Trang chủChính trịChủ quyềnTạo hành lang pháp lý đồng bộ quản lý tài nguyên nước

Tạo hành lang pháp lý đồng bộ quản lý tài nguyên nước


Tuy nhiên, thực tế cho thấy vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước vẫn còn phổ biến. Vì vậy, thời gian tới, cần tạo hành lang pháp lý đồng bộ để quản lý tài nguyên nước, thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội của đất nước.

Xử phạt 74 tỷ đồng đối với các sai phạm về tài nguyên nước

Theo báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW vừa được Cục Quản lý tài nguyên nước gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2013 đến nay, các cơ quan Trung ương đã thực hiện 31 cuộc thanh, kiểm tra tài nguyên nước đối với 206 cơ sở khai thác và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn 40 tỉnh, thành phố.

11.jpg
Chất thải chưa qua xử lý xả thẳng ra nguồn nước gây ô nhiễm nghiêm trọng

Qua công tác kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về khai thác, sử dụng nước như: chưa có giấy phép, khai thác vượt quy định giấy phép; không thực hiện quan trắc giám sát theo quy định của giấy phép.

Trên cơ sở đó, các cơ quan Trung ương đã xử phạt các cơ sở vi phạm gần 15 tỷ đồng. Ngoài ra, qua kiểm tra báo cáo định kỳ, theo dõi qua hệ thống giám sát tự động trực tuyến, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã đề nghị các địa phương xử phạt hàng trăm trường hợp vi phạm quy định của giấy phép về khai thác sử dụng nước.

Ở cấp địa phương, theo số liệu báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, trong 10 năm qua, các địa phương đã triển khai gần 3.000 cuộc thanh tra, kiểm tra về tài nguyên nước đối với gần 19.000 đối tượng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; qua đó phát hiện và xử lý hơn 1.500 hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước với tổng số tiền phạt gần 59 tỷ đồng.

“Lỗ hổng” dẫn tới vi phạm

Thẳng thắn chỉ ra hạn chế, yếu kém và nguyên nhân dẫn tới hàng loạt vi phạm nêu trên, ông Nguyễn Minh Khuyến – Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước cho rằng, nguyên nhân chính là do có sự chồng chéo, không thống nhất trong quy định pháp luật, đối tượng, phạm vi quản lý, trách nhiệm quản lý giữa lĩnh vực tài nguyên nước và các lĩnh vực chuyên ngành có liên quan.

Mặt khác, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về quản lý tài nguyên nước cũng chưa đầy đủ. Nhận thức của chính quyền, các tổ chức, cá nhân, người dân về vai trò của tài nguyên nước và việc thực thi chấp hành pháp Luật Tài nguyên nước còn hạn chế.

Cùng với đó, các chính sách liên quan đến bảo đảm an ninh nguồn nước chưa thực sự rõ ràng; việc quản lý các dòng sông, quản lý các tầng chứa nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống hậu quả do nước gây ra và cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, các cấp trong các vấn đề này chưa được quy định một cách hệ thống, rõ ràng, còn thiếu hoặc chưa đầy đủ để giải quyết các vấn đề thực tế.

Trong khi đó, nguồn lực đầu tư cho phát triển ngành nước chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, thiếu cơ chế chính sách thu hút được sự tham gia của khu vực tư nhân; giá trị tài nguyên nước chưa được tính toán, hạch toán đầy đủ.

Ngoài ra, công tác quy hoạch tài nguyên nước triển khai còn chậm, chưa kịp thời đáp ứng được yêu cầu là cơ sở phân bổ, điều tiết nhu cầu nước của các ngành. Hiệu quả khai thác sử dụng nước trong các ngành còn thấp. Rừng đầu nguồn suy giảm và công tác bảo vệ nguồn sinh thủy chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức…

Đồng bộ, thống nhất trong quản lý tài nguyên nước

Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời tham gia đề xuất, kiến nghị chủ trương, chính sách quản lý tài nguyên nước trong thời gian tới vào báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, ông Nguyễn Minh Khuyến cho rằng, Việt Nam cần hướng tới quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các quy định về quản lý nước trong Luật Tài nguyên nước để quản lý, kiểm soát, điều tiết toàn diện các vấn đề về nước, đồng thời bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia trên cơ sở thống nhất quản lý về tài nguyên nước, đặc biệt là tạo hành lang pháp lý đồng bộ về tài nguyên nước, thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội.

Quan điểm quản lý tài nguyên nước đến năm 2030

Thể chế hóa quan điểm tài nguyên nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, thiết yếu, là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý Tài nguyên nước phải là cốt lõi trong xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch dân cư, quy hoạch các ngành, lĩnh vực có khai thác sử dụng nước, hoạch định chiến lược phát triển đất nước; việc khai thác sử dụng tài nguyên nước phải theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản công và phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài.

Trước mắt, Cục Quản lý tài nguyên nước kiến nghị  Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành rà soát các văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết liên quan; từ đó đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, thay thế để đảm bảo thống nhất trong hệ thống văn bản, tránh chồng chéo.

Các nhiệm vụ, giải pháp tiếp theo là hoàn thiện, đổi mới thể chế, chính sách, cơ chế tài chính ngành nước theo hướng quản trị thông minh; thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển ngành nước và điều chỉnh nhu cầu sử dụng nước theo hướng bền vững.

