Trang chủNewsThời sựCó hiện tượng không làm được hoặc ngại thì đổ lỗi cho...

Có hiện tượng không làm được hoặc ngại thì đổ lỗi cho hệ thống pháp luật


Một số trường hợp không làm được hoặc ngại thì đổ lỗi cho hệ thống pháp luật

Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra theo hai đợt từ ngày 14 – 18/8/2023 (đợt 1) và từ ngày 24 – 26/8/2023 (đợt 2). Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung phiên họp.

Theo chương trình, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành nhiều thời gian để tiến hành xem xét, cho ý kiến về công tác xây dựng pháp luật; xem xét, cho ý kiến đối với các nội dung liên quan của 5 chuyên đề giám sát… Đáng lưu ý, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành một ngày làm việc để chất vấn hai nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

co hien tuong khong lam duoc hoac ngai thi do loi cho he thong phap luat hinh 1

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời chất vấn.

Một trong những vấn đề nhận được nhiều quan tâm của cử tri và dư luận xã hội, đó là câu hỏi mà Đại biểu Quốc hội Trịnh Minh Bình (đoàn Vĩnh Long) nêu ra rằng: “Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, hiện nay còn một số nơi có cán bộ có biểu hiện sợ trách nhiệm, né tránh công việc trong tham mưu về công tác xây dựng thể chế. Với vai trò Bộ trưởng, xin Bộ trưởng cho biết đâu là nguyên nhân chính và giải pháp để khắc phục trong thời gian tới?”.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thẳng thắn nhìn nhận: “Vấn đề sợ trách nhiệm là có! Việc này không riêng gì Bộ Tư pháp nói, không riêng gì Chính phủ nói, mà các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các diễn đàn của Quốc hội cũng nói rất nhiều, nhưng lượng hóa nó là rất khó. Tôi thấy trong thực tế có một số trường hợp không làm được hoặc ngại thì đổ lỗi cho hệ thống pháp luật hoặc có trường hợp cực đoan thì có quan điểm khác”.

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, trên thực tế cũng không thể bao quát được hết tất cả các nhóm nội dung công việc, tuy nhiên có một số việc như sau: “Nhiều khi chúng ta không xem xét vấn đề trong hệ thống, trong tổng thể cho nên chúng ta cứ nói là do pháp luật. Các báo cáo rà soát cũng đưa ra một số kiến nghị và cứ nói rằng đó là vướng mắc, nhưng trên thực tế nghiên cứu kỹ ra thì cũng rất nhiều việc không phải như vậy. Thậm chí một số nơi chỉ có xu hướng giải thích theo hướng nói thật ra là để tiện cho mình hoặc hiểu và áp dụng pháp luật còn chưa thống nhất, còn tình trạng hành chính hóa. Câu chuyện đó cộng với những sự gây ảnh hưởng của việc nọ, việc kia trong bối cảnh hiện nay nên các bộ, các ngành không chủ động, cho nên cũng có những trường hợp cực đoan, đáng lẽ là soạn thảo ban hành một thông tư theo trình tự, thủ tục bình thường thì cứ trao đi đổi lại để làm rút gọn, cuối cùng mất đến 4 – 5 tháng để xem có chốt được rút gọn hay không thì thà làm chính thức ngay từ đầu. Trên thực tế có tình trạng như vậy!”.

Xây dựng quy định cụ thể về hình thức đấu giá trực tuyến

Trong khi đó, Đại biểu Quốc hội Phạm Hùng Thắng (Đoàn Hà Nam) đặt vấn đề, đấu giá trực tuyến là hình thức hiệu quả để đảm bảo sự công khai, minh bạch, chống thông đồng, dìm giá, tiết kiệm nguồn lực, chi phí trong hoạt động đấu giá. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết Bộ Tư pháp đã làm gì để triển khai thực hiện tốt đấu giá trực tuyến trong thời gian tới?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh: “Đây là một hình thức rất tốt, để chúng ta hạn chế một số chứ không phải là tất cả trong quá trình đấu giá hiện nay. Ví dụ như thông đồng, dìm giá hoặc không công khai, minh bạch… Một số các tổ chức đấu giá tài sản tư đã có những trang web và cách thức đấu giá trực tuyến, còn tài sản công thì bây giờ bắt đầu mới nghĩ tới. Vừa rồi sửa đổi, bổ sung Nghị định 62, chúng tôi đã đưa vào một ý quy định về hình thức đấu giá trực tuyến để chi tiết hóa và xây dựng một trang, thậm chí là một cổng đấu giá trực tuyến theo yếu tố gọi là lựa chọn”.

