Trang chủNewsThế giớiVụ cướp 6 ngày khai sinh hội chứng con tin yêu mến...

Vụ cướp 6 ngày khai sinh hội chứng con tin yêu mến kẻ bắt cóc


Ngày 23/8/1973, Jan-Erik Olsson, tội phạm Thụy Điển bỏ trốn, bước vào ngân hàng Sveriges Kreditbank ở quảng trường Norrmalmstorg, Stockholm ngay sau khi nhà băng này mở cửa. Anh ta cải trang bằng bộ tóc xoăn giả của phụ nữ, kính râm màu xanh, bộ ria mép đen và đôi má hồng. Olsson bắn súng tiểu liên lên trần nhà và hét lớn bằng tiếng Anh: “Bữa tiệc bắt đầu!”.

Mọi chuyện từ đó bỗng trở nên kỳ lạ.

Khi Olsson vào ngân hàng, những nhân viên tại đây trở thành con tin của anh ta không cảm thấy gì ngoài nỗi sợ hãi. “Tôi tin rằng một kẻ điên đã bước vào cuộc đời tôi”, Kristin Enmark, nhân viên ngân hàng lúc đó 23 tuổi, nói.

Nhưng nỗi kinh hoàng của những con tin không kéo dài lâu. Trên thực tế, trong suốt 6 ngày vụ cướp diễn ra, một mối quan hệ đáng ngạc nhiên đã hình thành giữa tên cướp và 4 con tin, gồm 3 nữ và một nam. Cuối cùng, nó sinh ra một thuật ngữ tâm lý mới: Hội chứng Stockholm.

Olsson đã lĩnh án ba năm tù vì tội trộm cắp. Đầu tháng 8/1973, nhà tù cho phép Olsson ra tù vài ngày vì có hành vi tốt, với điều kiện anh ta phải quay lại trình diện khi hết thời hạn. Olsson không quay về mà lên kế hoạch cho một vụ cướp táo tợn.

Thay vì cướp tiền của ngân hàng, Olsson bắt các nhân viên trẻ làm con tin và đưa ra yêu cầu với cảnh sát. Tên cướp muốn có 3 triệu kronor Thụy Điển (khoảng 710.000 USD theo tỷ giá lúc bấy giờ) và một chiếc ôtô để chạy trốn. Ngoài ra, nhằm hỗ trợ cho kế hoạch của mình, Olsson còn muốn cảnh sát giao cho mình bạn tù cũ Clark Olofsson, người khét tiếng khắp Thụy Điển vì từng thực hiện hàng loạt vụ cướp ngân hàng và nhiều lần vượt ngục.

Olsson đánh cược rằng “chính phủ sẽ không mạo hiểm từ chối yêu cầu và đối mặt với rủi ro khiến phụ nữ bị giết hại”, tác giả David King viết trong cuốn sách tựa đề 6 ngày tháng 8: Câu chuyện về Hội chứng Stockholm. “Không phải ở Thụy Điển. Chắc chắn không phải năm đó, khi Thủ tướng phải đối mặt với một cuộc bầu cử sít sao”.

Vì vậy, khi những tay súng bắn tỉa bao vây tòa nhà, Olsson rút lui vào trong hầm ngân hàng cùng với các con tin, chỉ để cửa hé mở và chờ đợi yêu cầu của mình được đáp ứng.

Enmark bị trói tay chân cùng với hai đồng nghiệp là giao dịch viên Elisabeth Oldgren, 21 tuổi, và Birgitta Lundblad, 31 tuổi, con tin duy nhất đã kết hôn và có con.

Ban đầu, tính toán của Olsson đã đúng. Giới chức chuyển tiền, một chiếc xe Ford Mustang màu xanh lam và Clark Olofsson đến Kreditbank vào cuối ngày. Olsson lên kế hoạch lái xe bỏ chạy với túi tiền cùng Clark và một số con tin, sau đó trốn khỏi Thụy Điển bằng thuyền.

Nhưng cảnh sát đã giữ lại chìa khóa chiếc Mustang. Olsson và nhóm người bị mắc kẹt.

