Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMức lương giáo viên mầm non vẫn thấp so với mặt bằng...

Mức lương giáo viên mầm non vẫn thấp so với mặt bằng chung

Tại buổi gặp gỡ toàn ngành Giáo dục diễn ra sáng nay (15/8), Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, mức lương của giáo viên mầm non vẫn thấp so với mặt bằng thu nhập chung và so với công sức thầy cô bỏ ra.

Bộ GD&ĐT
Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại buổi gặp gỡ với các nhà giáo.

Theo ông Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, trước cuộc gặp gỡ đã có trên 6.500 câu hỏi của các nhà giáo gửi đến. Trong đó, có tới 2.000 câu hỏi liên quan đến vấn đề lương, phụ cấp của nhà giáo, mong muốn bộ trưởng quan tâm đến chế độ đãi ngộ với nhà giáo, nhất là giáo viên đang làm việc ở các vùng sâu, vùng xa.

Nhiều ý kiến giáo viên cho biết mức lương thấp, giáo viên không đủ sống bằng nghề nên phải làm thêm việc bên ngoài dẫn tới việc khó toàn tâm toàn ý với nghề.

Nhà giáo cần tự đổi mới, không sợ hãi…

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, cả nước có khoảng 1,6 triệu giáo viên mầm non, phổ thông, cao đẳng, đại học…

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, đội ngũ nhà giáo là nhân tố quan trọng, nền tảng để hoàn thành việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Ông khẳng định: “Việc phát triển lực lượng nhà giáo là giải pháp của mọi giải pháp. Nhà giáo là tài sản quý nhất của ngành chúng ta”.

Đồng thời, ông Sơn cho rằng, để thực hiện tốt chương trình Giáo dục phổ thông 2018, nhà giáo cần tự đổi mới bản thân, không sợ hãi, e ngại, né tránh đổi mới bản thân. “Sau 3-4 năm đổi mới, nếu từng giáo viên nhìn lại mà chưa thấy mình khác so với 3-4 năm về trước, chưa phải đổi mới. Nếu nhìn lại mà thấy mình vẫn như xưa, làm sao giáo dục đổi mới?”, ông Sơn nói.

Cũng theo ông Kim Sơn, cần thay đổi vai trò, vị trí cách dạy, hoạt động dạy của giáo viên. Nhà giáo từ chỗ là người truyền thụ kiến thức chuyển sang là người dẫn dắt, tổ chức, hỗ trợ để học sinh hình thành năng lực và tự tích luỹ kiến thức.

Một điểm quan trọng khác là nhà giáo cần thay đổi quan niệm và cách sử dụng sách giáo khoa. “Trong chương trình trước, chúng ta lệ thuộc quá nhiều sách giáo khoa. Sách giáo khoa là pháp định, là chỗ dựa, dạy và học phải theo đó, kiểm tra không được ra ngoài, học gì thi đấy. Chúng ta bị khuôn cứng, lệ thuộc ở sách giáo khoa. Nhưng thay đổi lần này, chương trình thống nhất toàn quốc, còn sách giáo khoa là học liệu đặc biệt”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, cần sử dụng sách giáo khoa chủ động, không lệ thuộc, có thể dùng nhiều bộ sách giáo khoa, lấy các ngữ liệu, bài tập khác sử dụng linh hoạt. Nếu không thay đổi cách tiếp cận sách giáo khoa, không đạt được điểm đổi mới quan trọng.

Chế độ đãi ngộ với giáo viên mầm non chưa hợp lý

Tại buổi gặp gỡ, khá nhiều ý kiến liên quan tới điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ chưa hợp lý đối với giáo viên mầm non.

Một cô giáo ở Điện Biên cho hay, giáo viên mầm non ở đây phải làm việc 11 tiếng/ngày, có giáo viên chăm sóc, dạy dỗ 30 trẻ. Nhiều giáo viên phải vượt qua chặng đường xa, nhiều hiểm nguy rình rập để đến điểm trường. Cô mong muốn giáo viên mầm non được quan tâm hơn để bớt vất vả, nguy hiểm.

Một giáo viên mầm non ở Hậu Giang chia sẻ trực tiếp tại cuộc gặp gỡ cũng rằng, trong khi người lao động khác làm việc 8 tiếng/ngày thì giáo viên mầm non thường xuyên làm 10-12 tiếng/ngày.