“Bây giờ có khó khăn là kinh phí theo hướng nào, quản lý nó ra làm sao, đặc biệt là trong cơ chế tự chịu trách nhiệm và cơ chế quản lý thị trường như thế này! Kinh nghiệm quốc tế về đấu giá trực tuyến cũng có rất nhiều kinh nghiệm tốt, như ở Hàn Quốc. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu mô hình này, tức là người ta giao cho một công ty đấu giá để xây dựng và vận hành một trang thông tin điện tử đấu giá. Chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu xem vận hành như thế nào trong thời gian sắp tới” – Bộ trưởng Lê Thành Long thông tin thêm.

Phải chuyển từ tư duy mua bán sang tư duy liên kết hợp tác

Bày tỏ quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đại biểu Quốc hội Lê Thị Song An (Đoàn Long An) cho rằng: thời gian gần đây, giá lúa gạo tăng cao vừa tạo lợi thế rất lớn cho thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam, vừa mang lại niềm vui cho bà con nông dân. Tuy nhiên, do giá lúa tăng liên tục, một số địa phương có hiện tượng mua gom lúa gạo ồ ạt, gây mất cân đối cung – cầu cục bộ, đẩy giá mặt hàng này lên cao, bất hợp lý và cũng là nỗi lo của người tiêu dùng, công nhân khi giá gạo tăng cao. Điều này dẫn đến những hạn chế trong xuất khẩu, chưa tạo được sự liên kết vững chắc giữa người dân và doanh nghiệp.

co hien tuong khong lam duoc hoac ngai thi do loi cho he thong phap luat hinh 2

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn.

Từ những phân tích trên, Đại biểu Lê Thị Song An đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nêu những giải pháp cụ thể, hữu hiệu để vừa bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, vừa thúc đẩy sản xuất khẩu gạo bền vững theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 24, để người dân và doanh nghiệp thật sự an tâm sản xuất; đồng thời cũng đảm bảo đời sống cho người tiêu dùng, công nhân được ổn định.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: “Trong Công điện của Thủ tướng Chính phủ nêu rất rõ trong bối cảnh này, một là vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; hai là chúng ta vẫn đẩy mạnh xuất khẩu gạo, không phải là vấn đề thương mại, giá cả nữa mà như một cam kết của chúng ta có trách nhiệm với thế giới về vấn đề an ninh lương thực; ba là Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo không gây sốc cho thị trường nội địa hay đẩy giá tiêu dùng trong nước sẽ ảnh hưởng tới một nhóm đối tượng là những người dễ tổn thương, khó tiếp cận nếu có những biến cố gì xảy ra. Đó là Công điện của Thủ tướng và còn 3 trục đó thì Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đi cùng với các địa phương đang làm điều đó”.

Tư lệnh ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thêm: “Đặc thù của Đồng bằng sông Cửu Long là xuống giống theo con nước, nước rút tới đâu xuống giống tới đó, ngọt tới đâu thì xuống giống tới đó, thành ra không giống như miền Bắc là có mùa vụ Thu – Đông, Hè – Thu, Đông – Xuân rõ rệt, còn ở Đồng bằng sông Cửu Long gần như là liên tục, lúc nào cũng có lúa trên đồng… Chúng tôi đã có bản đồ số hóa để có thể cùng với các địa phương rải vụ và tập trung vụ nếu cần thiết ở những điều kiện cho phép. Ở thời điểm này, nếu không có gì gọi là thiên tai mà với biến đổi khí hậu bình thường như mấy năm qua thì chúng ta hoàn toàn có, vừa tiêu dùng trong nước vừa để đảm bảo khoảng 7 – 8 triệu tấn lúa để xuất khẩu. Năm vừa rồi chúng ta xuất khẩu 7,1 triệu tấn, năm nay chúng ta vẫn còn dư địa”.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, giá một nông sản quyết định bởi cung cầu. Cầu tăng, cung không tăng thì giá lên; nhưng quyết định thứ hai, cái đó chúng ta không can thiệp được bởi vì đó là quy luật thị trường.

