Trang chủNewsNhân quyềnNgân vang những tiếng cồng chiêng

Ngân vang những tiếng cồng chiêng


Đến huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên – Huế) vào một ngày mùa hạ, chiều muộn, chúng tôi bất ngờ được chứng kiến lớp dạy học cồng chiêng nơi đây. Tại xã Thượng Nhật, những nghệ nhân người dân tộc Cơ Tu say sưa truyền dạy cồng chiêng cho con cháu. Do nhà văn hóa xã đang được xây dựng nên lớp học diễn ra giữa sân. Dưới ánh đèn, không khí vui tươi, rộn rã và hào hứng được lan tỏa khắp nơi.

congchien-1.jpg
Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Nam chia sẻ những câu chuyện về cồng chiên với PV trước khi vào lớp học

Lớp học có hơn 50 học viên chủ yếu là người đồng bào trong xã, chia ra thành 2 nhóm, một nhóm học thứ 2, 4, 6 và nhóm còn lại học thứ 3, 5,7. Cứ mỗi cuối chiều, dù bận bịu với công việc nương rẫy, đồng áng hay gia đình…, bà con vẫn giành thời gian đến lớp sớm, tập trung, cùng nhau sẻ chia nhiều câu chuyện và chờ đợi sự hướng dẫn của các nghệ nhân.

Lớp học chúng tôi gặp hôm ấy do nghệ nhân Nguyễn Ngọc Nam đứng lớp. Ông Nam năm nay gần 50 tuổi và đã gắn bó với cồng chiêng từ lâu và quý cái cồng, cái chiêng như chính bản thân mình.

“Xã có 7 thôn, hơn 90% là đồng bào dân tộc thiểu số người Cơ Tu. Cái cồng, cái chiêng là nhạc cụ có từ lâu đời, nó đã gắn bó với bao chuyện vui buồn của người đồng bào Cơ Tu chúng tôi. Tôi mong muốn truyền lại cho con cháu, lớp trẻ ngày nay biết bảo tồn văn hóa, biết truyền thống của dân tộc”, ông Nam bộc bạch trước khi tiết học bắt đầu.

congchien-2.jpg
Lớp học diễn ra vui tươi, rộn ràng

Trong khoảng 3 tiếng đồng hồ, lớp học thật sự rất vui và ấm cúng. Các nghệ nhân truyền dạy cho thế hệ trẻ về cách diễn tấu các điệu thức cồng chiêng, cách biểu diễn cồng chiêng kết hợp với trống và một số nhạc cụ. Dạy cho các học viên có thể đánh được cồng chiêng trong tiết tấu đón khách; ăn cơm mới, vào nhà mới; tiết tấu trong săn bắt thú, người qua đời, trong đám cưới… và các hoạt động văn hóa văn nghệ khác, dựa trên nền tảng từ các bài chiêng, trống của người đồng bào dân tộc Cơ Tu, kết hợp với nét văn hóa đặc sắc của địa phương như: Za Zã, Ba booch, Co Lêng, Cơ Lau…

Ngồi nghỉ và uống cốc nước sau khi học xong được một giờ đồng hồ, anh Hồ Văn Cay (thôn A Tin) hào hứng, đây là lần đầu tiên anh được học một lớp cồng chiêng ý nghĩa như thế này.

“Lâu nay đi đâu cũng chỉ ngồi nghe tiếng mà thôi, nay được các nghệ nhân hướng dẫn tận tình khiến mình rất vui. Mới học thì đôi tay mỏi và đau lắm, tưởng chừng sẽ bỏ cuộc, nhưng những khó khăn ban đầu rồi cũng qua đi. Khi tập thuần thục được bài chiêng đầu tiên, mình càng thêm mê chiêng và hăng say luyện tập hơn, mình sắp đánh được nhuần nhuyễn nhiều bài, nhiều điệu rồi…”, anh Cay tâm sự.

congchien-3.jpg
Bà con vùng cao được truyền dạy cách biểu diễn cồng chiêng và những bài cồng chiêng cơ bản

Với người dân Cơ Tu trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, cồng chiêng là nét đẹp văn hóa truyền thống, độc đáo đã xuất hiện trong đời sống sinh hoạt từ bao đời nay, nhưng hiện tại đang đứng trước nguy cơ mai một và thất truyền. Nguyên nhân bắt nguồn từ những biến đổi trong đời sống vật chất tinh thần của cư dân, sự thay đổi trong phương thức canh tác, mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, sự bùng nổ công nghệ thông tin…

Trước thực trạng này, huyện Nam Đông đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua các nghệ nhân mở lớp dạy cách sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống của người Cơ Tu, qua đó người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ phần nào ý thức hơn công tác bảo tồn và phát huy giá trị của loại nhạc khí này.

