Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhVì sao giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ thấp?

Vì sao giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ thấp?


Giải ngân đạt tỷ lệ còn thấp

Được biết, năm 2023, kế hoạch đầu tư công tập trung được HĐND tỉnh Nghệ An giao là 5.583,8 tỷ đồng. Kế hoạch năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là 1.550,828 tỷ đồng. Như vậy, tổng kế hoạch đầu tư công tập trung năm 2023 phải thực hiện là 7.134,628 tỷ đồng. Đến nay, nguồn kinh phí này cơ bản đã giao chi tiết đến từng đơn vị để triển khai thực hiện.

Theo báo cáo tại Hội nghị, tính đến ngày 10/8/2023, tổng vốn đầu tư công tập trung mới giải ngân được 2.438 tỷ đồng, đạt 34,18% kế hoạch (KH). Trong đó, kế hoạch 2023 giải ngân đạt 36,02%; Nguồn vốn đầu tư công kế hoạch năm 2022 kéo dài sang 2023 mới đạt 27,54%.

2(1).jpg
Giải ngân vốn đầu tư công ở Nghệ An đạt tỷ lệ còn thấp.

Đến nay, có 24 đơn vị giải ngân trên 50% kế hoạch; có 35/70 đơn vị có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức bình quân chung của tỉnh (dưới 34,18%), trong đó có 13 đơn vị chưa thực hiện giải ngân. Một số đơn vị giải ngân thấp, có số vốn lớn như: Tương Dương (5,31%), Quế Phong (7,67%), Kỳ Sơn (19,08%), TX Hoàng Mai (22,58%)…; Khối ngành: Sở Y tế (0%); Sở Du lịch (3,37%); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh (1,9%), Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (3,24%)…

Tính theo số dự án (chưa bao gồm Chương trình MTQG: Chương trình xây dựng nông thôn mới; chương trình phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững); Có 87/160 dự án giải ngân dưới mức bình quân của tỉnh, trong đó có 45 dự án chưa giải ngân đồng nào. Một số đơn vị có nhiều dự án giải ngân chậm như: TX Hoàng Mai (5 dự án), Yên Thành (5 dự án), Sở Văn hóa và Thể thao (4 dự án)…

Một số cơ quan, đơn vị có số vốn còn lại chưa giải ngân lớn, nhiều dự án giải ngân thấp cần tập trung chỉ đạo: Tương Dương (còn 388 tỷ đồng), Kỳ Sơn (còn 350 tỷ đồng), Quế Phong (còn 237 tỷ đồng), Con Cuông (còn 202 tỷ đồng)…; Khối ngành: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh (còn 489 tỷ đồng), Sở NN&PTNT (còn 215 tỷ đồng), Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam (còn 198 tỷ đồng), Sở Giao thông vận tải (mặc dù tỷ lệ giải ngân tốt, nhưng do KH vốn lớn và mới bổ sung nên còn 391 tỷ đồng.

3(1).jpg
Một số đơn vị còn chưa gải ngân được đồng nào.

Đối với các dự án trọng điểm liên vùng đang tập trung triển khai thực hiện. Đối với 5 dự án/số vốn 748 tỷ đồng thuộc Chương trình phục hồi, hiện mới giải ngân đạt 13,76%…

Về vốn đầu tư phát triển, tính đến ngày 10/8/2023, tổng 3 Chương trình MTQG đã giải ngân 546,562 tỷ đồng/KH 2.091,216 tỷ đồng, đạt 26,14% KH, trong đó: giải ngân khá nhất là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đạt 61,3%; 2 chương trình giải ngân thấp là Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc miền núi mới đạt 19,23%, trong đó KH năm 2023 mới đạt 11,93%; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững mới đạt 3,47% KH, trong đó KH năm 2023 mới đạt 0,15%.

Về vốn sự nghiệp, tổng 3 Chương trình MTQG đã giải ngân 50,496 tỷ đồng/KH 1.578,514 tỷ đồng, đạt 3,2% KH, trong đó cả 3 chương trình đều giải ngân thấp, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (đạt 8,72%); Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc miền núi (đạt 1,21%); Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đạt 7,92%).

