Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc phí 1 đồng phụ thu 10 đồng

Học phí 1 đồng phụ thu 10 đồng


Thời điểm đầu năm học, các bậc phụ huynh ngổn ngang trăm mối lo, tiền mua sắm đồ dùng học tập, quần áo cho con, cộng thêm các khoản đóng góp tự nguyện khác nên gánh nặng tài chính càng chồng chất.

Bài toán cân đối tài chính khiến nhiều cha mẹ trăn trở không yên giấc, nhất là những gia đình khó khăn, đang phải vật lộn với các khoản chi tiêu hàng ngày. 

Học phí 1 đồng phụ thu 10 đồng

Con vào năm học mới, phụ huynh lại chất chồng nỗi lo vì trăm khoản phải nộp. (Ảnh minh họa)

Con vào năm học mới, phụ huynh lại chất chồng nỗi lo vì trăm khoản phải nộp. (Ảnh minh họa)

Vợ chồng anh Nguyễn Quốc (37 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) phải tiết kiệm dè xẻn, “dắt túi” hơn 12 triệu đồng mới gọi là tạm đủ để mua sắm cũng như đóng các khoản phí đầu năm học cho hai con lớp 1 và lớp 3.

Tiền học không hết nhiều, con lớp 1 của anh không phải đóng học phí nhưng chi phí thực tế cho con trong năm học mới là vấn đề “đau đầu” – đủ các loại quỹ, chi phí cho hoạt động trải nghiệm, học kỹ năng sống, trang trí lớp học. Số tiền này thường được thu đầu năm, nếu trong năm có phát sinh sẽ “vận động” thêm. 

“Tất cả đều được ghi chú là ‘tự nguyện’ nhưng thực tế không nộp không xong, trưởng ban phụ huynh ngày nào cũng nhắn thúc giục“, anh nói. Thông thường, giấy thông báo các khoản thu này sẽ không để đích danh tên trường, cô giáo chủ nhiệm mà sẽ thu theo danh nghĩa của hội cha mẹ học sinh.

Phụ huynh sẽ được thêm vào một nhóm zalo để trao đổi, thảo luận về các vấn đề trong lớp học. Trong đó, đại diện hội phụ huynh học sinh sẽ thống kê, thậm chí là đề xuất các khoản cần đóng góp, thường được xé nhỏ, nếu chỉ đọc qua sẽ nghĩ “không đáng bao nhiêu”. Tuy nhiên, khi gộp hơn chục đầu mục, phụ huynh phải nộp lên đến tiền triệu.

Năm nào cũng thế, các khoản kêu gọi phụ huynh đóng góp trên tinh thần “tự nguyện” dài cả trang giấy. Anh nhớ năm ngoái, trừ các ngày lễ đặc biệt như 20/11, Tết Nguyên đán, 20/10, 8/3, trung thu, ban phụ huynh còn “vẽ” ra quà cho cô giáo lễ giáng sinh, ngày Halloween và nhiều khoản trang hoàng khác.

Năm nay, con gái lớp 3 của anh phải nộp tiền quỹ phụ huynh học sinh hơn 2 triệu đồng, còn cậu con trai lớp 1 phải đóng 3 triệu đồng. Chưa kể đến tiền đồng phục, sách vở… cũng phải tiêu tốn một khoản kha khá nữa. 

“Miễn học phí cho học sinh cũng không có nhiều ý nghĩa vì các khoản phụ thu lại gấp mấy lần. Đầu năm, trăm khoản phải nộp, nào là tiền vệ sinh, tiền sinh hoạt câu lạc bộ, tiền cải tạo cơ sở vật chất… Thật không sai nếu nói học phí mất 1 đồng mà phụ thu đến 10 đồng. Phụ huynh không có điều kiện tất tả ngược xuôi mới góp đủ tiền”, vị phụ huynh ngao ngán. 

Nhập nhèm các khoản đóng tự nguyện

Con năm nay lên lớp 3, chị Ngọc Mai (37 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đóng hơn 1,5 triệu đồng/học kỳ cho quỹ phụ huynh để mua sắm cơ sở vật chất. Số tiền này được hội cha mẹ học sinh thống kê mua một số đồ dùng, thiết bị, trong đó, đề xuất lắp đặt tivi cảm ứng theo chị Mai là hoàn toàn không cần thiết.

