Trang chủChính trịChủ quyềnBước tiến mới của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Bước tiến mới của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa


Thỏa thuận pháp lý, phù hợp điều kiện các quốc gia

Tham dự Hội nghị đàm phán có hơn 170 đoàn với khoảng 2000 đại biểu từ các nước thành viên. Trưởng đoàn đàm phán quốc tế là đại diện Peru. Đoàn đàm phán được chia ra thành 6 nhóm nước gồm Châu Phi, Châu Á-Thái Bình dương, Đông Âu, Châu Mỹ Latin và vùng vịnh caribe, Liên minh các quốc đảo nhỏ, Tây Âu và các quốc gia khác.

ndo_br_rac-thai-nhua-3-6851-2-.jpg
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị đàm phán

Đoàn Việt Nam có 13 thành viên đại diện của Văn phòng chính phủ, các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Ngoại giao, Công thương, Tư pháp. Trưởng đoàn là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường; người đàm phán là lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việt Nam thuộc nhóm các nước Châu Á-Thái Bình Dương, trưởng và phó nhóm là đại diện của Nhật Bản và Jordan.

Hội nghị bao gồm sự kiện chính và các sự kiện bên lề. INC-2 tiếp nối từ sự kiện của INC-1 được tổ chức 2022 nhằm đưa ra được một thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý về ô nhiễm nhựa (Thỏa thuận). Ủy ban đàm phán toàn cầu chịu trách nhiệm xây dựng dự thảo Thỏa thuận và sẽ được trao đổi tiếp theo kế hoạch.

Nội dung nổi bật tại sự kiện chính là các quốc gia có ngành công nghiệp dầu mỏ lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc và A Rập Xê út chú trọng vào tái chế nhựa và định hướng xây dựng các qui tắc của từng quốc gia thay vì các giới hạn chung. Liên minh tham vọng cao do Na Uy và Rwanda dẫn đầu (HAC), cùng với các nhóm môi trường, muốn chấm dứt ô nhiễm nhựa hoàn toàn vào năm 2040 bằng cách cắt giảm sản xuất và hạn chế một số hóa chất được sử dụng trong sản xuất nhựa. Một số chính phủ các nước đề nghị điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với thực tế. Các phái đoàn đã chia thành hai nhóm thảo luận về các biện pháp kiểm soát có thể thực hiện để ngăn chặn ô nhiễm nhựa và cách thức thực hiện/hỗ trợ thực hiện Thoả thuận một cách bền vững, toàn diện.

Các nước nhìn chung đồng thuận với phương thức thực hiện Thoả thuận bằng cách quốc gia xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về chấm dứt ô nhiễm nhựa cũng như Báo cáo quốc gia về việc thực hiện Kế hoạch này. Các nước phát triển (Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, New Zealand, Nhật bản, Hàn quốc…) đề nghị NAP cần đề ra các mục tiêu và cam kết phù hợp với Thoả thuận, có các chỉ tiêu cụ thể để có thể đánh giá tiến triển ở cấp quốc gia. Một số nước đang phát triển (Trung quốc, Ấn Độ, A-rập Xê-út…) cho rằng NAP là một tiến trình do quốc gia dẫn dắt, các nước tự đề ra mục tiêu riêng, đánh giá, cập nhật. Các nước chưa thống nhất về cơ chế đánh giá, tần suất đánh giá việc thực hiện NAP tại các quốc gia.

Các nước ủng hộ có cách tiếp cận toàn diện về phương thức thực hiện Thoả thuận thông qua việc thu xếp tài chính, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tăng cường năng lực. Các nước nhất trí cần huy động cả tài chính công và tư, cả trong và ngoài nước.

Các nước đều ủng hộ xây dựng các chương trình tăng cường năng lực phù hợp với nhu cầu và ưu tiên của các nước đang phát triển, đặc biệt các nước kém phát triển và các nước đảo nhỏ. Các chương trình hỗ trợ tăng cường năng lực và hỗ trợ kỹ thuật sẽ được triển khai qua các cơ chế khu vực, tiểu khu vực, quốc gia, bao gồm thông qua trung tâm khu vực và thông qua các chương trình hợp tác đối tác.

Các nước đang phát triển đề nghị có một điều khoản riêng về chuyển giao công nghệ, nội dung có thể gắn với mục tiêu phát triển bền vững số 9 liên quan đến chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển. Như các Thoả thuận đa phương về môi trường khác hiện có, các nước phát triển có thể thúc đẩy và hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển và các nước đảo nhỏ.