Giận dữ, Olsson hét lên, đe dọa sẽ giết những người can thiệp, thậm chí còn bắn vào tay một sĩ quan cảnh sát. Nhưng sự xuất hiện của Clark đã khiến những người bên trong ngân hàng bình tĩnh lại.

“Khi tôi đến, họ vô cùng sợ hãi”, Clark nói vào năm 2019. “Sau 5 phút, họ đã ổn định hơn. Tôi bảo họ, ‘Này, bình tĩnh nào, chúng tôi sẽ giải quyết mọi chuyện này'”. Clark cởi trói cho ba người phụ nữ và đi vòng quanh ngân hàng để xem xét tình hình, phát hiện thêm một nhân viên khác, Sven Safstrom, 24 tuổi, đang trốn trong kho dự trữ. Safstrom trở thành con tin thứ tư.

Clark mang một chiếc điện thoại của ngân hàng vào trong hầm để các con tin có thể gọi cho gia đình. Khi Lundblad khóc vì không thể liên lạc được với chồng con, Olsson chạm vào má cô và nhẹ nhàng nói “Hãy thử lại, đừng bỏ cuộc”.

Ngày thứ hai

Sang ngày 24/8/1973, sau đêm đầu tiên trong hầm, Oldgren cảm thấy ngột ngạt nên Olsson đã cắt một đoạn dây dài, buộc quanh cổ cô và để cô đi vòng quanh ngân hàng. Hắn còn choàng áo khoác lên vai cô khi người phụ nữ run rẩy vì lạnh.

Càng ngày Olsson càng bực tức vì hành động chậm chạp của chính quyền. Olsson thuyết phục Safstrom để mình bắn vào đùi anh trước mặt cảnh sát nhằm đe dọa. Olsson hứa rằng phát súng sẽ chỉ sượt qua. “Chỉ ở chân thôi”, Enmark nói với Safstrom như một lời động viên.

Safstrom chấp nhận nhưng cuối cùng Olsson lại không làm gì cả. “Tôi vẫn không biết tại sao kế hoạch không được thực hiện. Tất cả những gì tôi nhớ là tôi đã nghĩ rằng anh ta thật tốt bụng biết bao khi hứa chỉ bắn vào chân tôi”, Safstrom kể.

Trong khi đó, người dân tập trung đông đúc ở quảng trường Norrmalmstorg bên ngoài ngân hàng và truyền thông không ngừng đưa tin về các sự kiện, phỏng vấn con tin và những kẻ bắt họ qua điện thoại.

Đến khoảng 17h, Enmark nói chuyện với Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme, đồng thời các đài phát thanh và truyền hình cũng phát sóng đoạn trò chuyện giữa họ. Cô yêu cầu Thủ tướng Palme cho phép Olsson rời ngân hàng và lái xe đi với số tiền. Enmark tình nguyện đi cùng với tư cách con tin.

“Tôi hoàn toàn tin tưởng Clark và kẻ cướp ngân hàng. Tôi không tuyệt vọng. Họ chưa làm gì chúng tôi cả”, Enmark nói. “Ngược lại, họ rất tử tế. Điều tôi sợ là cảnh sát sẽ tấn công và khiến chúng tôi bị giết”.

Lãnh đạo Thụy Điển từ chối, cho rằng việc để kẻ cướp ngân hàng ra đường với vũ khí sẽ gây nguy hiểm với công chúng.

Mánh khóe cải trang của Olsson đã thành công. Cảnh sát xác định nhầm anh ta là một kẻ vượt ngục khác mà Clark quen biết, Kaj Hansson. Họ thậm chí còn đưa em trai của Hansson, Dan, đến để thuyết phục tên cướp, nhưng chỉ nhận lại những tiếng súng. Cảnh sát yêu cầu Dan gọi vào điện thoại trong kho tiền.

Dan cúp máy sau khi nói chuyện với Olsson rồi gọi cảnh sát là “ngốc nghếch”. “Các ông nhầm người rồi!”, anh ta hét lên.

Ngày thứ ba

Sáng 25/8, cảnh sát đã thử giải pháp mạo hiểm hơn. Một sĩ quan lẻn vào đóng cửa kho tiền, nhốt các con tin bên trong cùng với Olsson và Clark. Đối với những người ở trong hầm, cánh cửa hé mở vốn để cảnh sát cung cấp thức ăn, đồ uống và qua đó, Olsson nuôi hy vọng trốn thoát. Niềm hy vọng đó giờ không còn nữa.