“Nhưng có một vấn đề mà chúng ta cần quan tâm là có những tác động ngoài bài toán cung – cầu đó, tức là đẩy giá, tồn trữ, đặt cọc… cố tình đẩy giá lên gây ảnh hưởng rất lớn. Tôi mong rằng với bà con nông dân, với doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cách đây mấy ngày ở Đồng Tháp, lúc này chúng ta phải tôn trọng nhau, phải cùng với nhau, phải chia sẻ với nhau, lúc chúng ta đang có được thời cơ thì chúng ta cũng chia sẻ thời cơ, nhưng chúng ta cũng phải tiên liệu. Tôi có nói bà con nông dân rằng mua bán không chỉ là vấn đề chúng ta được lợi mà chúng ta nghĩ rằng mùa sau còn mua bán với người đó được hay không? Nếu chúng ta ép một người thiệt thì không bao giờ hợp tác và tôi nói lại là chuỗi ngành hàng trong thời gian vừa qua dễ xung đột nằm ở chỗ đó… Theo quan điểm cá nhân tôi, chúng ta phải chuyển từ tư duy mua bán sang tư duy liên kết hợp tác thì mới bền vững được” – Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Thiên An





Nguồn

Cùng chủ đề

4 bảo vật quốc gia vừa được công nhận ở Huế có gì đặc biệt?

HUẾ - Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký quyết định công nhận 33 bảo vật quốc gia, trong đó Huế có thêm 4 bộ hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia. 4 bộ hiện vật ở Huế vừa được công nhận là bảo vật quốc gia (BVQG) bao gồm: Chuông Ngọ Môn thời Minh Mạng, Phù điêu thời Minh Mạng, Cặp tượng rồng thời Thiệu Trị, và Ngai Hoàng đế Duy Tân. Chuông Ngọ Môn (độc bản) được...

Chọn các dự án quan trọng, cấp bách cho ĐBSCL

TPO - Chiều 3/1, Phó Thủ tướng Lê Thành Long - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - chủ trì hội nghị trực tuyến lần thứ 5 của Hội đồng điều phối. TPO - Chiều 3/1, Phó Thủ tướng Lê Thành Long - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - chủ trì hội nghị trực tuyến lần thứ 5 của Hội đồng điều...

Trong kỷ nguyên mới, pháp luật phải thật sự là nền tảng của phát triển

Đó là thông điệp mà TS Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết 'Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới'. Tổng Bí thư Tô Lâm chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp ẢNH: PHƯƠNG MAI Vẫn còn những điểm nghẽn về thể chế Dẫn lại lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước,...

Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật để tiến vào kỷ nguyên mới

Để không bỏ lỡ những cơ hội phát triển, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, bám sát những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thời gian gần đây, có thể thấy, đã rất chín muồi để thúc đẩy việc đổi mới căn bản công tác xây dựng và thi hành pháp luật.Đó là nhận định...

Chính phủ đề xuất chi 22.450 tỷ đồng để phòng, chống ma túy đến năm 2030

Chính phủ trình Quốc hội chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 do Bộ Công an chủ trì quản lý với tổng vốn thực hiện hơn 22.450 tỷ đồng. Sáng 8/10, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Bảo đảm cơ sở vật chất và duy trì...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trump chỉ đạo mật vụ cung cấp ‘mọi thông tin’ về những kẻ ám sát ông

(CLO) Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã chỉ đạo Cơ quan Mật vụ Mỹ cung cấp cho ông "mọi thông tin" về hai kẻ cố ám sát ông vào mùa hè năm ngoái trong chiến dịch tranh cử tổng thống. ...

Khai hội đền thờ Vua Lê Lợi tại Lai Châu

(CLO) Lễ hội Đền thờ vua Lê Lợi nhằm tri ân công ơn đức độ của vua Lê Thái Tổ - người đã thân chinh cầm quân dẹp loạn vùng Tây Bắc, trong đó có tỉnh Lai Châu. ...

