Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốTàu Luna-25 của Nga mất kiểm soát, ai giành thế thượng phong...

Tàu Luna-25 của Nga mất kiểm soát, ai giành thế thượng phong trong cuộc đua đổ bộ Mặt trăng?


Với tàu đổ bộ Luna-25 và Chandrayaan-3, Nga và Ấn Độ đang chạy đua để thực hiện những cuộc đổ bộ đầy tham vọng lên cực Nam của Mặt trăng.

Tên lửa đẩy Soyuz-2.1b với tầng trên Fregat và tàu đổ bộ Luna-25 phóng từ bệ phóng tại sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng Viễn Đông Amur, Nga, ngày 11/8. (Nguồn: Reuters)
Tên lửa đẩy Soyuz-2.1b với tầng trên Fregat và tàu đổ bộ Luna-25 phóng từ bệ phóng tại sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng Viễn Đông Amur, Nga, ngày 11/8. (Nguồn: Reuters)

Theo CNBC, ngày 19/8, tàu đổ bộ Mặt trăng Luna-25 của Nga bị mất kiểm soát và đâm vào Mặt trăng.

Tập đoàn vũ trụ nhà nước của Nga Roskosmos cho biết, họ đã mất liên lạc với tàu vũ trụ ngay sau khi xảy ra sự cố, “thiết bị di chuyển vào quỹ đạo không thể đoán trước và không còn tồn tại do va chạm với bề mặt Mặt trăng”, Roskosmos cho biết trong một tuyên bố.

Trước đó, Nga đã đưa ra báo cáo về một “tình huống bất thường” tại con tàu mà họ phóng hồi đầu tháng này. Tháng trước, Ấn Độ cũng phóng một tàu đổ bộ Mặt trăng có tên Chandrayaan-3. Mục tiêu là vùng cực Nam Mặt trăng, nơi mà các cơ quan vũ trụ như NASA từng phát hiện nước đóng băng trong các miệng hố. Tuy nhiên, cho đến nay, nhưng chưa có quốc gia nào mạo hiểm đến được khu vực này.

Sứ mệnh đầu tiên ở Mặt trăng sau gần 50 năm

Luna-25 là một tàu robot đổ bộ không người lái và là sứ mệnh đầu tiên của Nga trên bề mặt Mặt trăng sau gần 50 năm.

Con tàu đang hướng đến một cuộc đổ bộ lịch sử tới vùng cực Nam của Mặt trăng vào thứ Hai ngày 21/8, nhưng dường như đã gặp sự cố chưa xác định được trong lúc chuẩn bị quỹ đạo hạ cánh.

Roscosmos cho biết, các chuyên gia của họ đang phân tích tình hình. Tuy nhiên, hiện chưa có thêm thông tin chi tiết nào.

Sự cố xảy ra một tuần sau khi thiết bị thu thập dữ liệu của tàu bị bật sau khi phóng từ tàu vũ trụ Vostochny ở vùng Viễn Đông Amur của Nga.

Với kích thước như một chiếc ô tô nhỏ, tàu đã phóng lên một tên lửa Soyuz và đi vào quỹ đạo của Mặt trăng hôm thứ Tư, ngày 16/8. Kể từ đó, tàu đã truyền về những bức ảnh mô tả miệng núi lửa Zeeman, hố sâu thứ ba ở bán cầu Nam của bề mặt Mặt trăng với đường kính 190 km và sâu 8 km.

Những dữ liệu này cung cấp thông tin về các nguyên tố hóa học trong đất của Mặt trăng, giúp cho hoạt động nghiên cứu bề mặt gần của Mặt trăng thuận lợi hơn.

Nga hy vọng khi Luna-25 hạ cánh, tàu sẽ có một năm thu thập các mẫu đá và bụi để biết liệu Mặt trăng có thể có nguồn hỗ trợ để trở thành căn cứ lâu dài cho con người hay không.