Nhóm Châu Á Thái Bình Dương (APG) nhấn mạnh trong tuyên bố khu vực về tầm quan trọng của hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và công nghệ, cũng như xây dựng năng lực, là điều kiện tiên quyết để thực hiện các mục tiêu nhằm giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của ô nhiễm nhựa, bao gồm quản lý chất thải không hiệu quả và thiếu nhận thức cộng đồng. Nhóm cũng chỉ ra cách tiếp cận vòng đời nhựa là điều cần thiết. Công cụ này phải giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa trong toàn bộ vòng đời của nhựa, từ thiết kế sản phẩm đến xử lý. Phân biệt tính bắt buộc với tính tự nguyện trong các nghĩa vụ cốt lõi. Phải tính đến các hoàn cảnh và khả năng của quốc gia khi xem xét việc thực hiện và tuân thủ toàn bộ công cụ. Xây dựng, thực hiện và cập nhật định kỳ các Kế hoạch Hành động Quốc gia (NAP) là một hành động quan trọng để thực hiện nghĩa vụ cốt lõi.

rac-thai-nhua-1-08351311.jpeg
Giải quyết vấn nạn ô nhiễm nhựa cần sự chung tay của các quốc gia trên thế giới (ảnh minh họa)

Tích cực tham gia và những thách thức của Việt Nam

Là thành viên tích cực, chủ động tham gia Thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa, Việt Nam luôn nỗ lực xây dựng năng lực để thực thi các chính sách giảm nhựa. Tuy nhiên, dứng trước những mục tiêu mà Thỏa thuận toàn cầu về giảm nhựa đang đưa ra bàn thảo, Việt Nam cũng phải đối mặt với thách thức lớn khi chúng ta còn thiếu nhiều thông tin có tính chất khoa học cơ bản như : Chưa có báo cáo đánh giá hiện trạng chất thải nhựa, đặc biệt là Chất thải nhựa đại dương Quốc gia; Chưa có cơ sở dữ liệu tổng hợp và cập nhật về lượng phát sinh/ thu gom/ xử lý/ tái chế/ thu hồi chất thải rắn, thành phần chất thải nhựa có trong chất thải rắn tại các địa phương trên toàn quốc, cũng như sự tham gia của khối không chính thức trong việc thu gom chất thải nhựa, gây khó khăn trong việc dự báo lượng chất thải nhựa sẽ phát sinh trong tương lai

Chúng ta cũng chưa điều tra, xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng ô nhiễm chất thải nhựa và vi nhựa Quốc gia. Các nghiên cứu hiện nay vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, do các nhóm nghiên cứu thực hiện trong thời gian ngắn và phương pháp nghiên cứu không có tính nhất quán, gây khó khăn trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm giữa các vùng nói riêng và so sánh mức độ ô nhiễm giữa các quốc gia nói chung

Bên cạnh đó, còn thiếu hệ thống quan trắc vi nhựa trên đất liền (hệ thống nước ngọt, sông, hồ, ao, nước ngầm, đất…) và ven biển, hệ sinh thái ven biển… để giám sát mức độ ô nhiễm định kỳ; Chưa có mô hình dự báo lượng chất thải nhựa phát sinh và dự báo ô nhiễm vi nhựa cho Việt Nam (do hạn chế về cơ sở dữ liệu và thiếu số liệu quan trắc để đánh giá kết quả mô hình), để từ đó xây dựng những giải pháp về chính sách, ứng phó với ô nhiễm nhựa đại dương cho Việt Nam

Trong điều kiện này, Đoàn đám phán Việt Nam sẽ tiếp tục tham dự các phiên họp giữa kỳ của Hội nghị các bên để cập nhật thông tin về việc xây dựng Dự thảo đầu tiên của Thoả thuận trong thời gian từ nay tới tháng 11/2023. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam (chưa có đầy đủ các số liệu tổng thể về nhựa, điều kiện cơ sở hạ tầng để giám sát, quản lý ô nhiễm nhựa chưa hoàn thiện…), Việt Nam sẽ chủ động, tích cực trao đổi bên lề với các nước cùng điều kiện cũng như trao đổi với các thành viên của nhóm để đề xuất các yêu cầu riêng cho các nước đang phát triển; kiên định đề xuất hỗ trợ về công nghệ, tài chính và lộ trình cho các nước phát triển để không làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của Việt Nam.

Minh Thư



Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam và gần 180 quốc gia tham gia đàm phán Phiên thứ tư Hội nghị đàm phán liên chính phủ tại Ottawa, Canada

Đoàn Việt Nam tham gia tham dự Phiên đàm phán với quan điểm thế giới tập trung vào vấn đề giải quyết ô nhiễm nhựa trong đó nhấn mạnh vai trò của nhựa và các sản phẩm nhựa trong xã hội; tầm quan trọng của khu...

Việt Nam cùng các nước tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa tại Nairobi, Kenya

Đây là phiên đàm phán tiếp nối các phiên đàm phán tại Uruguay năm 2022 và Pháp tháng 6 năm 2023. Tại phiên đàm phán này, lần đầu tiên Việt Nam cùng với các nước chính thức thảo luận nội dung của Thỏa thuận sau khi...

Hội thảo tham vấn Dự thảo số 0 hướng đến phiên đàm phán thứ Ba Thoả thuận Toàn cầu về Ô nhiễm Nhựa.