“Một số khoản thu có thể chấp nhận được, nhưng mua tivi cảm ứng thì tôi thấy không phù hợp. Thực tế, tivi treo khá cao, vậy chức năng cảm ứng liệu có sử dụng đến hay không”, chị nói.

Phụ huynh đau đầu vì những khoản thu đầu năm học. (Ảnh minh hoạ)

Phụ huynh đau đầu vì những khoản thu đầu năm học. (Ảnh minh hoạ)

Theo đề xuất, chi phí để lắp đặt thiết bị này cho một lớp học là khoảng 25 triệu đồng. Lớp con chị có 44 học sinh, mỗi em sẽ đóng bình quân gần 600.000 đồng. Trong bảng chi phí do đại diện hội phụ huynh đưa ra không ghi rõ sẽ mua tivi của hãng nào mà chỉ thống kê chi phí mua sắm, kèm thêm công và phụ kiện lắp đặt là 2 triệu đồng.

Chị Mai nói, việc kêu gọi xã hội hóa, đóng góp tự nguyện để mua sắm, tu bổ thiết bị vật chất không phải là điều hiếm thấy ở các trường học trước thềm năm học mới. Thông thường, các việc này được chủ động bàn bạc trong nhóm nội bộ cha mẹ học sinh. Theo đó, quá trình từ đề xuất, xây dựng kinh phí, kêu gọi, nộp tiền… tất cả đều được mang danh là phụ huynh tự nguyện.

Người mẹ 2 con chia sẻ, dù thu nhập của vợ chồng chị vẫn đủ điều kiện để đóng các khoản trên nhưng nếu để nói tự nguyện thì chị cảm thấy không thực tế.

Bên cạnh các phụ huynh hưởng ứng khoản đóng góp này thì cũng có những người “bằng mặt nhưng không bằng lòng”, chọn cách im lặng đóng tiền vì theo số đông cho an toàn. Việc dồn các khoản xã hội hóa giáo dục vào dịp đầu năm trở thành gánh nặng lớn cho nhiều gia đình. 

Ngoài ra, chị Mai nhẩm tính, đầu năm học, mỗi con tốn hơn 5,5 triệu đồng cho các khoản. Các khoản đóng góp trên tinh thần tự nguyện chưa gồm tiền sách vở, đồng phục, học thêm, chi phí ngoại khóa… 

Chúng tôi đồng ý đóng góp để phục vụ tốt chuyện học hành của học sinh, nhưng các khoản thu nên hợp tình hợp lý, đừng nói ‘tự nguyện’ nhưng lại trên tinh thần bắt buộc để phụ huynh không quá chật vật“, chị bày tỏ.

Trước thềm năm học mới, câu chuyện lạm thu trong trường học lại “nóng” trở lại. Vừa qua, một phụ huynh có con học lớp 1, trường Tiểu học Hữu Hoà (Thanh Trì, Hà Nội) đăng tải bài viết lên mạng xã hội phản ánh việc giáo viên chủ nhiệm lớp con yêu cầu cha mẹ học sinh đóng góp lắp điều hòa và máy chiếu phục vụ học tập của các con, đặc biệt, kèm theo cam kết phải tặng lại các tài sản này cho nhà trường sau khi các con tốt nghiệp lớp 5.

Theo người này, phụ huynh nào không cam kết tặng lại các tài sản này, nhà trường sẽ không cho lắp mới. Phụ huynh băn khoăn việc vì sao các gia đình phải cam kết tặng lại trường, trong khi những tài sản này có thể để lại học sinh khóa sau sử dụng cho tiết kiệm.

Sau đó, UBND huyện Thanh Trì thành lập tổ công tác gồm các phòng chức năng phối hợp UBND xã Hữu Hòa để kiểm tra xác minh thông tin. Theo ông Phạm Văn Ngát, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì, kết quả xác minh cho thấy các phụ huynh tự lập nhóm để bàn bạc trao đổi việc lắp điều hòa, nhà trường và giáo viên chưa có chủ trương về việc này.

Dù được “thanh minh”, song câu chuyện này vẫn khiến các phụ huynh “dậy sóng” bàn luận về tình trạng lạm thu đầu năm học.

Hồi tháng 2/2023, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi văn bản trả lời cử tri về kiến nghị xem xét chức năng của Hội cha mẹ học sinh khi để xảy ra “vấn nạn” nhiều khoản thu không đúng quy định.

