight thu về từ hành tinh láng giềng có thể đã đem lại một số lầm lẫn lớn. ...

OpenAI cập nhật ChatGPT, ra mắt nút ‘Think’

Nút 'Think' và sự ra mắt của 'o3 mini' hứa hẹn sẽ cải thiện đáng kể khả năng lập luận và phản hồi thông minh của ChatGPT. OpenAI vừa công bố hàng loạt cập nhật quan trọng cho nền tảng ChatGPT, trong đó đáng...

Bên dưới Iran và Iraq, vỏ Trái Đất đang tách đôi

(NLĐO) - Cảnh quan hùng vĩ của khu vực quanh biên giới Iran - Iraq đã được định hình bởi hoạt động của một mảnh vỏ Trái Đất cổ xưa. ...

Cùng chuyên mục

Xử lý nghiêm vi phạm trên nền tảng xuyên biên giới

Thời gian qua, nhiều nội dung vi phạm phát sinh trên nền tảng xuyên biên giới đặt ra đòi hỏi cần nhanh chóng có các giải pháp xử lý nghiêm, góp phần “làm sạch” môi trường mạng. Trong đó, việc phối hợp, đấu tranh, yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết. Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh...

Vòng ánh sáng bí ẩn nuốt trọn một thiên hà

(NLĐO) - Kính viễn vọng không gian Euclid của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã chụp được vật thể gây kinh ngạc quanh thiên hà NGC 6505. ...

VGIC 2025: Quy tụ 100 nhà đổi mới thảo luận về AI, chip bán dẫn và fintech

DNVN - Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Việt Nam toàn cầu (Vietnam Global innovation connect- VGIC 2025) sẽ quy tụ 100 nhà đổi mới xuất sắc cùng thảo luận về ba lĩnh vực then chốt có tính chiến lược và cấp thiết đối với Việt Nam. Đó là lĩnh vực công nghệ bán...

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo vẫn tồn tại nhiều hạn chế

Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cần có những điều chỉnh mang tính đột phá hơn, tập trung, đơn giản hóa thủ tục thương mại hóa. ...

Cần chính sách đột phá để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ

DNVN - Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một quốc gia hùng mạnh về công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, để tận dụng được tiềm năng này, cần có những chính sách đột phá và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ...

Mới nhất

Phiên tòa luận tội sắp kết thúc, số phận Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ ra sao?

Phiên tòa luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol do Tòa án Hiến pháp nước này tiến hành đang bước vào giai đoạn cuối.

Gợi mở thêm giải pháp để GDP tăng trên 8%

Nhất trí cao điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, đại biểu Quốc hội gợi mở thêm các giải pháp sát sườn, như tăng trưởng tín dụng cao hơn, hay tính toán gói kích thích kinh tế, tiếp tục miễn giảm thuế, phí trong một số lĩnh vực. Nhất trí cao điều chỉnh chỉ...

Bất động sản tăng giá trị nhờ hoạt động văn hóa, nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật, văn hóa thêm sức hút cho khu đô thị trên toàn cầu, từ đó tăng giá trị bất động sản. Bất động sản tăng giá trị nhờ hoạt động văn hóa, nghệ thuậtCác hoạt động nghệ thuật, văn hóa thêm sức hút cho khu đô thị trên toàn cầu, từ đó tăng giá trị...

Phụ huynh nặng thành tích thì dạy thêm, học thêm còn tồn tại ở góc độ tiêu cực

Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm đang nhận được quan tâm lớn từ dư luận. Bên cạnh chia sẻ từ đội ngũ giáo viên, chuyên gia, phụ...

Các doanh nghiệp lớn kiến nghị gì trong cuộc gặp Thường trực Chính phủ

Nhiều cam kết và đề xuất cụ thể được đưa ra tại Cuộc gặp gỡ của Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới diễn ra sáng 10/2/2025. Các doanh nghiệp lớn kiến...

Mới nhất