Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHai năm loay hoay dạy môn tích hợp

Hai năm loay hoay dạy môn tích hợp


Sau hai năm dạy tích hợp, nhiều trường học vẫn để giáo viên môn nào dạy môn đó, đến kỳ kiểm tra thì cùng ra đề rồi ghép lại, tự thỏa thuận điểm.

Nhìn thời khóa biểu năm học mới, cô Huyền, giáo viên môn Lý ở Hà Nam, thở dài. Là giáo viên Vật lý duy nhất trong trường, cô Huyền có tuần chỉ dạy 10 tiết, nhưng có tuần gần 30 tiết. Việc này do có thời điểm cả ba khối lớp (6, 7, 8) cùng học Vật lý trong môn Khoa học tự nhiên.

Theo chương trình mới, từ năm 2021, học sinh THCS không học Sinh học, Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý riêng lẻ mà học Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, gọi là môn tích hợp. Về lý thuyết, môn này chỉ cần một giáo viên đảm nhận nhưng vì không có người chuyên trách, trường cô Huyền phân công giáo viên môn nào dạy môn đó.

Theo cô, giáo viên phải học bốn năm để dạy một môn, giờ phải dạy thêm hai môn “không khác gì đánh đố”. Cô Huyền từng dạy thử cả Hóa và Sinh học nhưng không tự tin và chỉ sợ học sinh hỏi bài.

“Khi đi học, tôi theo khối A00 (Toán, Lý, Hóa) nên nhiều kiến thức Sinh tôi không nhớ”, cô giáo bày tỏ.

Các trường học khác cũng đang loay hoay. Theo nhiều giáo viên, môn tích hợp làm ảnh hưởng đến cả việc giảng dạy và học tập của thầy trò, bố trí thời khóa biểu, kiểm tra, đánh giá.

Hiệu trưởng một trường học ở Quảng Trị nói phải gọi Khoa học Tự nhiên hay Lịch sử và Địa lý là “môn ghép” chứ không phải môn tích hợp. Ở trường ông, giáo viên môn nào dạy phần đó. Đến kỳ kiểm tra thì căn theo khối lượng kiến thức, mỗi giáo viên ra đề phần của mình rồi ghép lại.

“Đề trắc nghiệm thì ai chấm cũng được, tự luận thì giáo viên nào chấm phần đó, vào điểm thì tự thỏa thuận”, ông nói, thêm rằng trường phải phân công một người chuyên sắp thời khóa biểu.

Tương tự, ở trường THCS Bùi Quang Mại, huyện Đông Anh, Hà Nội, phó hiệu trưởng Nguyễn Khả Đống cho biết năm đầu dạy tích hợp, trường bố trí giáo viên dạy các bài học theo thứ tự trong sách, tới bài của giáo viên nào thì người đó dạy. Năm vừa rồi, học sinh được học rời lần lượt từng môn Lý, Hóa, Sinh. Vì thế, giáo viên có khi một tuần dạy 32 tiết nhưng có khi lại thiếu giờ.

Năm nay, ông Đống cho biết các trường được chủ động chọn cách dạy tùy điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất. “Chắc chúng tôi sẽ áp dụng cách mà năm đầu tiên đã làm”, ông Đống nói. Cách này phần nào cân đối được số giờ dạy một tuần của thầy cô.

Trong buổi gặp gỡ với giáo viên cả nước hồi giữa tháng 8, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, thừa nhận dạy tích hợp là là một trong những khó khăn nhất khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, là “điểm vướng, nghẽn, khó”.





Học sinh lớp 6, trường THCS Nguyễn Tri Phương, Hà Nội, trong một buổi học tháng 2/2022. Ảnh: Giang Huy

Học sinh lớp 6, trường THCS Nguyễn Tri Phương, Hà Nội, tháng 2/2022. Ảnh: Giang Huy

PGS.TS Chu Cẩm Thơ, trưởng Ban nghiên cứu Đánh giá Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho rằng nguyên nhân chính của việc này là điều kiện dạy học chưa đảm bảo. Hầu hết trường chưa được trang bị đầy đủ thiết bị dạy học, giáo viên và học sinh dạy chay, học chay, không được làm thí nghiệm hay thực hành nên không thể hình dung thế nào là tích hợp.

