Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBác sĩ trẻ quyết ‘về quê’ nhưng đầy những tâm tư khi...

Bác sĩ trẻ quyết ‘về quê’ nhưng đầy những tâm tư khi lương chỉ hơn 3 triệu đồng

Vừa tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, chàng bác sĩ trẻ Giàng A Chính (24 tuổi, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) quyết định từ chối công việc tại bệnh viện tư nhân ở Hà Nội, xin về bệnh viện huyện bởi “nơi này cần mình hơn”.
Bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Khương (Lào Cai) - Ảnh minh họa: HÀ THANH

Bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Khương (Lào Cai) – Ảnh minh họa: HÀ THANH

Quyết về “bản” nhưng vẫn còn trăn trở

Sinh ra và lớn lên ở bản vùng cao huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, sáu năm trước Giàng A Chính trở thành niềm tự hào của bản làng vì đã đỗ Đại học Y Hà Nội. Để nuôi được “cậu bác sĩ” của bản, bố mẹ Chính đã phải bán đi mảnh vườn, vay mượn đủ nơi mới đến ngày Chính tốt nghiệp.

Đầu tháng 8 vừa qua, Chính đã nhận bằng tốt nghiệp ngành bác sĩ đa khoa Đại học Y Hà Nội. Mặc dù tại Hà Nội, Chính cũng đã có cơ hội được tiếp cận với một số bệnh viện tư nhân và được hứa hẹn mức lương khởi điểm hơn 10 triệu đồng.

Thế nhưng, Chính đã nộp hồ sơ xin về bệnh viện huyện quê nhà để công tác vì nghĩ rằng quê hương cần mình hơn. Chính chia sẻ bản thân đã “thăm dò” từ các anh chị ở bệnh viện và được biết lương ký hợp đồng khởi điểm sẽ khoảng 3 triệu.

Địa phương cũng có chế độ cho bác sĩ trẻ nếu tốt nghiệp loại giỏi sẽ hỗ trợ 1 lần là 100 triệu đồng/người. Tuy nhiên Chính không đạt tiêu chí này. Theo Chính, khóa của anh tại trường hơn 120 người chưa đến 10% người tốt nghiệp loại giỏi.

Mặc dù xin về bệnh viện địa phương, thế nhưng Chính vẫn trăn trở về tương lai của mình. Chính thú nhận đôi khi rất nản khi nhìn về con đường sau này của mình.

“Nói thật, giờ đâm lao rồi phải theo lao thôi. Không nhẽ đã học tập suốt 6 năm giờ bỏ ngang. Nếu địa phương có thêm chế độ thu hút nguồn lực y bác sĩ trẻ thì chẳng ai không muốn gắn bó. Nhiều anh chị đi trước cũng về rồi lại phải đi vì mức lương không đủ sống”, Chính chia sẻ.

Bác sĩ trẻ Giàng A Chính quyết tâm xin về bệnh viện huyện với mong muốn cống hiến cho quê nhà - Ảnh: NAM TRẦN

Bác sĩ trẻ Giàng A Chính quyết tâm xin về bệnh viện huyện với mong muốn cống hiến cho quê nhà – Ảnh: NAM TRẦN

Khi được hỏi về việc nếu có chế độ đãi ngộ để về trạm y tế công tác, liệu bác sĩ trẻ có sẵn sàng. Chính thẳng thắn thừa nhận ở thời điểm hiện tại sẽ không về cơ sở.

“Bác sĩ trẻ ra trường cần phát triển bản thân, trong khi đó trạm y tế hiện nay chuyên quản lý, xử trí ban đầu rồi chuyển tuyến. Vì vậy, tôi mới ra trường khó có thể học được kinh nghiệm điều trị.

Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ rằng đây là do định hướng của mỗi người. Nếu có chính sách thu hút tốt, khả năng sẽ có nhiều bác sĩ giỏi sẵn sàng về. Như vậy cơ sở cũng sẽ quản lý tốt được bệnh nhân ngay từ đầu, vừa giúp được bệnh nhân, vừa giúp giảm được áp lực quá tải cho tuyến trên”, Chính nhận định.