Nga vẫn là một “siêu cường không gian”

Khu vực mà tàu định hạ cánh được biết đến với địa hình gồ ghề, nhưng cũng được cho là chứa nhiều túi nước đá. Các nhà khoa học cho rằng, nếu đúng như vậy, chúng có thể được sử dụng làm nhiên liệu, oxy và nước uống, có khả năng cho phép con người tận dụng để thực hiện các chuyến đi dài hơn.

Roscosmos muốn chứng tỏ nước Nga là một “siêu cường không gian” kể từ khi cuộc xung đột với Ukraine khiến các chuyên gia của Moscow mất quyền tiếp cận với công nghệ từ phương Tây.

Trước sự kiện phóng tàu, cơ quan này cho biết, họ sẽ chứng minh Nga “là quốc gia có khả năng vận chuyển trọng tải lên Mặt trăng” và “bảo đảm được quyền tiếp cận đối với bề mặt Mặt trăng”.

Trước đó, Ấn Độ đã từng phóng tàu đổ bộ Mặt trăng nhưng cũng gặp sự cố và bị rơi gần nơi mà Chandrayaan-3 dự kiến hạ cánh vào thứ Tư tới, ngày 30/8. Nếu được triển khai đúng kế hoạch, Luna-25 sẽ hạ cánh hai ngày trước Chandrayaan-3, qua đó, trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh xuống khu vực cực Nam của Mặt trăng.

Cũng theo kế hoạch này, tàu đổ bộ sẽ dành từ 3 đến 7 ngày ở độ cao khoảng 100 km so với bề mặt Mặt trăng trước khi chạm xuống khu vực miệng núi lửa Boguslawsky. Các miệng núi lửa Manzinus và Pentland-A dự kiến là địa điểm hạ cánh thay thế.

Luna-25 có 9 thiết bị khoa học chính, trong đó có 8 của Nga và 1 của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA). Thiết bị do ESA phát triển là Pilot-D, dùng để định hướng. Các thiết bị Nga giúp Luna-25 nghiên cứu thành phần, cấu trúc và tính chất cơ lý của lớp đất mặt, bụi và ngoại quyển plasma xung quanh cực Nam của Mặt Trăng.

Tàu đổ bộ được trang bị một số camera. Theo đó, các nhà khoa học sẽ thực hiện một cảnh quay tua nhanh thời gian hạ cánh và một hình ảnh góc rộng HDR về cảnh Mặt trăng. Luna-25 sẽ liên tục tận dụng các camera trong khoảng thời gian được lập trình sẵn và theo tín hiệu từ Trái đất.

Trước đây, tàu vũ trụ Luna-24 được Liên Xô phóng lên Mặt trăng vào năm 1976.





Nguồn

Cùng chủ đề

Vì sao chúng ta chưa gặp được người ngoài hành tinh?

(NLĐO) - "Mọi người đâu rồi?" câu nói của vật lý lỗi lạc Enrico Fermi hồi thế kỷ 19 đã tóm tắt "nghịch lý Fermi" trong cuộc tìm kiếm người ngoài hành tinh. ...

10 bức ảnh kỳ lạ khiến Sao Hỏa trông như có người ở

(NLĐO) - Những thứ giống như cửa vào hầm mỏ, đĩa bay, một chiếc muỗng, quyển sách, thành phố cổ... đã được các tàu thám hiểm Sao Hỏa chụp lại. ...

Tàu vũ trụ vẽ bản đồ Dải Ngân hà kết thúc sứ mệnh sau 12 năm

(CLO) Tàu vũ trụ Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), sau 12 năm cống hiến cho việc vẽ bản đồ Dải Ngân hà, đã chính thức ngừng hoạt động khoa học vào ngày 15/1. ...