Ngoài ra, nhiều nơi thiếu nhân lực, trong đó có giáo viên dạy tích hợp. Các trường đại học Sư phạm như Thái Nguyên, Hà Nội 2, Huế, Đà Nẵng, TP HCM đã tuyển sinh ngành Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Lịch sử – Địa lý, nhưng chưa có sinh viên tốt nghiệp.

Cuối tháng 7/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tích hợp cấp THCS, thời lượng 20-36 tín chỉ. Giáo viên có thể theo học ở các trường có khoa sư phạm, kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc tự đóng. Sau khoảng 6 tháng, họ được cấp chứng chỉ.

Tuy nhiên, tại Hội nghị Tổng kết năm học 2022-2023 hôm 18/8, bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cho rằng “không thể vài tháng bồi dưỡng chứng chỉ mà dạy được”, cần có giáo viên chuyên trách, được đào tạo bài bản.

“Ngành giáo dục phải đầu tư cho khối sư phạm thật cẩn thận”, bà Doan nhấn mạnh.





Học sinh trường THCS Hà Huy Tập, TP HCM, trong buổi trải nghiệm tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh, tháng 12/2021. Ảnh: Fanpage nhà trường

Học sinh trường THCS Hà Huy Tập, TP HCM, trong buổi trải nghiệm tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh, tháng 12/2021. Ảnh: Fanpage nhà trường

Dù vậy, không ít trường học đang dần bắt nhịp được với dạy tích hợp.

Cô Hứa Thị Diễm Trâm, hiệu trưởng THCS Hà Huy Tập, TP HCM, cho biết trường đã tổ chức các buổi thảo luận, cùng đọc sách cho giáo viên đơn môn. Các thầy cô luyện tập dạy chéo môn rồi góp ý cho nhau. Việc này diễn ra cả trong dịp hè.

“Nhờ những buổi này, giáo viên Lịch sử mới biết xoay quả địa cầu về hướng nào cho đúng, còn giáo viên Địa lý cũng nắm được cách triển khai một bài giảng Lịch sử. Những thứ tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng nếu giáo viên không biết thì sẽ dạy sai, không tự tin khi đứng lớp”, cô Trâm nói.

Để đồng hành, ban giám hiệu lắng nghe, hỗ trợ tài liệu cho giáo viên. Theo cô Trâm, các trường nên giảm bớt đầu việc máy móc hay bắt giáo viên làm sổ sách, báo cáo để họ tập trung vào chuyên môn.

“Khó đến đâu thì lãnh đạo và giáo viên cùng gỡ, quan trọng là dám làm, đồng hành và chia sẻ với nhau”, cô Trâm nói, cho biết 31 giáo viên đơn môn không còn “sợ” tích hợp như hai năm trước.

Trong hội thảo về dạy tích hợp hôm 27/8 do Mạng lưới Quản lý giáo dục không biên giới tổ chức, ông Trịnh Ngọc Hải, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Than Uyên, Lai Châu, cho biết cả huyện chỉ có hai giáo viên Lịch sử và Địa lý, còn Khoa học tự nhiên không có ai, nhưng “tinh thần là vừa làm, vừa gỡ khó”.

Theo ông, Phòng đã thành lập tổ chuyên môn cốt cán, kết nối giáo viên giỏi. Hàng tháng, tổ này tới từng trường để dự giờ, chia sẻ kinh nghiệm hoặc dạy minh họa. Các hoạt động bồi dưỡng liên môn cũng được tổ chức nhiều hơn, kết hợp đưa thầy cô tới các trường triển khai tốt môn tích hợp để học hỏi.