Bác sĩ trẻ về rồi lại đi

Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều tỉnh đã có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đãi ngộ đối với các bác sĩ khi về công tác tại bệnh viện công. Đơn cử như tỉnh Lai Châu, Lào Cai… nhân lực chất lượng cao khi về địa phương sẽ được hỗ trợ 1 lần từ chính sách với mức hỗ trợ từ 50 triệu đến 400 triệu đồng đối với từng chuyên ngành đào tạo.

Tuy nhiên, những quy định về thu hút nhân lực chất lượng cao cũng có nhiều điều kiện, như bác sĩ tốt nghiệp loại giỏi, bác sĩ nội trú, giáo sư. Ngoài chính sách hỗ trợ 1 lần thì hầu hết chưa có thêm chính sách khác.

Cũng có nhiều địa phương gần như không có chính sách gì do điều kiện kinh tế của địa phương còn khó khăn.

Đã công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên 20 năm, bác sĩ Mai Thị Tâm, trưởng khoa nhi bệnh viện, đã chứng kiến biết bao thế hệ bác sĩ trẻ về công tác tại viện rồi lại phải dứt áo ra đi.

“Năm nào cũng tuyển, năm nào cũng có bác sĩ xin chuyển công tác cũng chỉ vì mức lương quá thấp. Bản thân tôi đã công tác 20 năm, cộng đủ thứ phụ cấp, mỗi tháng thu nhập 15-17 triệu đồng. Còn các bác sĩ trẻ mỗi tháng 5-7 triệu đồng, cao lắm thì 10 triệu, khi không đáp ứng đủ cuộc sống buộc các bạn phải ra đi”, bác sĩ Tâm bộc bạch.

Bác sĩ Tâm chia sẻ hiện tại địa phương không có chính sách thu hút bác sĩ về công tác tại địa phương. Bởi vậy, dù nhiều bác sĩ mong muốn được về quê hương gắn bó, nhưng cũng đành bỏ lại gia đình để xuống Hà Nội.

“Có bác sĩ làm ở đây lương tháng chưa được 10 triệu nhưng khi xuống bệnh viện tư tại Hà Nội mức lương đã vài chục triệu. Hay bạn tôi giờ lương tháng đã 40-50 triệu sau nhiều năm công tác. Tôi không nói là sự bất công vì ai cũng có quyền lựa chọn, nhưng để thu hút, giữ chân bác sĩ thì cần có chế độ đãi ngộ“, bác sĩ Tâm nói.

Tuoitre.vn

Cùng chủ đề

4 địa phương có đông thí sinh đỗ Đại học Y Hà Nội nhất cả nước

Hà Nội, Thanh Hoá, Nam Định và Nghệ An là các địa phÆ°Æ¡ng có nhiều thí sinh đỗ Đại học Y Hà Nội nhất trong ba năm qua. Theo PGS.TS Lê Đình Tùng, Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, mùa tuyển sinh năm 2024, Thủ đô có 479 thí sinh đỗ vào trường. Thanh Hóa xếp thứ hai với 219 thí sinh. Kế đến là Nam Định và Nghệ An với con số lần lượt 163 và...

Đại học Y Hà Nội dự kiến mở 2 ngành mới

Dá»±a trên nhu cầu tại các bệnh viện, trường Đại học Y Hà Nội dá»± kiến mở thêm ngành Công tác xã hội và Kỹ thuật hình ảnh y học trong năm 2025. "Việc dự kiến mở thêm ngành Công tác xã hội và Kỹ thuật hình ảnh y học dựa trên nhu cầu tại các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh. Thu nhập của 2 ngành này khá hấp dẫn", PGS.TS Lê Đình Tùng, Phó hiệu trưởng trường...

