Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThay đổi dạy học môn tích hợp như thế nào?

Thay đổi dạy học môn tích hợp như thế nào?


Một trong số những ý kiến đáng chú ý nhất là hiện ngành giáo dục chưa có giáo viên được đào tạo tích hợp, trong khi thầy cô dạy đơn môn sau một thời gian tập huấn ngắn chuyển sang dạy môn tích hợp khiến chất lượng dạy học không như mong muốn.

Trước ý kiến của nhiều nhà giáo về những khó khăn, bất cập liên quan đến dạy học môn học tích hợp ở cấp THCS theo chương trình GDPT 2018, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết sẽ thay đổi trong thời gian ngắn sắp tới.

Như vậy, việc thay đổi dạy môn tích hợp (khoa học tự nhiên; lịch sử và địa lý, nghệ thuật và nội dung giáo dục địa phương) nên được thực hiện như thế nào để không gây ra sự xáo trộn?

Thay đổi dạy học môn tích hợp như thế nào? - Ảnh 1.

Một giờ dạy học môn tích hợp khoa học tự nhiên cho học sinh lớp 7 tại TP.HCM

Là giáo viên được đào tạo đơn môn lịch sử với 37 năm kinh nghiệm giảng dạy, xin đề xuất một số giải pháp thay đổi môn tích hợp.

Giữ nguyên chương trình, điều chỉnh môn tích hợp thành phân môn

Bộ GD-ĐT cần giữ nguyên chương trình GDPT 2018 vì đây là một chương trình chuẩn, thống nhất, đảm bảo tính khoa học, hiện đại, tiên tiến, phù hợp với thực tế Việt Nam và thầy cô, học sinh dần tiếp cận đạt được một số kết quả bước đầu.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là chưa có giáo viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn tích hợp. Sách giáo khoa môn tích hợp vẫn được biên soạn theo những phân môn độc lập riêng biệt, không mang tính tích hợp về nội dung. Điều này dẫn đến tình trạng hai hoặc ba thầy cùng dạy một quyển sách và cùng chấm một bài khi kiểm tra, phân chia thời khóa biểu.

Vì vậy, Bộ GD-ĐT cần tách nội dung môn tích hợp thành những nội dung độc lập: lý, hóa, sinh, lịch sử, địa lý, âm nhạc, mỹ thuật để đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt của từng phân môn, mà không làm ảnh hưởng đến nội dung tổng thể chương trình GDPT 2018.

Không cần in lại sách giáo khoa tích hợp

Những sách giáo khoa môn tích hợp đã được xuất bản thì không cần in lại hay tách riêng vì học sinh có thể sử dụng một quyển sách tích hợp lịch sử và địa lý để học hai môn: lịch sử, địa lý (tiết kiệm được tiền mua sách khác).

Nếu tái bản thì nhà xuất bản chỉ cần tách riêng ra từng môn cho thuận tiện sử dụng. Riêng phần chủ đề chung trong môn tích hợp lịch sử và địa lý cũng đơn giản, nếu nội dung chủ đề chung nặng về kiến thức phân môn nào thì phân môn đó đảm nhận cũng là phù hợp.

Tương tự, môn khoa học tự nhiên cũng nên được tách ra thành các môn độc lập với nhau: lý, hóa, sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học.

Thay đổi dạy học môn tích hợp như thế nào? - Ảnh 2.

Phụ huynh và học sinh tìm mua sách giáo khoa trong nhà sách tại TP.HCM

Ngoài ra, nội dung giáo dục địa phương 6, 7, 8 hiện do các địa phương biên soạn gồm 6 phân môn (ngữ văn, lịch sử, địa lý, âm nhạc, mỹ thuật, giáo dục công dân) gộp lại trong một quyển sách.

Nhiều giáo viên đề nghị nên xóa, phân tách môn nội dung giáo dục địa phương ra thành các phần độc lập riêng và trả về cho các môn học đơn lẻ. Khi đó, giáo viên chỉ thực hiện lồng ghép tích hợp trong từng môn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện giảng dạy, sinh hoạt chuyên môn, phân chia thời khóa biểu.

Không dùng giáo viên đơn môn dạy tích hợp

Trong khi chưa có lực lượng giáo viên tích hợp được đào tạo bài bản, nếu vẫn tiếp tục sử dụng thầy cô dạy đơn môn để dạy môn tích hợp thì chất lượng sẽ không đảm bảo và không đúng với chương trình GDPT 2018. Vì vậy, việc để thầy cô dạy đơn môn của mình là cần thiết, hợp lý, khoa học trong hoàn cảnh này.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá cần được điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn. Chẳng hạn có thể thực hiện chấm điểm đơn môn để tránh gây rắc rối, phức tạp như cách đánh giá gộp chung môn tích hợp hiện nay. Đây là điều quan trọng nhất và Bộ GD-ĐT nên nhanh chóng điều chỉnh để thực hiện chương trình GDPT 2018 tốt hơn, đúng trọng tâm: dạy học phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh.



Source link

Cùng chủ đề

Những mong mỏi của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT năm 2025

(Dân trí) - "Năm 2024 ghi dấu sự quyết liệt trong chính sách đầu tư giáo dục, học phí, hỗ trợ nhà giáo. Tôi mong rằng những chính sách hiệu quả này tiếp tục được thực hiện trong năm 2025 và những năm tiếp theo". Trên đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn về những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong ngày đầu năm mới.Mong xã hội thấu hiểu, chia sẻ với...