Giữa tháng 8, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói “khả năng cao” sẽ điều chỉnh các môn tích hợp.

Bà Chu Cẩm Thơ cho rằng rất đáng tiếc nếu môn tích hợp bị tách về từng đơn môn, bởi dạy tích hợp là chủ trương đúng, giúp học sinh phát triển phẩm chất, năng lực như mục tiêu của chương trình mới. Theo bà, các trường nên được tạo điều kiện để tự chủ việc này. Trường nào đang làm tốt thì khuyến khích tiếp tục, nơi khó khăn cần được hỗ trợ.

Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh, chuyên gia Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm TP HCM, cũng tán thành phương án này.

“Không nên lo ngại về việc mỗi nơi một kiểu, bởi trường học càng sáng tạo, linh hoạt thì học sinh sẽ năng động, thành công hơn”, ông nói.

Tuy nhiên, ông cho rằng việc tách môn chỉ nên áp dụng với lớp 9 – lứa tuổi các em đã có định hướng, còn khối 6, 7, 8 nên duy trì dạy tích hợp để phát huy tối đa mục tiêu của chương trình mới.

Còn cô Huyền, giáo viên Vật lý ở Hà Nam, rất trông chờ việc tách môn. Cô cho rằng lên THPT, học sinh vẫn học từng môn lẻ, tại sao THCS lại tích hợp, gây “phức tạp và mệt mỏi”.

“Thế hệ sau này được đào tạo chính quy sẽ làm tốt hơn. Còn hiện tại tôi cho rằng không thể cứ dạy và lạc quan như vậy được”, cô Huyền nói.

Thanh Hằng




Source link

Cùng chủ đề

Lao động đi Nhật sẽ được chủ sử dụng lao động chia sẻ phí xuất cảnh

(Dân trí) - Nhật Bản sẽ áp dụng cơ chế mới, trong đó doanh nghiệp tiếp nhận và người lao động sẽ cùng chia sẻ chi phí xuất cảnh, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho người sang nước này làm việc. Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Ishii Chikahisa, chia sẻ thông tin quan trọng này với phóng viên Dân trí bên lề hội chợ việc làm dành cho lao động chương...

Khổ với kiểm định chất lượng giáo dục

Nhiều giảng viên đại học cho biết rất sợ mỗi khi trường vào đợt kiểm định vì họ mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc này. Tốn thời gian, công sức vẫn phải kiểm địnhLý giải việc giảng viên đại học sợ...

Mong sớm có phương án thi

TP - Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên đổi mới kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, nhưng đến thời điểm này, học sinh, phụ huynh ở hầu hết các địa phương chưa thể hình dung được phương án thi mới ra sao. Chương trình, phương pháp học có nhiều thay đổi so với chương trình trước đó như: xuất hiện các môn tích hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học),...

TP.HCM công bố cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10

Cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn, toán và tiếng Anh như sau:Môn ngữ văn có 2 phần- Phần đọc hiểu sẽ lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, bao gồm văn bản văn học và một trong hai loại: văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin. Tổng độ dài của các ngữ liệu trong đề...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Mức lương ngành Quản lý xây dựng có cao?

Hội nhập và phát triển kinh tế đất nước luôn gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu cho các ngành nghề trong xã hội. Đây chính là động lực lớn để phát triển ngành Quản lý xây dựng và thu hút các bạn trẻ đăng ký theo học.Mức lương ngành Quản lý xây dựngQuản lý xây dựng chính là một trong những dịch vụ không thể thiếu khi thực hiện các dự...

Đáp án đề thi toán chuyên vòng 2 trường chuyên Sư phạm

Hơn 1.500 học sinh thi vào lớp 10 Toán và Tin, trường chuyên Sư phạm Hà Nội, chiều nay làm đề thi môn Toán chuyên trong 120 phút. Dưới đây là phần lời giải chi tiết của thầy Võ Quốc Bá Cẩn, Nguyễn Lê Phước, Nguyễn Tiến Dũng (giáo viên trường Archimedes Academy, Hà Nội), thầy Nguyễn Văn Quý (giáo viên câu lạc bộ CMATH), thầy Trần Đức Hiếu (giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) và...