Về kinh phí hoạt động, Bộ quy định, Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp các khoản không tự nguyện và các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban, như: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường, trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh, vệ sinh lớp học, vệ sinh trường.

Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng không được thu các khoản tiền phục vụ việc khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường, mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường, hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

NHI NHI



Nguồn

Cùng chủ đề

Trường ĐH Tài chính – Marketing công bố học phí năm 2025

(NLĐO) - Trường ĐH tài chính- Marketing cam kết không tăng học phí trong toàn khóa đào tạo. ...

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại hàng chục tỷ đồng cho sinh viên

TPO - Cựu sinh viên và sinh viên học tại Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) bất ngờ khi tài khoản báo nhận được tiền mỗi người vài triệu đồng từ nhà trường chuyển. Đây là số tiền thu bị chênh lệch trong giai đoạn trường này chuyển Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên sang tự chủ tài chính. TPO - Cựu sinh viên và sinh viên học tại Trường Đại học Thủ Dầu...

Quy định mới nhất về những trường hợp được hỗ trợ chi phí học tập

Không chỉ có miễn giảm học phí, nhiều trường hợp học sinh còn được hỗ trợ chi phí học tập hàng tháng theo quy định. Với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, để lo được đầy đủ học phí và những chi phí liên quan đến học tập của con không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, các em rất cần đến sự hỗ trợ để có thể đến trường.Điều 18, Nghị định 81/2021 của Chính...

Hiệu trưởng dặn không nhắc tiền nong để cha mẹ an tâm đón tết

Trước khi nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều trường phổ thông đã họp phụ huynh để sơ kết học kỳ 1. Điểm dễ thấy nhất là hầu hết các trường hiện nay không nặng nề về thu chi, đóng góp quỹ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt ’95 năm

ChÆ°Æ¡ng trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới "95 năm - Ánh sáng soi đường" diễn ra vào tối 3/2 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Hà Nội. Phát biểu tại chương trình nghệ thuật đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: "Bằng văn hóa nghệ thuật và từ văn hóa nghệ thuật, mỗi người dân càng thêm tự hào về những...

Indonesia tiếp tục nhập tịch cầu thủ, tham vọng dự World Cup 2 lần liên tiếp

"Đối với đội tuyển Indonesia, đương nhiên chúng tôi muốn dự World Cup liên tục", Chủ tịch LĐBĐ Indonesia Erick Thohir tuyên bố trong một buổi phỏng vấn mới đây tại Hà Lan. Thành công của bóng đá Indonesia trong 2 năm qua là cơ sở để vị tỷ phú tiếp tục nuôi giấc mơ lớn.Ông Thohir nói thêm: "Mục tiêu của tôi là đưa đội tuyển Indonesia đến World Cup, thậm chí cả Olympic. Không may là...

Đại diện HLV Kim Sang-sik muốn đưa Xuân Son sang Hàn Quốc

"Cầu thủ mà tôi muốn đưa sang K-League là Xuân Son", Lee Dong-jun, đại diện của huấn luyện viên Kim Sang-sik tiết lộ trong đoạn video ngắn đăng trên kênh YouTube "Bgent". Về năng lực và danh tiếng, Nguyễn Xuân Son là cầu thủ hàng đầu của bóng đá Việt Nam hiện tại.Ông Lee Dong-jun nói thêm: "Cầu thủ này đã chứng minh bản thân có thể chất vượt trội, va chạm rất khỏe. Tôi nghĩ rằng anh...

Bóng đá Việt Nam liên tiếp đối đầu Indonesia đầu năm mới Ất Tỵ 2025

CLB Thanh Hóa lên đường sang Indonesia hôm nay (3/2) để chuẩn bị cho trận đấu quyết định suất đi tiếp tại giải Đông Nam Á. Thầy trò huấn luyện viên Velizar Popov trải qua hành trình di chuyển gần 12 tiếng, trong đó 5 tiếng ngồi máy bay và 1,5 giờ đi bằng ô tô đến địa điểm thi đấu tại Bali (Indonesia).Đội bóng Việt Nam chỉ có một ngày tập luyện tại nước bạn trước khi...