Môi trường làm việc của giáo viên mầm non nhiều rủi ro vì liên quan tới trẻ nhỏ. Giáo viên vừa phải chăm, vừa phải dạy, đối diện với nhiều vấn đề: trẻ lười ăn, trẻ quấy phá, tự kỷ… nên giáo viên còn phải là chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia tâm lý can thiệp sớm…

Cô Dương Thị Thanh Hồng (Hà Tĩnh) cho rằng chính sách đãi ngộ với giáo viên mầm non đang còn chênh lệch so với các bậc học khác.

Cô Hồng đưa ra ví dụ: “Về vấn đề bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp, xếp lương đối với giáo viên mầm non. Theo như quy định sau khi chuyển lương mới thì hệ số của giáo viên mầm non hạng 2 chỉ bằng hệ số lương của giáo viên tiểu học hạng 3. Bản thân tôi là một ví dụ, hiện lương tôi là bậc 5 nhưng hệ số lương của tôi là 3,65, còn lương bậc 5 của giáo viên tiểu học hạng 2 lại có hệ số là 5,36.

Như vậy, bậc lương giữa hai cấp học quá chênh lệch. Trong khi mỗi bậc học đều có những vai trò, khó khăn riêng. Chúng tôi cũng được đào tạo bài bản, trình độ cao đẳng, đại học. Công việc đặc thù riêng, vất vả trông trưa, ngoài giờ; luôn phải đối mặt với rủi ro về đảm bảo an toàn cho các cháu. Kính mong Bộ trưởng quan tâm về việc xếp hạng cũng như chính sách tiền lương giáo viên mầm non được xếp tương quan với giáo viên các cấp học khác”.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Mức lương giáo viên mầm non vẫn thấp so với mặt bằng chung
So với mặt bằng chung, lương của giáo viên mầm non khá thấp. (Ảnh: Nguyễn Yến)

Thấu hiểu những vất vả, khó khăn của nhà giáo

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, lãnh đạo Bộ GD&ĐT thấu hiểu những vất vả, khó khăn của các nhà giáo. Chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo thời gian qua cũng là vấn đề được Chính phủ quan tâm và đã có nhiều chính sách cho giáo viên mầm non.

Hiện nay, ngoài lương, giáo viên mầm non còn có phụ cấp ưu đãi, phụ cấp tính theo thâm niên, phụ cấp thu hút, trợ cấp lần đầu, trợ cấp 1 lần khi chuyển công tác với giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn… Nhưng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, mức lương của giáo viên mầm non vẫn thấp so với mặt bằng thu nhập chung và so với công sức thầy cô bỏ ra.

Theo Bộ trưởng, bước đầu Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ đã có sự thống nhất, dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non lên 10%, giáo viên tiểu học tăng thêm 5%. Còn lại, cần có sự thống nhất với Bộ Tài chính, sau đó thông qua Chính phủ… Mức tăng dù nhỏ nhưng cũng thêm một phần để động viên, bù đắp cho giáo viên mầm non, tiểu học.

Bộ trưởng cũng mong muốn có thể tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên các cấp học, tuy nhiên triển khai trước đối với mầm non, tiểu học, sau đó sẽ lần lượt có các kiến nghị khác.

Tư lệnh ngành cho hay: “Ngành giáo dục có số lượng người hưởng lương, công chức, viên chức rất lớn, chiếm hơn 70% tổng số công chức, viên chức cả nước. Do đó, mỗi chính sách điều chỉnh, dù nhỏ, cũng cần tính toán các nguồn lực, điều kiện. Bởi vậy, chúng ta mong muốn, kiến nghị, nhưng cũng cần từng bước, hợp lý”.

Thầy cô phải làm gương trên nhiều phương diện

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, trước khi dẫn dắt, định hướng học sinh tiếp xúc với mạng xã hội, thầy cô phải làm gương trên nhiều phương diện, trong đó, có chuyện ứng xử với thông tin trên mạng xã hội. “Chúng ta đừng quên, ngoài tư cách một công dân, chúng ta còn cả tư cách của một nhà giáo. Chúng ta phát ngôn cần phù hợp tư cách một nhà giáo bình luận các câu chuyện về chính trị, xã hội và chính câu chuyện của chúng ta trên mạng xã hội”, người đứng đầu Bộ GD&ĐT nói.