Giới chức phá sóng điện thoại, khiến những người bên trong kho tiền không thể gọi cho ai trừ cảnh sát, do lo ngại việc truyền thông tiếp cận tên cướp có thể vô tình khiến hắn được hâm mộ.

Nils Bejerot, bác sĩ tâm lý mà cảnh sát đã tham vấn, đánh giá rằng giữa kẻ cướp và các con tin có thể hình thành “mối quan hệ bạn bè”. Cảnh sát hy vọng rằng điều đó có thể ngăn Olsson gây tổn hại cho các con tin.

Trên thực tế, mối liên kết như vậy đã hình thành và cảnh sát không lường trước được chúng mạnh mẽ đến mức nào.





Các nhiếp ảnh gia báo chí và cảnh sát bắn tỉa ngồi cạnh nhau trên mái nhà đối diện ngân hàng Sveriges Kreditbank, vào ngày thứ hai của vụ cướp. Ảnh: AFP

Phóng viên và cảnh sát bắn tỉa ngồi cạnh nhau trên mái nhà đối diện ngân hàng Sveriges Kreditbank, vào ngày thứ hai của vụ cướp. Ảnh: AFP

Đến buổi chiều, không biết khi nào mới được tiếp đồ ăn, Olsson lôi ra ba quả lê còn thừa từ bữa trước, cắt mỗi quả làm đôi và chia mỗi người một phần. Tất cả đều nhận thấy Olsson lấy miếng nhỏ nhất. “Khi được đối xử tốt, chúng tôi coi anh ta như một vị thần”, Safstrom cho hay.

Trong lúc ngủ vào buổi tối, Enmark có thể nghe thấy tiếng thở của mọi người và biết khi nào họ chung một nhịp. Cô thậm chí còn cố gắng thay đổi nhịp thở của bản thân cho phù hợp. “Đấy là thế giới của chúng tôi”, cô nói. “Chúng tôi ở trong hầm, thở và tồn tại cùng nhau. Bất cứ ai đe dọa thế giới đó đều là kẻ thù của chúng tôi”.

Ngày thứ tư và thứ năm

Ngày 26/8, tiếng khoan khiến cả nhóm trở nên hỗn loạn.

Cảnh sát nói với Olsson rằng họ đang tạo ra một lỗ đủ rộng để anh ta giao nộp vũ khí. Phải mất nhiều giờ để khoan xuyên qua trần nhà bằng thép và bê tông. Những người trong hầm đã nghĩ đến lý do thực sự của việc làm này: Bơm hơi cay buộc tên cướp phải đầu hàng.

Đáp lại, Olsson đặt các con tin dưới cái lỗ với chiếc thòng lọng quanh cổ, những sợi dây được buộc vào phía trên một dãy hộp ký gửi an toàn. Anh ta nói với cảnh sát rằng nếu bất kỳ loại khí nào làm con tin bất tỉnh, những chiếc thòng lọng sẽ giết chết họ.

“Tôi không nghĩ anh ta sẽ treo cổ chúng tôi”, Enmark nói vào năm 2016. Nhưng các con tin lo lắng khí gas sẽ gây ra hậu quả cho họ. Olsson nói với họ rằng sau 15 phút tiếp xúc hơi cay, tất cả sẽ bị tổn thương não vĩnh viễn.

Cảnh sát bắt đầu khoan thêm nhiều lỗ phía trên kho tiền. Họ gửi một chiếc xô đựng bánh mì xuống lỗ ban đầu, bữa ăn thực sự đầu tiên đối với các con tin sau nhiều ngày, giúp họ có thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi. Khi họ bắt đầu mệt mỏi, Olsson luân phiên đeo thòng lọng vào từng người. Safstrom hỏi tên cướp liệu anh có thể đeo thay cho tất cả con tin không.

“Safstrom quả là người đàn ông đích thực”, Olsson nhận xét về Safstrom với New Yorker. “Anh ta nguyện làm con tin cho các con tin khác”.