Cùng với đó, Việt Nam cần chủ động kế hoạch sử dụng nước trên sông xuyên biên giới trên cơ sở giám sát, hợp tác với các quốc gia có chung nguồn nước trong việc chia sẻ thông tin, số liệu quan trắc, vận hành khai thác nguồn nước; cải thiện, phục hồi các dòng sông bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn sinh thủy, các hệ sinh thái ngập nước quan trọng.

Mặt khác, các cấp Trung ương và địa phương cần tăng cường đầu tư, nâng cấp, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài nguyên nước, chủ động nguồn nước cho các ngành, lĩnh vực: sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, giao thông và các ngành sử dụng nước khác.

Đặc biệt, tăng cường đầu tư, nâng cấp, nâng cao chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài nguyên nước trong thu gom, xử lý nước thải và thoát nước; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ; vận hành hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá an ninh tài nguyên nước quốc gia.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ TN&MT công bố Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông Mã, sông Hương và sông Đồng Nai

Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 8/1/2024 phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch)....

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Thay đổi cách tiếp cận tài nguyên nước theo hướng thích ứng và chủ động

Đại biểu Châu Quỳnh Dao dẫn lời của chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: “Sứ mệnh quốc gia của đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng nhưng vì sao đến bây giờ người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn nghèo, thu nhập...

Ưu tiên trong quản lý, tách bạch trách nhiệm về khai thác, sử dụng nước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 26/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, động viên lực lượng thi công và tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án. ...

Thủ tướng kiểm tra việc xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã thăm hộ gia đình ông Trần Trung Kiên tại xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, kiểm tra việc thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Quảng Ngãi. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại khu lưu niệm đồng chí Phạm Văn Đồng

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tại khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại quê hương đồng chí. ...

Cán bộ Quảng Nam phải bám đất, bám người, “sống chết” với Quảng Nam để tỉnh đi đầu trong phát triển

Chiều 8/2, tại thành phố Tam Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về tình hình kinh tế-xã hội, kết quả triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong chuyến công tác tại Quảng Nam năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

Bài đọc nhiều

Khẩn trương chuẩn bị thẩm tra dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Đề cập về công tác lập pháp và giám sát trong năm 2024, tại cuộc họp tổng kết, đánh giá công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức mới...

Bộ TN&MT nhận được 6 nhóm ý kiến lớn góp ý cho dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đánh giá cao những ý kiến góp ý rõ ràng của các thành viên Ban soạn thảo dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, đồng thời đề nghị Cục Khoáng sản Việt...

Dấu ấn trong công tác đảng, công tác chính trị vì biển, đảo Tổ quốc

Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ của Cục Chính trị Hải quân luôn tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Kỷ niệm 9 năm thành lập Lữ đoàn Tàu pháo – Tên lửa 167

SGGPO 12/07/2022 16:12 Là đơn vị tàu chiến đấu mặt nước hiện đại của Quân chủng Hải quân, Lữ đoàn Tàu pháo - Tên lửa 167 (Vùng 2 Hải quân) được thành lập vào ngày 12-7-2013. Trải qua 9 năm xây dựng và trưởng thành, đơn vị đã khẳng định vai trò là lực lượng chủ lực của Vùng 2 Hải quân trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa phía...

Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Tham dự về phía Bộ TN&MT có đại diện lãnh đạo Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, Vụ Pháp chế, Vụ Đất đai, Thanh tra Bộ và Văn phòng Bộ.Về phía UBND tỉnh...

Cùng chuyên mục

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Tàu Cảnh sát biển 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 đã đến động viên cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết. ...

Mới nhất

Hệ thống Y tế 315 phát triển 250 phòng khám trên cả nước

Sự phát triển nhanh, rộng khắp cả nước của Hệ thống Y tế 315 đã bắt đầu vẽ lại bức tranh toàn cảnh về chăm sóc sức khoẻ và y tế của Việt Nam với sự hiện diện hơn 160 phòng khám và dự tính tăng trưởng 250 phòng khám trong năm 2025. Ngoài ra, trong chiến...

Xem xét thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển mạng lưới đường sắt đô thị

Kinhtedothi- Sáng 10/2, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội họp phiên toàn thể mở rộng về Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Đây là nghị quyết quan...

Vừa hết học kì I, 15 hiệu trưởng ở một huyện luân chuyển công tác

(NLĐO) - Vừa hết học kỳ I năm học 2024-2025, 15 hiệu trưởng ở huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum đã luân chuyển công tác, đổi chỗ...

DeepSeek tuyên bố kim chi của Trung Quốc

Theo nhà chức trách Hàn Quốc, mô hình AI của DeepSeek đưa ra câu trả lời khác nhau cho những câu hỏi nhạy cảm, tùy thuộc ngôn ngữ đầu vào. Cục tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) chỉ ra DeepSeek cung cấp phản hồi khác nhau cho những câu hỏi nhạy cảm phụ thuộc vào ngôn ngữ. Chẳng hạn, nếu...

Giao doanh nghiệp tham gia dự án lớn với cam kết cụ thể

Thủ tướng đề nghị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các bộ, ngành, địa phương cần trao đổi, bàn bạc với các doanh nghiệp, hai bên có cam kết để triển khai công việc cụ thể, tham gia thực hiện những nhiệm vụ, dự án lớn của đất nước. ...

Mới nhất