Nữ sinh Việt được Microsoft nhận vào dù chưa tốt nghiệp đại học

Vượt qua các vòng tuyển dụng khắc nghiệt của Microsoft, Dương Hà Anh trúng tuyển vào công ty công nghệ hàng đầu này dù chưa tốt nghiệp đại học. Trước đó, nữ sinh Việt từng có quãng thời gian làm thực tập sinh tại Apple và Uber. Dương Hà Anh, sinh viên năm cuối ngành Khoa học máy tính của Đại học Brown (Mỹ), nhận được tin trúng tuyển vào vị trí Kỹ sư phần mềm tại Microsoft cách đây...

Trường Đại học Y Hà Nội lọt bảng xếp hạng đại học thế giới

(NLĐO) - Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu tiên có tên trong bảng xếp hạng đại học thế giới của Times Higher Education 2025 ...

481 sinh viên hệ vừa làm vừa học nhận bằng tốt nghiệp

(NLĐO) -  Căn cứ kết quả học tập, Trường ĐH Cửu Long đã khen thưởng cho 19 sinh viên đạt thành tích có thành tích cao trong học tập và rèn luyện ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhân sự IT nơi thừa, nơi thiếu trầm trọng: Ngành nào cần người?

Từng được coi như "vua của mọi nghề", kỹ sư công nghệ thông tin (IT) đang đối diện với làn sóng thất nghiệp khi không ít nhân sự ngành này mất việc. Còn 5.000 vị trí kỹ sư AI đang chờ người. Vì đâu...

Làm sao để hài hòa giữa quản lý và thực tế dạy thêm, học thêm?

Việc buộc giáo viên phải dạy thêm thông qua các trung tâm có thể giúp dễ dàng kiểm soát hoạt động này hơn, nhưng lại làm phát sinh một loạt vấn đề khác. Thông tư mới về dạy thêm của Bộ GD-ĐT đang thu...

THACO mong làm đường sắt đô thị, Vingroup thúc đẩy sản xuất xanh, FPT muốn phổ cập AI

Nhiều doanh nghiệp đã hiến kế được đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm nay và mong muốn tham gia vào các dự án lớn của đất nước. Ông Trương Gia Bình, chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn...

Tôi tưởng sẽ mất con nhưng nhờ ghép tim, giờ con còn được chơi Tết…

Ánh nắng xuân dịu nhẹ, Huỳnh Tiến Phát (24 tuổi, thôn Phú Khương, xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) ngồi bên hiên nhà chăm chút chú chim đang đợt thay lông. Tình cờ có được trái tim tương thíchCâu chuyện chồng...

Nhiều ý kiến trái chiều về quy định dạy thêm mới, Bộ GD-ĐT: ‘Nên dành thời gian tự học, tự ôn tập’

Trước ngày thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực với nhiều điểm mới được đánh giá là quyết liệt nhằm hạn chế tiêu cực tồn tại nhiều năm qua, vẫn còn nhiều băn khoăn, vướng mắc. * Thông tư có...

Bài đọc nhiều

Đua trend trữ bánh chưng, bánh tét sau Tết, chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì?

Sau Tết, nhiều người tìm cách bảo quản và chế biến lại bánh chưng, bánh tét để sử dụng lâu hơn mà vẫn giữ trọn hương vị. Bác sĩ Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng quốc gia, khuyên hạn chế rán bánh vì...

Phụ nữ trên 40 tuổi nhịn ăn gián đoạn lưu ý điều gì?

Nhịn ăn gián đoạn là chế độ ăn uống chia một ngày thành các giai đoạn ăn và nhịn ăn. ...

USAID ‘tạm nghỉ’ trên toàn cầu, dự án phòng chống lao, HIV/AIDS tại Việt Nam bị ảnh hưởng

Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã có thông tin chính thức về việc “nghỉ phép hành chính” trên toàn cầu từ 7-2. Điều này đồng nghĩa với việc những dự án USAID đang thực hiện tại Việt Nam cũng bị tạm dừng. ...