“Tham gia lớp học, trước hết là trách nhiệm, sau nữa là để nối tiếp truyền thống của cha ông mình. Đây là việc làm ý nghĩa, bổ ích giúp thế hệ trẻ hiểu thêm và gìn giữ nét đẹp truyền thống, tinh hoa của dân tộc mình. Sau này, mình lại tiếp tục truyền lại cho con cháu của mình”, anh Hồ Văn Tơn (thôn La Vân) bộc bạch.

congchien-4.jpg
Hi vọng những nét văn hóa này sẽ mãi được giữ gìn nơi vùng cao Nam Đông

Trao đổi với PV, ông Lê Nhữ Sửu – Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Nam Đông cho biết, Nam Đông là huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên – Huế với 21 dân tộc thiểu số đang sinh sống, chiếm 46,4% dân số toàn huyện, chủ yếu là người Cơ Tu. Trong những năm qua, Huyện ủy và UBND huyện đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về văn hóa nói chung và văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng được nâng lên. Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân tộc thiểu số được quan tâm thực hiện; các thiết chế văn hóa được xây dựng đi vào hoạt động; nhiều chương trình, kế hoạch về sưu tầm văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào được thực hiện. Tất cả đã góp phần vào việc bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn.

“Những lớp học cồng chiên được tổ chức hằng năm ở nhiều xã trên địa bàn huyện, thu hút hằng trăm người tham gia, mỗi lớp được tổ chức từ 20 đến 25 ngày. Đây là một chủ trương rất đúng đắn và kịp thời, nhất là đối với các thế hệ trẻ. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng dân tộc Cơ Tu. Trong đó, hằng năm, tiếp tục mở lớp truyền dạy cách đánh cồng chiên cho bà con các xã, các khu dân cư trên địa bàn huyện. Đặc biệt, sẽ hướng tới việc đưa cồng chiêng vào trong những lớp học…”, ông Sửu nói.

Trăng đêm tròn và sáng. Rời miền núi Nam Đông, tiếng cồng, tiếng chiêng vẫn ngân vang từ lớp học. Dư âm của những thanh âm ấy còn vang vọng, nối dài như tình yêu của người Cơ Tu với nhạc cụ truyền thống này…



Nguồn

Cùng chủ đề

“Chuông vàng vọng cổ” Lê Hoàng Nghi tạo dấu ấn đẹp đầu năm

(NLĐO) – Cặp đôi Chí Linh, Vân Hà thường xuyên tạo điều kiện cho lớp trẻ thăng hoa với tâm huyết truyền nghề và giữ nghề. ...

Ngành du lịch ‘bội thu’ dịp Tết Nguyên đán 2025

Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày cùng với thời tiết thuận lợi nên hoạt động du lịch diễn ra sôi động, nhộn nhịp trên hầu khắp các điểm đến du lịch trong cả nước. Lượng khách và doanh thu từ du lịch các tỉnh có xu hướng tăng so với...

Người cuối cùng giữ nghề món ‘mứt nhà nghèo’ xứ Huế

TPO - Mỗi dịp cận kề Tết Nguyên đán, gian bếp nhỏ của bà Lê Thị Tư (86 tuổi, phường Thủy Xuân, TP. Huế) lại thoang thoảng hương thơm ngọt ngào của mứt sắn - một món ăn dân dã nhưng thấm đượm hương vị quê hương mỗi độ xuân về. TPO - Mỗi dịp cận kề Tết Nguyên đán, gian bếp nhỏ của bà Lê Thị Tư (86 tuổi, phường Thủy Xuân, TP. Huế) lại thoang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, động viên lực lượng thi công và tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án. ...