Đâu là nguyên nhân?

Theo phân tích tại Hội nghị sáng 17/8/2023, nguyên nhân của việc giải ngân vốn đầu tư công chậm do giá cả nguyên nhiên vật liệu biến động; công tác giao kế hoạch một số nguồn vốn vẫn còn chậm (như nguồn chương trình phục hồi và phát triển KT-XH); quy trình thủ tục thực hiện các dự án ODA phức tạp hơn so với dự án trong nước; tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn Chương trình MTQG chưa đồng bộ, kịp thời, chưa phù hợp với thực tiễn…

Bên cạnh đó, năng lực quản lý của một số chủ đầu tư còn hạn chế, một số chủ đầu tư chưa tích cực thực hiện các thủ tục thanh toán ngay sau khi có khối lượng. Năng lực chuyên môn của một số Ban Quản lý dự án, đơn vị tư vấn… chưa đáp ứng được yêu cầu.

Công tác khảo sát, thiết kế một số dự án chưa tốt, chưa kỹ, một số dự án kéo dài quá lâu dẫn đến phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, điều chỉnh thiết kế dự toán mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Cấp uỷ, chính quyền tại một số địa phương còn chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công, công tác giải phóng mặt bằng …

1(2).jpg
Có hàng loạt nguyên nhân được đưa ra phân tích để tìm giải pháp khắc phục.

Cơ quan chủ trì tham mưu thực hiện các Chương trình MTQG chưa sát sao, chưa thể hiện rõ vai trò quản lý, tổ chức thực hiện và tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai các Chương trình MTQG. Việc hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện đối với một số quy trình, thủ tục còn chưa cụ thể, kịp thời; thời gian thẩm định của một số dự án kéo dài, nhất là thủ tục bổ sung danh mục đấu nối vào quốc lộ, thẩm định giá, thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy…

Theo ông Nguyễn Đức Trung – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, các nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân vốn đầu tư công, chương trình phục hồi kinh tế – xã hội, 3 Chương trình MTQG. Đó là, một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình MTQG; năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu còn hạn chế; công tác chuẩn bị đầu tư đang dựa quá nhiều vào nhà thầu, tư vấn; vướng mắc về giải phóng mặt bằng…

Từ đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cho hay: Nguồn vốn đầu tư công, vốn 3 Chương trình MTQG có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp thúc đẩy tăng trưởng, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng yêu cầu của người dân… Vì vậy, việc giải ngân các nguồn vốn này là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu của các cấp chính quyền với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất và tinh thần trách nhiệm cao nhất. Chính quyền phối hợp với cấp ủy các địa phương trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công; đồng thời các địa phương, sở, ngành phải tập trung giải quyết các vướng mắc, khó khăn.

4.jpg
Tỉnh Nghệ An đang chỉ đạo nhiều giải pháp quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng công tác đấu thầu; xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết trong giải ngân vốn đầu tư công để đôn đốc các nhà thầu thực hiện đảm bảo tiến độ. Chấn chỉnh lại công tác tổ chức của các Ban Quản lý dự án. Trong thời hạn 10 ngày/1 lần, các chủ đầu tư giải ngân vốn đầu tư chậm báo cáo tiến độ thực hiện giải ngân nguồn vốn về Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục đôn đốc các cơ quan, địa phương đã ký cam kết về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tổng hợp danh sách các nhà thầu chậm tiến độ, nợ ứng lớn; không bố trí các dự án mới đối với các chủ đầu tư không hoàn thành nhiệm vụ. Các Sở, ngành phối hợp với các chủ đầu tư dự án giải quyết các khó khăn vướng mắc.

Đối với 3 Chương trình MTQG, thực hiện bố trí nguồn vốn vừa được phê duyệt; các đơn vị đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn. Đối với Chương trình Phục hồi kinh tế, đề nghị các chủ đầu tư rà soát lại việc giải ngân nguồn vốn để điều hòa nguồn vốn còn lại.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kinhtedothi - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Công điện gửi Bộ trưởng các...