Hà Nam: Chính thức Khai hội Xuân Tam Chúc 2025

(CLO) Ngày 9/2 (tức ngày 12 tháng Giêng Xuân Ất Tỵ 2025), chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng (Hà Nam) tổ chức Lễ khai hội Xuân Tam Chúc 2025 với chủ đề "Tam Chúc - Linh Thiêng hội tụ". Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai...

Bắc Giang: Hội báo Xuân Ất Tỵ chính thức khai mạc tại Khu du lịch tâm linh

(CLO) Sáng 9/2 (tức 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang), Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND...

Mỹ cắt giảm mạnh các khoản chi ‘gián tiếp’ trong nghiên cứu khoa học

(CLO) Cơ quan giám sát nghiên cứu y tế của Mỹ vừa công bố quyết định cắt giảm đáng kể ngân sách tài trợ cho các trường đại học và trung tâm nghiên cứu, đặc biệt các khoản chi gián tiếp như "quản lý hành chính". ...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Năm 2025 tuổi nghỉ hưu của người lao động là bao nhiêu?

Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của người lao động tiếp tục tăng theo lộ trình, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa lao động nam và nữ. Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định sẽ được hưởng lương hưu khi đạt tuổi nghỉ hưu. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh...

Hành trang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho TPHCM và Đông Nam Bộ

(Dân trí) - Những di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi, là nguồn động lực lớn để đất nước, trong đó có TPHCM và vùng Đông Nam Bộ vượt qua bất kỳ khó khăn, thách thức nào.   Trong 13 năm giữ cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần vào TPHCM thăm và làm việc. Ngoài những chỉ đạo, định hướng trực tiếp cho Đảng bộ...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án sẽ bị thanh tra để xử lý nghiêm ...

Động thổ dự án đường song hành Vành đai 5 qua Hà Nam trị giá 1.500 tỷ

Tuyến đường được xem là trục hành lang Đông Tây mới, kết nối các khu vực kinh tế, đô thị quan trọng của tỉnh Hà Nam. ...

Trump chỉ đạo mật vụ cung cấp ‘mọi thông tin’ về những kẻ ám sát ông

(CLO) Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã chỉ đạo Cơ quan Mật vụ Mỹ cung cấp cho ông "mọi thông tin" về hai kẻ cố ám sát ông vào mùa hè năm ngoái trong chiến dịch tranh cử tổng thống. ...

Xử lý tài xế xe tải cố tình chạy “rùa bò”, ép xe phía sau

(NLĐO) – Tài xế cho xe chạy rùa bò là để "trả thù" người điều kiện xe tải trước đó không cho xe của mình vượt lên. ...

CSGT Hà Nội bác thông tin “dừng xe mặc áo mưa bị phạt 14 triệu”

Theo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, thông tin trên mạng xã hội về việc "dừng xe máy mặc áo mưa có thể bị phạt tới 14 triệu đồng" là không chính xác. ...

Mới nhất

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự...

Một người dân Quảng Trị câu được con cá chình dài tới 1,2m, nặng 14kg

2 ngày nay, cư dân mạng tỉnh Quảng Trị chú ý đến một con cá chình “khủng” được một chủ cửa hàng mua từ người đi câu. ...

Động thổ dự án đường song hành Vành đai 5 qua Hà Nam trị giá 1.500 tỷ

Tuyến đường được xem là trục hành lang Đông Tây mới, kết nối các khu vực kinh tế, đô thị quan trọng của tỉnh Hà Nam. ...

Trump chỉ đạo mật vụ cung cấp ‘mọi thông tin’ về những kẻ ám sát ông

(CLO) Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã chỉ đạo Cơ quan Mật vụ Mỹ cung cấp cho ông "mọi thông tin" về hai kẻ cố...

Khai hội đền thờ Vua Lê Lợi tại Lai Châu

(CLO) Lễ hội Đền thờ vua Lê Lợi nhằm tri ân công ơn đức độ của vua Lê Thái Tổ - người đã thân chinh cầm quân dẹp loạn vùng Tây...

Mới nhất