Ngày cuối cùng

Sang ngày thứ sáu, đội thợ đã khoan 7 lỗ trên trần kho tiền và ngay sau khi lỗ cuối cùng hoàn thành, khí bắt đầu tràn vào. Các con tin quỵ gối, ho và nghẹt thở trước khi Olsson kịp ra lệnh họ tròng lại thòng lọng lên cổ. Không bao lâu sau, cảnh sát nghe thấy những tiếng la hét: “Chúng tôi đầu hàng!”.

Sau khi mở cửa, cảnh sát ra lệnh đưa các con tin ra ngoài trước nhưng họ từ chối vì sợ Olsson và Clark sẽ bị cảnh sát giết. Enmark và Oldgren ôm hôn Olsson, Safstrom bắt tay anh ta, Lundblad nhắn nhủ Olsson viết thư cho cô. Sau đó, tên cướp cùng đồng phạm ra khỏi kho tiền ngân hàng và bị cảnh sát bắt.

Olsson lĩnh án tù 10 năm và được thả vào đầu những năm 1980. Clark bị kết tội tại tòa án quận nhưng sau đó được tuyên trắng án tại Tòa phúc thẩm Svea. Clark khẳng định mình đã hợp tác với cảnh sát để bảo vệ con tin. Anh ta bị đưa trở lại nhà tù để chấp hành phần còn lại của bản án trước đó và được tự do vào năm 2018.

Từ sự kiện này, bác sĩ Bejerot dùng cái tên “hội chứng Norrmalmstorg” để mô tả hiện tượng những người bị bắt cóc phát triển tình cảm với chính kẻ bắt cóc họ. Thuật ngữ sau này được đổi thành “hội chứng Stockholm”.

Các hiệp hội chuyên môn không công nhận nó như một hình thức chẩn đoán tâm lý, mặc dù nó đã được viện dẫn trong một số trường hợp lạm dụng đối với tù nhân chiến tranh và đặc biệt là trong vụ bắt cóc Patty Hearst, một năm sau vụ cướp của Olsson. Hearst, cháu gái tỷ phú Mỹ, đã nảy sinh thiện cảm với nhóm bắt cóc mình và gia nhập băng đảng.

Một số chuyên gia đặt câu hỏi liệu đó có phải là hội chứng tâm lý hay chỉ là một chiến lược sinh tồn khi đối mặt với nguy hiểm tột cùng. Các chuyên gia thực thi pháp luật ở Mỹ cho biết hiện tượng này rất hiếm và được truyền thông đưa tin quá mức. Nhưng nó vẫn xuất hiện thường xuyên trong văn hóa đại chúng, bao gồm sách, phim ảnh và âm nhạc.

Enmark, người đã rời ngân hàng và trở thành nhà trị liệu tâm lý, cho biết vào năm 2016 rằng mối quan hệ của các con tin với Olsson mang tính chất tự bảo vệ hơn là một hội chứng.

“Tôi nghĩ mọi người đổ lỗi cho nạn nhân”, cô nói. “Tất cả những điều tôi làm đều là bản năng sinh tồn. Tôi muốn sống sót. Tôi không nghĩ nó kỳ quặc đến vậy. Bạn sẽ làm gì trong hoàn cảnh đó?”.

Vũ Hoàng (Theo Washington Post)



Source link

Cùng chủ đề

Cơ hội thâm nhập thị trường hữu cơ Bắc Âu

Thị trường hữu cơ ở Bắc Âu đang phát triển khi người tiêu dùng có nhu cầu lớn về sản phẩm hữu cơ....

Thụy Điển cảnh báo về thông tin sai lệch sau vụ xả súng hàng loạt ở trường học

(CLO) Ngày 5/2, cảnh sát Thụy Điển tuyên bố không có bằng chứng cho thấy có "động cơ ý thức hệ" đằng sau vụ xả súng hàng loạt tại một trung tâm giáo dục ở Orebro hôm 4/2, đồng thời cảnh báo về thông tin sai lệch lan truyền trên mạng...

Na Uy bắt tàu nghi phá hoại cáp ngầm tại biển Baltic

Cảnh sát Na Uy đã bắt một tàu có toàn bộ thủy thủ đoàn là người Nga vì nghi liên quan vụ làm hư tuyến cáp quang tại biển Baltic. ...