Tháo gỡ vướng mắc, triển khai hiệu quả các dự án đầu tư công

Sáng 6/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ...

các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đang bị “tắc”

Kinhtedothi - Sáng 5/11, thảo luận về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2024, đại biểu Quốc hội cho rằng, ngoài những dự án lớn, dự án trọng điểm Quốc gia thì các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị "tắc". Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu khi duyệt dự án Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng...

Đầu tư cơ sở vật chất cho lĩnh vực giáo dục, y tế, giải pháp nào?

Kinhtedothi - Theo đại biểu Quốc hội, đầu tư công đã tạo ra sự đột phá cho phát triển, tuy nhiên, đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao lại chưa được quan tâm đúng mức, đầu tư về cơ sở vật chất trên lĩnh vực giáo dục, y tế còn hạn chế... Sáng 5/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm...

Đại biểu Quốc hội đề xuất gỡ nút thắt cho đầu tư tư nhân

Kinhtedothi - Theo đại biểu Quốc hội, tại sao đầu tư công lớn mà không dẫn dắt được đầu tư tư nhân, cần làm rõ được điểm nghẽn này để thúc đẩy hơn nữa đầu tư tư vào nền kinh tế… Đầu tư tư chỉ đạt khoảng 7%   “Giải ngân vốn đầu tư công có tích cực nhưng chưa đạt kế hoạch; tỷ lệ giải ngân chung cả nước 9 tháng năm 2024 là 47,29%, thấp hơn cùng kỳ năm 2023....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quốc hội nghe báo cáo về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

(TN&MT) - Chiều ngày 13/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo về chủ trương đầu tư cho Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đây là một trong những dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển hạ tầng giao...

Cung ứng đủ vật liệu bám sát tiến độ công trình giao thông trọng điểm

Sáng 13/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác đã kiểm tra đột xuất tại nút giao cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu với đường dẫn vào sân bay Long Thành, và ngay sau đó có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai, chủ đầu tư, nhà thầu, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan… về tình hình cung ứng vật liệu xây dựng phục vụ dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và...

Đại biểu Quốc hội thống nhất việc cải cách bộ máy là bước đi cần thiết để phát triển đất nước

(TN&MT) - Sáng ngày 13/2, trong phiên họp của Tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH Yên Bái, Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh, Đoàn ĐBQH Lâm Đồng, Đoàn ĐBQH Cà Mau) tại Kỳ họp thường lần thứ 9, các đại biểu đã tiến hành thảo luận tại tổ về hai dự án Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương sửa đổi. Đây là hai dự án luật quan trọng trong tiến trình cải cách bộ máy...

Xây dựng luật cần tạo không gian cho đổi mới sáng tạo, miễn là không tham nhũng, tiêu cực

Sáng 12/2, ngay sau phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). ...

Tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương

(TN&MT) - Chiều 12/2, Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành với sự cần thiết sửa đổi, phạm vi, tên gọi và bố cục của dự thảo Luật nhằm thể chế hoá đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền...

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Giá vàng tăng 1,03% trong tháng 1-2025

ANTD.VN -  Chỉ riêng tháng 1-2025, chỉ số giá vàng đã tăng 1,03% so với tháng 12-2024. Theo Tổng cục Thống kê, giá vàng trong nước tăng theo giá thế giới và nhu cầu mua của người dân vẫn cao. Giá vàng trong nước tăng mạnh trong các tháng đầu năm Giá vàng...

Căng thẳng thương mại toàn cầu: Doanh nghiệp Việt Nam cần thích ứng linh hoạt

ANTD.VN -  Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB LAW, cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần có cả giải pháp ngắn hạn và dài hạn để ứng phó với căng thẳng thương mại toàn cầu, song dù chọn giải pháp nào, cũng cần nhất là tính linh hoạt. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt...

Bell Đức triển khai dự án ‘Kết nối vượt giới hạn’

ANTD.VN - Dự án “Kết nối vượt giới hạn” được thành lập với mong muốn tạo cơ hội việc làm dành cho người khuyết tật và người yếu thế trong xã hội thông qua việc tận dụng sức mạnh của các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Trong thời đại số hóa, thương mại điện tử đang trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ và là lựa chọn...