Đề xuất đưa vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế vừa đề xuất bổ sung vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, đồng thời đưa bệnh do phế cầu vào danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vắc-xin cho trẻ em. Tin mới y tế ngày 5/2: Đề xuất đưa vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộngBộ Y tế vừa đề xuất bổ sung vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương...

2 món ăn sáng béo gấp 5 lần mỡ lợn, là thủ phạm gây mỡ máu

Thường xuyên ăn 2 món này trong bữa sáng sẽ làm tăng nguy cơ cholesterol cao, có thể gây hẹp hoặc xơ cứng động mạch. ...

Cùng chuyên mục

chiến dịch tiêm vaccine sởi trẻ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi

Theo đó, chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch Sởi trên địa bàn Hà Nội năm 2025 được triển khai nhằm mục đích từ 95% trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi trên địa bàn Hà Nội được tiêm 1 mũi vaccine phòng bệnh sởi. Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi được tiêm cho trẻ em từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi bao gồm cả trẻ vãng lai trên...

Loạt ‘thuốc bổ tự nhiên’ dễ tìm, tốt cho người bị cúm, giúp ngừa cả biến chứng

Cúm là bệnh truyền nhiễm thường gặp, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. ...

Đồ uống có đường gây ra khoảng 2,2 triệu ca tiểu đường tuýp 2 trong năm 2020

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Nature Medicine, việc tiêu thụ đồ uống có đường trong năm 2020 đã dẫn đến khoảng 2,2 triệu ca tiểu đường tuýp 2 mới trên toàn cầu. Đồ uống có đường gây ra khoảng 2,2 triệu ca tiểu đường tuýp 2 trong năm 2020Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Nature Medicine, việc tiêu thụ đồ uống có đường trong năm 2020 đã dẫn đến khoảng 2,2 triệu...

Cần làm gì khi mắc cúm A?

Hỏi:Gia đình tôi có 2 người mắc cúm A, vậy cần lưu ý gì...

Một thói quen sau khi ăn có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ

Nghiên cứu mới vừa được trình bày tại Hội nghị Đột quỵ Quốc tế của Tổ chức về Đột quỵ Mỹ đã chỉ ra một thói quen thường được thực hiện sau khi ăn có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ. ...

Mới nhất

“Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng”

VIS Rating cho rằng, sau một loạt các cải cách quy định và triển khai luật chứng khoán mới, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng. “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng”VIS Rating cho rằng, sau một loạt các cải cách quy định và triển khai luật chứng khoán mới, thị...

Nhân sự IT nơi thừa, nơi thiếu trầm trọng: Ngành nào cần người?

Từng được coi như "vua của mọi nghề", kỹ sư công nghệ thông tin (IT) đang đối diện với làn sóng thất nghiệp khi không ít nhân sự ngành này mất việc. Còn 5.000 vị trí kỹ sư AI đang chờ người. ...

Làm sao để hài hòa giữa quản lý và thực tế dạy thêm, học thêm?

Việc buộc giáo viên phải dạy thêm thông qua các trung tâm có thể giúp dễ dàng kiểm soát hoạt động này hơn, nhưng lại làm phát sinh một loạt vấn đề khác. ...

Một phiên chợ mai vàng Huế, cây thế “độc, lạ” vô số, có khách trả cả trăm triệu mua đứt khuân về

Hàng trăm cây mai vàng Huế có thế "độc, lạ" đang được trưng bày tại phiên chợ mai vàng diễn ra ở nhà...

THACO mong làm đường sắt đô thị, Vingroup thúc đẩy sản xuất xanh, FPT muốn phổ cập AI

Nhiều doanh nghiệp đã hiến kế được đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm nay và mong muốn tham gia vào các dự án lớn của đất nước. ...

Mới nhất

Cầu Tăng Long tăng tốc