Việt Nam – Thuỵ Điển: Nhiều không gian hợp tác kinh tế

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Johan Ndisi lạc quan về hợp tác kinh tế Việt Nam - Thuỵ Điển năm 2025 khi có nhiều không gian cho sự phát triển kinh tế, đầu tư. Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam - ông Johan Ndisi đã có cuộc trò chuyện đầu Xuân với Báo Công Thương về triển vọng hợp tác kinh tế, đầu tư giữa...

Thụy Điển tăng cường sức mạnh cho NATO sau các vụ đứt cáp biển Baltic

Thụy Điển sẽ lần đầu tiên triển khai lực lượng đến biển Baltic để cùng NATO tăng cường giám sát giữa những vụ đứt cáp ngầm đáng ngờ tại khu vực. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Campuchia thăm Philippines vào tuần tới

Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr sẽ chào đón Thủ tướng Campuchia Hun Manet trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Philippines từ ngày 10-11/2.

Lần đầu tiêm kích F-35 Mỹ chạm mặt Su-57 Nga tại triển lãm hàng không

Công chúng trong ngày 10.2 chứng kiến hai mẫu tiêm kích chủ lực của Mỹ và Nga đã cùng xuất hiện tại triển lãm hàng không Ấn Độ (Aero India 2025). ...

Nga gạt phắt ý tưởng mới của Ukraine, Tổng thống Pháp có kế hoạch đến Đông Nam Á, Trung Quốc nhắc nhở Mỹ về...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ấn Độ quyết tâm tự lực quốc phòng, niềm tin vào Nga giúp Moscow “xưng vương” trong mảng bán vũ khí

Ngày 10/2, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cam kết, nước này sẽ thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thiết bị quốc phòng trong những năm tới, đồng thời khẳng định, Nga vẫn là đối tác lâu năm và đáng tin cậy trong lĩnh vực này.

Cùng chuyên mục

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bội thu ở Pakistan

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif chứng kiến hai bên ký kết 24 thỏa thuận nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.

Đối thoại là giải pháp khả thi duy nhất cho xung đột Nga-Ukraine

Trung Quốc ca ngợi cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, nhấn mạnh tầm quan trọng của một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine.

Tổng thống Mỹ điện đàm với Tổng thống Nga và Ukraine, nói sẽ gặp ông Putin tại Saudi Arabia và có lệnh ngừng bắn...

Trung Quốc chỉ trích tư duy “tổng bằng không” của Washington, Australia phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, NATO bất ngờ về thay đổi chính sách của Mỹ trong vấn đề Ukraine, Ấn Độ cáo buộc Pakistan vi phạm lệnh ngừng bắn…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Hamas đồng ý thả con tin như kế hoạch, gợi ý thỏa thuận ngừng bắn được cứu

Lực lượng Hamas vừa thông báo sẽ thả con tin vào cuối tuần này như kế hoạch, gợi ý mâu thuẫn vừa qua với Israel về thỏa thuận ngừng bắn đã được giải quyết. ...

Đức điều tra vụ tàu chiến mới bị nghi phá hoại

Quan chức Đức cho biết một số tàu chiến của nước này bị hư hại do các hành vi phá hoại trong thời gian gần đây. ...

Mới nhất

Hà Nội đảm bảo cung ứng, kiểm soát giá thuốc điều trị bệnh cúm

Đặc biệt đối với các thuốc điều trị cúm A (thuốc Tamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir). Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở KCB, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, trung tâm y tế chủ động bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt thuốc...

Đối thoại là giải pháp khả thi duy nhất cho xung đột Nga-Ukraine

Trung Quốc ca ngợi cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, nhấn mạnh tầm quan trọng của một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine.

Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hóa dược

Việt Nam đặt mục tiêu nâng dần tỷ lệ sản xuất và sử dụng nguyên liệu làm thuốc trong nước và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hóa dược. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025 phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến...

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung làm Tổ trưởng Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn liên quan...

(MPI) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án vừa ký Quyết định số 17/BCĐ ngày 12/02/2025 thành lập Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo. Theo đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ...

Mới nhất