Tham dự Hội thảo, về phía Bộ TN&MT, có đại diện Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, đại diện Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, đại diện Đại sứ quán...

Việt Nam sẽ tham gia thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng, ngày 22/5, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp Ban công tác đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho rằng, ô nhiễm nhựa là vấn đề...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo sức bật mới để Đà Nẵng phát triển

(TN&MT) - Năm 2024, kinh tế TP. Đà Nẵng có nhiều khởi sắc với GRDP ước tăng 7,51% so cùng kỳ, xếp vị trí thứ 2/5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2024 cũng ghi dấu, Đà Nẵng lần thứ 5 liên tiếp nhận giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam và 3 giải thưởng chuyên đề gồm: Thành phố Điều hành, quản lý thông minh; Thành phố Hấp dẫn đổi mới sáng tạo; Thành phố...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà các gia đình chính sách tại thành phố Cần Thơ

Chiều 26/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến thăm, chúc Tết Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ; thăm, chúc Tết và tặng quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình chính sách tiêu biểu, công nhân lao động và các hộ nghèo trên địa bàn thành phố; thăm, chúc Tết Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ,...

Thanh Hóa phấn đấu là cực tăng trưởng của miền Bắc và cả nước

Trong không khí cả nước mừng Đảng, mừng Xuân, hân hoan đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, sáng 26/1 (tức 27 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ

Ngày 25/1, trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đề...

Tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng cao tốc Ninh Bình

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 28/TB-VPCP ngày 25/1/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng và 09km trên địa bàn tỉnh Thái Bình. ...

Bài đọc nhiều

Tàu Cảnh sát biển 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 đã đến động viên cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết. ...

Phạt tù thuyền trưởng khai thác hải sản bất hợp pháp

Bị cáo Nguyễn Bé bị tòa tuyên phạt 6 năm tù về tội "Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép" ...

Đánh giá trữ lượng khoáng sản tại 3 địa phương

Tại cuộc họp, Hội đồng cũng đánh giá trữ lượng khoáng sản trong Báo cáo kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng đất sét chịu lửa các loại trong phạm vi Giấy phép khai thác khoáng sản số 1740/GP-BTNMT ngày 5/1/2007, gia hạn tại Giấy phép khai thác khoáng...

Thông qua trữ lượng khoáng sản tại 3 địa phương

Hội đồng cũng thông qua trữ lượng trong ranh giới Giấy phép khai thác số 362/GP-BTNMT ngày 31/1/2018 khai trường 10, khu Cam Đường I, mỏ Apatit Lào Cai với báo cáo kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng do Liên đoàn Địa chất Xạ...

Đẩy mạnh quản lý, bảo vệ TN&MT từ cơ sở

Theo lãnh đạo UBND huyện Mai Sơn, ngay sau khi triển khai ký cam kết với UBND tỉnh, UBND huyện đã tổ chức Hội nghị ký cam kết giữa Chủ tịch UBND 22 xã, thị trấn với Chủ tịch UBND huyện về quản lý tài nguyên,...

Cùng chuyên mục

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Tàu Cảnh sát biển 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 đã đến động viên cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết. ...

Lắng đọng tình đồng đội trước ngày xuất ngũ

(NLĐO) - Hàng trăm chiến sĩ hải quân ở các đơn vị xuất ngũ đợt này là ngần ấy tâm tư tình cảm và cung bậc cảm xúc khác nhau... ...

Mới nhất

Gỡ khó cơ sở hạ tầng, mở đường cho năng lượng tái tạo bứt phá tại Việt Nam

Baoquocte.vn. Việt Nam đã quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Việc phát triển năng lượng tái tạo là một trong những điểm mấu chốt để đất nước đạt được mục tiêu này.

Mỹ và Colombia ăn miếng trả miếng ngay lập tức

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26.1 ra lệnh áp thuế quan và trừng phạt đối với Colombia để trả đũa việc nước...

Ước mong của một thế hệ

Năm 2025 là năm có nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước. ...

Nhà mạng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu dịch vụ viễn thông tăng cao dịp Tết

Các nhà mạng đã chuẩn bị kỹ lưỡng về mạng lưới viễn thông, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tăng cao của người dùng di động trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày giáp Tết Nguyên đán cũng là khoảng thời gian các nhà mạng tích cực hoàn tất các khâu chuẩn bị cuối cùng, để đảm...

Ghi bàn may mắn, Man Utd nhọc nhằn đánh bại Fulham

Man Utd chơi không hay nhưng vẫn đánh bại Fulham trên sân khách ở vòng 23 Ngoại Hạng Anh. Lisandro Martinez ghi bàn duy nhất trong hiệp 2 giúp "Quỷ đỏ" giành 3 điểm để vươn lên vị trí thứ 12 trên bảng xếp hạng.Man Utd không tạo ra cơ hội nguy hiểm nào trong cả trận. Đội...

Mới nhất