Cùng chuyên mục

Thêm một số tỉnh, thành chốt môn thứ ba thi lớp 10

Một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. Mới đây, Sở GD-ĐT Hải Phòng ra thông báo về môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025-2026. Cụ thể, môn thi được chọn là Ngoại ngữ, bao gồm một trong các môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Trung Quốc. Thí sinh sẽ làm bài thi dưới dạng...

Hành trình bền bỉ của nữ sinh Nam Định giành HCV Olympic Hóa học Châu Á

Phan Bảo Ngọc đến từ "đất học Nam Định" là một trong số ít thí sinh đoạt Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Hóa học Châu Á năm 2025. ...

10 năm nữa, Trung Quốc muốn thành cường quốc giáo dục trên toàn cầu

Trở thành cường quốc giáo dục là mục tiêu mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc hướng đến qua kế hoạch mới công bố, với điểm nhấn là 'mở cửa' để tăng cường hợp tác quốc tế. ...

Những lời chúc Tết hay, hài hước dành cho bạn gái cùng lớp

Bên cạnh những lời chúc Tết đến người thân, gia đình thì những lời chúc, nhắn gửi tới bạn bè cũng là món quà ý nghĩa trong thời khắc chuyển giao năm mới. Dưới đây là những lời chúc Tết đến các bạn gái cùng lớp trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025: - Chúc mừng năm mới, cô bạn xinh xắn ơi. Được biết và học cùng lớp với bạn là một trong những điều tuyệt vời trong...

Cô giáo Hà Nội ‘mất ăn mất ngủ’ tìm cách đưa tranh dân gian Hàng Trống tới học sinh

Cho trẻ mầm non sớm tiếp cận và hình thành những cảm xúc tích cực ban đầu với tranh dân gian Hàng Trống là cách làm sáng tạo của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, Trường Mầm non Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hơn 22 năm công tác, cô Nguyễn Thị Mỹ Ngọc luôn tận tụy với công việc. Sống trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, cô cảm nhận được sự lãng quên của xã hội hiện đại...

Mới nhất

Nhan sắc Ivanka Trump

TPO - Ivanka Trump là trưởng nữ cũng là người con xuất sắc nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump tính đến hiện tại. Cô không chỉ xinh đẹp, có gu ăn mặc mà còn nổi bật ở nhiều vai trò từ người mẫu, doanh nhân đến cố vấn Nhà Trắng cấp cao. ...

Nghệ sĩ tuổi Tỵ đón xuân Ất Tỵ

(NLĐO) – Năm hết Tết đến, nhà nhà hân hoan đón xuân với những dự tính trong năm 2025. Nghệ sĩ tuổi Tỵ ước mơ điều gì? ...

Cúng Giao thừa nên làm vào lúc nào, cúng xong có cần hóa vàng không?

Giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng tiễn biệt năm cũ và đón chào những may mắn của năm mới. Vậy có những điều gì cần kiêng kỵ khi cúng Giao thừa để cả năm sung túc, bình an? ...

Sau bữa cơm cá kho, người phụ nữ nhập viện cấp cứu

Nữ bệnh nhân trú tại TP. Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) cấp cứu trong tình trạng khó thở, không nuốt được thức ăn do hóc xương cá.

Mẹo nhỏ ‘đối phó’ thực phẩm giàu chất béo ngày Tết cho người đau dạ dày, thực quản

Những người mắc bệnh lý về dạ dày, thực quản, những thức ăn giàu chất béo ngày Tết trở thành nỗi ám ảnh. Có...

Mới nhất

Nhan sắc Ivanka Trump