Lịch đi học của học sinh sau Tết Nguyên đán

Theo thống kê, sáng nay cả nước có 48 địa phÆ°Æ¡ng đón học sinh đi học trở lại sau Tết Nguyên đán, còn lại 15 địa phÆ°Æ¡ng vẫn tiếp tục cho học sinh nghỉ. STTĐịa phươngLịch đi học trở lại1Kon Tum10/22Quảng Ninh10/23Sóc Trăng10/24Kiên Giang10/25Tây Ninh5/26Yên Bái5/27Bình Thuận5/28Lai Châu5/29Ninh Thuận5/210Vĩnh Long5/211Lào Cai7/212Hà Giang7/213Bà Rịa - Vũng Tàu7/214Hà Tĩnh5/215Bến Tre5/2Trong số các địa phương, Kon Tum, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Kiên Giang cho học sinh nghỉ dài nhất đến ngày 10/2 mới...

Bài đọc nhiều

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

Nhặt được ví tiền, học sinh ở Bình Định trả lại cho người đánh rơi

Khi đi xem pháo hoa trong đêm giao thừa, em Đinh Tấn Phát (học sinh lớp 8 ở Bình Định) đã nhặt được một ví tiền, liền mang đến công an phường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại. ...

Trường Đại học Thủ Dầu Một thu sai quy định của sinh viên 37 tỷ đồng

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước xác định trường Đại học Thủ Dầu Một đã thu học phí của sinh viên cao hơn mức trần quy định. Cụ thể, năm học 2020-2021 và 2021-2022, Trường Đại học Thủ Dầu Một chưa tự chủ tài chính, do đó mức thu học phí được thực hiện theo quy định của Nhà nước là Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, trường lại thu...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Những điều nhân ái giúp học sinh khó khăn không phải bỏ học

Đây là phương châm được Trường THPT Nguyễn Bình, thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, thực hiện nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn trong nhiều năm qua. ...

Cùng chuyên mục

Đào tạo nhân lực AI trong xu thế mới

Đầu năm mới, PV Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Văn Vũ, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin kiêm Trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), về xu hướng...

Nhiều thay đổi lớn của giáo dục có hiệu lực từ đầu năm

Từ tháng 2, nhiều chính sách, thay đổi đặc biệt quan trọng của giáo dục có hiệu lực, dự báo tác động lớn đến việc dạy học và thi cử của các nhà trường phổ thông. ...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Nữ sinh Việt biết 3 ngoại ngữ, đỗ đại học tinh hoa nước Mỹ

Hà An chinh phục ngôi trường “tinh hoa nước Mỹ” nhờ thể hiện niềm đam mê kinh tế xuyên suốt bộ hồ sơ cùng điểm học tập tuyệt đối và khả năng nói 3 ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật thành thạo. Phạm Lê Hà An, học sinh lớp 12, Trường Quốc tế Mỹ St.Paul Hà Nội, mới đây nhận tin trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh sớm của Đại học Cornell. Đây là một trong 8 đại...

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có giao mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực...

Mới nhất

Lấy lại tinh thần từ ‘hội chứng sau Tết’

Kỳ nghỉ Tết là khoảng thời gian sum vầy, vui chơi, nhưng cũng có thể gây xáo trộn nhịp sống của nhiều người. Khi chuỗi ngày nghỉ lễ dài kết thúc, không ít người rơi vào cảm giác buồn chán, hụt hẫng, thậm chí ảnh hưởng tinh...

Khen Mexico về phản ứng với sắc lệnh thuế quan, Mỹ tặng “phần quà” giá trị

Ngày 3/2, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết, chính quyền Mỹ đã đồng ý tạm dừng áp dụng thuế quan toàn diện đối với nước này trong 1 tháng trong khi hai bên đang đàm phán để đạt được thỏa thuận.

Tăng tốc hoàn thành sớm 3.000km cao tốc

Sáng 3/2, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh chủ trì hội nghị giao ban triển khai công tác tháng 2/2025. Một trong những nội dung trọng tâm được Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh là việc hoàn thành mục tiêu 3.000km đường bộ cao tốc trong năm nay. ...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật 95 năm – Ánh sáng soi đường

(CLO) Tối 3/2/2025, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội, đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới với...

Tin tức sáng 4-2: Đề xuất miễn thuế thu nhập cho nhà khoa học nghiên cứu công nghệ đường sắt đô thị

Một số tin tức đáng chú ý: Phạt một công ty bảo hiểm vì đưa thông tin gây nhầm lẫn để hút khách; Sếp VPBank chi gần 600 tỉ đồng mua cổ phiếu đầu năm; Nhu cầu thấp, siêu thị, chợ 'ê hề' hàng những ngày đầu...

Mới nhất