Giá hoa hồng Đà Lạt tăng gấp đôi trước Lễ Tình nhân

Hoa hồng trồng tại vùng hoa Đà Lạt đã tăng giá gấp đôi, thậm chí gấp 4 lần khi Lễ Tình nhân 14-2 đang đến gần. Các giống mới nhập từ nước ngoài được thương lái mua với giá 7.500 đồng/cành. Hoa hồng các...

Cùng chuyên mục

Hai nữ đại gia kín tiếng chi nửa nghìn tỉ nắm vốn Địa ốc Hoàng Quân

Chi tiết vốn góp chủ sở hữu Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân có sự thay đổi. Bà Phan Thị Thanh Ngà và Nguyễn Thị Ngọc là những cổ đông mới xuất hiện, với số tiền góp hơn 520 tỉ đồng. ...

Độc lạ dịp Valentine: nhẫn chỉ mua 1 lần, uống trà sữa được tặng sổ chứng nhận tình yêu

Không chỉ 'đua' tung khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn dành cho các cặp đôi dịp Valentine, nhiều thương hiệu năm nay còn sáng tạo những ý tưởng kinh doanh độc đáo, mang đến trải nghiệm bất ngờ cho khách hàng. Bên cạnh ra...

Độc dịp Valentine: nhẫn chỉ mua 1 lần, uống trà sữa được tặng sổ chứng nhận tình yêu

Không chỉ 'đua' tung khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn dành cho các cặp đôi dịp Valentine, nhiều thương hiệu năm nay còn sáng tạo những ý tưởng kinh doanh độc đáo, mang đến trải nghiệm bất ngờ cho khách hàng. Bên cạnh ra...

Cổ phiếu khoáng sản hút dòng tiền, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 13/2, sự thận trọng của nhà đầu tư khiến thị trường giao dịch khá ảm đạm. VN-Index phục hồi và giữ được đà tăng điểm đến hết phiên là nhờ sự trợ giúp của cổ phiếu VHM và nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu khoáng sản vẫn thu hút dòng tiền với nhiều mã tăng trần. Chốt phiên, VN-Index tăng 3,44 điểm lên mức 1.270,35 điểm. ...

Hé lộ danh tính nhà thầu sẽ thực hiện gói thầu quan trọng của Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái

(PLVN) - Thủy điện tích năng Bác Ái là dự án thủy điện tích năng đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam và là một trong các dự án trọng điểm của EVN triển khai trong năm 2025. Gói thầu 02XL-BA là gói thầu quan trọng nhất tác động đến tiến độ dự án. 13/02/2025 20:22 (PLVN) - Thủy điện tích năng Bác Ái là dự án thủy điện tích năng đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam...

Mới nhất

Độc lạ dịp Valentine: nhẫn chỉ mua 1 lần, uống trà sữa được tặng sổ chứng nhận tình yêu

Không chỉ 'đua' tung khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn dành cho các cặp đôi dịp Valentine, nhiều thương hiệu năm nay còn sáng tạo những ý tưởng kinh doanh độc đáo, mang đến trải nghiệm bất ngờ cho khách hàng. ...

Việt Nam chủ động ứng phó trước diễn biến phức tạp của dịch cúm mùa

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm mùa, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố các biện pháp phòng chống tại cuộc họp báo thường kỳ chiều ngày 13/2. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: "Các cơ quan chức năng đang chủ động theo dõi tình hình dịch bệnh, đặc biệt...

Cải tiến phương thức bình chọn

(CLO) Ngày 13/2, báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) công bố Giải Cống hiến lần 19 năm 2025; đề cử chính thức trên cả 2 hệ thống giải...

Tác động của dự án đường sắt kết nối Việt Nam

(NLĐO)- Việt Nam đã có quy định đơn giản hóa quy trình thủ tục đầu tư theo hướng thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp...

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tiếp nhận chiến sĩ mới

Tối 13/2, Biên đội Tàu 528, 529, Hải đội 512, Lữ đoàn 127 chở chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã cập quân cảng Vùng 5 (TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) sau gần nửa ngày hành trình từ đất liền ra đảo. Năm nay, Bộ...

Mới nhất