Cận cảnh ranh giới ngày và đêm tối vĩnh cửu của sao Thủy

Tàu vũ trụ kép BepiColombo do châu Âu và Nhật Bản liên danh phát triển và vận hành đã truyền về những hình ảnh chụp khoảng cách gần với hành tinh trong cùng của hệ mặt trời là sao Thủy. ...

NASA tung ảnh “thế lực” đã hạ gục robot săn sự sống

(NLĐO) - NASA vừa công bố một hình ảnh đáng kinh ngạc mà tàu quỹ đạo Trinh sát Sao Hỏa (MRO) chụp thế giới tưởng chừng như yên tĩnh này. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận được giao cho hai tập đoàn lớn trong nước làm chủ đầu tư

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao EVN làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và PetroVietnam làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự chương trình Khách mời ASEAN và đồng chủ trì Tham vấn chính trị Việt Nam-New...

Thủ tướng Christopher Luxon nhấn mạnh, Việt Nam và New Zealand có tin cậy chính trị cao, chia sẻ nhiều điểm đồng và còn nhiều tiềm năng hợp tác trên các lĩnh vực mới.

Kế hoạch “chấn động” toàn cầu của Tổng thống Trump, Mỹ tính rút quân hoàn toàn khỏi Syria, Nga nhắm tới châu Phi

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Chi tiết lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐH Quốc gia Hà Nội

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) học sinh THPT năm 2025, trong đó có lịch thi và địa điểm các đợt chi tiết.

Mexico tự tin đạt thỏa thuận với Mỹ trước thời hạn áp dụng thuế quan

Ngày 4/2, giới chức Mexico tuyên bố sẽ đạt thỏa thuận với Mỹ về việc giải quyết nạn buôn lậu ma túy và di cư trái phép qua đường biên giới chung trước ngày áp dụng chính sách thuế quan.

Bài đọc nhiều

Cảnh giác với 3 xu hướng tấn công mạng năm 2025

Theo thống kê từ Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, tính đến cuối năm 2024, số hệ thống thông tin được phê duyệt hồ sơ bảo đảm an toàn theo cấp độ đã đạt 92%, tăng 27% so với năm 2023. Trong đó, 49% hệ thống thông tin đã triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn theo hồ sơ được duyệt. Cũng trong năm 2024, cơ quan chức năng đã xử lý 8.558 website lừa...

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Trung Quốc đổ xô ủng hộ DeepSeek

Các doanh nghiệp Trung Quốc, từ nhà sản xuất chip đến cung cấp dịch vụ đám mây, đang đổ xô hỗ trợ cho mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) của DeepSeek. ...

Mới nhất

Quảng Ninh sôi động các điểm du lịch đầu năm mới

Những ngày đầu năm Ất Tỵ 2025, ngành Du lịch Quảng Ninh đã đón những tín hiệu tích cực với lượng khách tăng cao, nhất là ở các điểm du lịch tâm linh. Qua đó, tạo động lực để hiện thực mục...

Bưu điện Mỹ nhận lại bưu kiện từ Trung Quốc và Hong Kong

USPS bất ngờ tuyên bố họ sẽ tiếp tục tiếp nhận các kiện hàng từ Trung Quốc và Hong Kong, đảo ngược lại thông báo ngừng tiếp nhận vừa đưa ra trước đó. ...

Bình ổn thị trường sau Tết

Để đảm bảo nguồn cung cho thị trường, ngay từ những ngày đầu năm mới, nhiều siêu thị, cửa hàng, sạp hàng tại các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã...

Hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận được giao cho hai tập đoàn lớn trong nước làm chủ đầu tư

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao EVN làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và PetroVietnam làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

Kon Tum yêu cầu xử lý 2 hộ dân xâm chiếm hành lang đường bộ

Ngày 5/2, UBND tỉnh Kon Tum cho biết đã có công văn chỉ đạo huyện Đăk Hà yêu cầu xử lý nghiêm 2 hộ dân tự ý san lấp, xâm chiếm hành lang đường Hồ Chí Minh. ...

Mới nhất