Để phụ huynh không bức xúc vì chủ trương nhiều bộ sách giáo khoa

Sau phần trả lời của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên về việc chỉ nên có một bộ sách giáo khoa thống nhất, chuyện sách giáo khoa 'nóng' trở lại với đủ...

Một chương trình nhiều sách giáo khoa: Phản ứng vì hiểu chưa đúng

Một chương trình nhiều sách giáo khoa được áp dụng khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là nội dung đã được quy định tại nghị quyết 88/2014 của Quốc hội, tại Luật Giáo dục. Và phải khẳng định đây...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời kiến nghị thống nhất một bộ sách giáo khoa

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên về việc chỉ nên có một bộ sách giáo khoa thống nhất, tránh gây lãng phí khi thay đổi thường xuyên. ...

Bộ trưởng GD&ĐT phản hồi việc thay sách giáo khoa thường xuyên gây lãng phí

Theo Bộ trưởng, công tác xã hội hóa sách giáo khoa đạt kết quả tốt, các môn học và hoạt động đều có 3-9 bộ sách, giáo viên và học sinh được lá»±a chọn sách phù hợp. Gửi kiến nghị trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, cử tri tỉnh Hưng Yên đề nghị xem xét, thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho học sinh cùng cấp học trong cả nước, không nên thường xuyên thay...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Quốc phòng Triều Tiên cảnh báo sau tin tàu ngầm Mỹ đến Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng CHDCND Triều Tiên ngày 11.2 cáo buộc Mỹ một lần nữa đang gây ra mối đe dọa an ninh nghiêm trọng khi điều một tàu ngầm hạt nhân đến Hàn Quốc, theo Reuters. ...

Nghệ sĩ Việt và fandom

Tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc giảm kỷ lục

Reuters ngày 10.2 dẫn số liệu do Bộ Dân chính Trung Quốc vừa công bố cho thấy tỷ lệ kết hôn ở nước này giảm chưa từng thấy trong năm ngoái, bất chấp nhiều nỗ lực của chính quyền nhằm khuyến khích các...

Bài đọc nhiều

Hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh chú tâm học tập

  Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm. Thông tư này quy định “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay, nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Thủ tướng yêu cầu công bố phương án thi lớp 10, lớp 6 trong tháng 2

(Dân trí) - Thủ tướng yêu cầu các địa phương hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2025-2026 trong tháng 2 để học sinh, giáo viên, các nhà trường chủ động. Công điện do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ngày 7/2, về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động...

CLB Medio – nơi các bạn trẻ bảo vệ môi trường và lan tỏa ý thức sống xanh

Những ngày đầu năm 2025, các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Medio thuộc Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TPHCM) đã có mặt tại đường ray xe lửa khu vực Bình Thạnh để tiến hành dọn...

Thần đồng nhận bằng tiến sĩ toán học ở tuổi 22

Không chỉ giỏi Toán, Asley còn thông thạo tiếng Pháp và tiếng Ba Tư khi đang học bậc tiểu học. ...

Cùng chuyên mục

Tăng thêm cơ hội và sự công bằng cho thí sinh

Nhiều điểm mới, trong công tác tuyển sinh, nhất là việc xét tuyển sớm là một trong những thay đổi trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) 2025 chuẩn bị ban hành. Theo các chuyên gia, những thay đổi này sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho thí sinh. ...

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kỳ thi riêng năm 2025

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kỳ thi riêng năm 2025 với 8 môn để xét tuyển.

Thể lệ, giải thưởng và những điều cần biết

Cuộc thi Viết thÆ° UPU lần thứ 54 năm 2025 quy định cụ thể về thời gian, giải thưởng, thể thức trình bày và chủ đề, xin giới thiệu để bạn đọc quan tâm tham khảo. Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 được phát động ngày 11/11/2024 tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.Năm 1971, Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU được Liên minh Bưu chính Thế...

Mới nhất

Cận cảnh cảng cá 280 tỷ đồng, hiện đại bậc nhất miền Trung sắp hoạt động

TPO - Dự án cảng cá Cửa Nhượng (Hà Tĩnh) có mức đầu tư 280 tỷ đồng từ nguồn tiền bồi thường sự cố môi trường của Formosa. Đây là công trình được đánh giá hiện đại bậc nhất miền Trung, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào trong quý I/2025. 11/02/2025...

Ông Trump sa thải giám đốc đạo đức chính phủ, ân xá cựu thống đốc

(CLO) Tổng thống Donald Trump sẽ cách chức người đứng đầu Văn phòng Đạo đức Chính phủ (OGE), theo cơ quan này cho biết vào thứ Hai. Ngoài ra, ông Trump...

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc ấm lên, chuẩn bị đón chuỗi ngày mưa phùn

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2,...

Nông dân Hà Tĩnh trồng giống ổi theo tiêu chuẩn VietGAP quả thơm ngon, được chứng nhận sản phẩm OCOP

Những vườn ổi trĩu quả của HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Sơn Tiến, xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) do anh Nguyễn Duy Sinh làm Giám...

Mới nhất

Nghệ sĩ Việt và fandom