Thủ tướng kiểm tra việc xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã thăm hộ gia đình ông Trần Trung Kiên tại xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, kiểm tra việc thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Quảng Ngãi. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại khu lưu niệm đồng chí Phạm Văn Đồng

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tại khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại quê hương đồng chí. ...

Cán bộ Quảng Nam phải bám đất, bám người, “sống chết” với Quảng Nam để tỉnh đi đầu trong phát triển

Chiều 8/2, tại thành phố Tam Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về tình hình kinh tế-xã hội, kết quả triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong chuyến công tác tại Quảng Nam năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

Bài đọc nhiều

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Là một trong những đơn vị thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, với mục đích giáo dục, cải tạo, đưa người phạm tội trở lại cộng đồng, có cơ hội phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm, Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.

USCIRF công bố báo cáo thiếu khách quan về tự do tôn giáo Việt Nam

Những năm qua, USCIRF không có thiện chí trong việc trao đổi, làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam mà chủ yếu liên kết, tham vấn các thông tin, tài liệu về tôn giáo của Việt Nam từ các tổ chức phản động người Việt lưu vong có hoạt động khủng bố, tài trợ khủng bố chống Nhà nước Việt Nam quyết liệt và cực đoan.

Quỹ Dân số Liên hợp quốc đồng hành cùng Việt Nam ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Baoquocte.vn. Ngày 3/11, tại Hà Tĩnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức Hội thảo truyền thông vận động xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Vinh danh 26 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về tam nông

Tại sự kiện, Ban tổ chức đã lần lượt trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 10 giải khuyến khích, 10 giải chuyên đề được trao cho các tác giả, nhóm tác giả đến từ các cơ quan báo chí cả nước. Giải...

Cùng chuyên mục

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Là người dân tộc Mông được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thời gian qua, được sự hậu thuẫn của những cá nhân, tổ chức phản động, thiếu thiện chí, Vàng Chỉnh Mình đã lập ra cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Quyền tiếp cận nước sạch trong pháp luật quốc tế và Việt Nam

Nước là một nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng phải đến tháng 7/2010, quyền tiếp cận nước sạch mới được Liên hợp quốc (LHQ) công nhận là một quyền cơ bản của con người. Tại Việt Nam, quyền tiếp cận nước sạch không chỉ được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý, mà còn là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Là một trong những đơn vị thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, với mục đích giáo dục, cải tạo, đưa người phạm tội trở lại cộng đồng, có cơ hội phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm, Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

USCIRF công bố báo cáo thiếu khách quan về tự do tôn giáo Việt Nam

Những năm qua, USCIRF không có thiện chí trong việc trao đổi, làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam mà chủ yếu liên kết, tham vấn các thông tin, tài liệu về tôn giáo của Việt Nam từ các tổ chức phản động người Việt lưu vong có hoạt động khủng bố, tài trợ khủng bố chống Nhà nước Việt Nam quyết liệt và cực đoan.

Mới nhất

Bộ Quốc phòng tổ chức lễ giao nhận quân trên cả nước từ ngày 13 đến 15-2

Năm 2025, việc tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện trong một đợt. Theo kế hoạch, lễ giao nhận quân năm 2025 tại các địa phương diễn ra trong 3 ngày: từ 13 đến hết 15-2. ...

Thị trường nội địa phấn khởi bước vào vụ thu hoạch, dự báo giá tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 10/2/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Rét đậm ‘bủa vây’ miền Bắc, Hà Nội lạnh 10 độ C

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại, nhiệt độ nhiều nơi xuống rất thấp, Hà Nội rét đậm 10 độ C. Thời tiết Hà Nội ngày 10/2 tiếp tục đón nhận một ngày rét đậm, trời nhiều mây, không mưa, gió đông đến đông nam cấp...

Phong Phú Hà Nam thắng trận ra quân giải U19 nữ Quốc gia 2025

Trận đấu đầu tiên của giải là cuộc đọ sức giữa Phong Phú Hà Nam và Zantino Vĩnh Phúc. Là nhà đương kim vô địch, Phong Phú Hà Nam quyết tâm giành chiến thắng nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ ngôi hậu. Tuy nhiên, cô trò HLV Trần Lệ Thủy vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ...

Mới nhất