Đồng thời, Bộ trưởng GD&ĐT cũng nhắn nhủ đến các nhà giáo: Thứ nhất, đội ngũ những người làm giáo dục cần kiên định ở con đường và mục tiêu đổi mới và các định hướng mang tính chiến lược của ngành. Thứ hai, cần kiên trì, thuyết phục và vận động phụ huynh cũng như xã hội để cùng chia sẻ và đồng hành. Thứ ba, cần kiên quyết chống các biểu hiện lạc hậu, bảo thủ, tiêu cực, theo đuổi mục tiêu chất lượng với mục tiêu phát triển con người, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thi đua dạy học tốt dẫu khó khăn đến đâu…





Nguồn

Cùng chủ đề

Khích lệ sự chủ động của người học

Các địa phương được lựa chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10 là một trong những đổi mới đáng lưu ý trong quy chế tuyển sinh vào THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành, áp dụng từ mùa tuyển sinh năm 2025. ...

Thông tin mới nhất về chính sách tiền lương, nghỉ hưu trước tuổi của nhà giáo

TPO - Dự thảo Luật Nhà giáo đã chỉnh lý theo hướng bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đối với nhà giáo được tuyển dụng, xếp lương lần đầu.  TPO - Dự thảo Luật Nhà giáo đã chỉnh lý theo hướng bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đối với...

Bộ GD&ĐT nêu quan điểm mới nhất về dạy thêm, học thêm

TPO - Quan điểm của Bộ GD&ĐT là, trong các trường công lập, giáo viên không dạy thêm có thu tiền của phụ huynh, học sinh. Quy định dạy thêm, học thêm còn để giữ gìn hình ảnh, đảm bảo sự tôn nghiêm của nhà giáo, của ngành giáo dục. TPO - Quan điểm của Bộ GD&ĐT là, trong các trường công lập, giáo viên không dạy thêm có thu tiền của phụ huynh, học sinh. Quy định dạy...

Đề xuất giáo viên được hỗ trợ thuê nhà ở công vụ, lương xếp cao nhất

Dự thảo Luật Nhà giáo bổ sung quy định trường hợp không bố trí được chỗ ở tập thể hoặc nhà ở công vụ, nhà giáo được hỗ trợ tiền thuê nhà ở theo mức hỗ trợ thuê nhà ở công vụ. ...

Bỏ đề xuất giáo viên được tăng 1 bậc khi xếp lương lần đầu

Dá»± thảo Luật Nhà giáo bỏ quy định tăng 1 bậc lÆ°Æ¡ng trong hệ thống thang bậc lÆ°Æ¡ng hành chính sá»± nghiệp với nhà giáo tuyển dụng, xếp lÆ°Æ¡ng lần đầu. Sáng 7/2, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đảng ta – Dân là gốc, vì hạnh phúc mà hy sinh

PGS. TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản khẳng định, Đảng ta có đầy đủ kinh nghiệm, từ lãnh đạo nhân dân giành độc lập, thống nhất đất nước, đến cầm quyền phát triển đất nước. Giờ đây, để nhân dân có cuộc sống hạnh phúc hơn, Đảng ta tiếp tục đặt ra cho mình những yêu cầu, nhiệm vụ phức tạp và thách thức hơn.

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Báo Indonesia lý giải yếu tố giúp du lịch Việt Nam phục hồi mạnh nhất Đông Nam Á

Theo trang en.tempo.co (Indonesia), năm 2024, lượng khách du lịch đến Việt Nam đã phục hồi 98% - mức độ phục hồi cao nhất ở Đông Nam Á sau đại dịch Covid-19.

Virus gây bệnh cúm nguy hiểm hơn, Bỉ rơi vào tình trạng báo động với “đại dịch tồi tệ nhất” kể từ thời Covid-19

Số ca mắc bệnh cúm gia tăng đang khiến hệ thống y tế Bỉ rơi vào tình trạng báo động. Các chuyên gia gọi đây là "đại dịch cúm tồi tệ nhất kể từ đại dịch Covid-19"

Lý do nghị sĩ Mỹ đề xuất cấm nhân viên chính phủ sử dụng chatbot AI DeepSeek

Một số nghị sĩ Mỹ lo ngại về quyền riêng tư và an toàn thông tin nếu chatbot AI DeepSeek được sử dụng trên các thiết bị của chính phủ.

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Lâm Đồng chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng giáo viên trước ngày 7-2

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước ngày 7-2. Chiều 5-2, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết đã chỉ đạo các đơn vị làm...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Cùng chuyên mục

Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Cần thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu

Nhiều nhà khoa học kiến nghị dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cần điều chỉnh mang tính đột phá hơn, tập trung vào ưu đãi thuế mạnh mẽ và hỗ trợ tài chính linh hoạt hơn cho doanh nghiệp khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. ...

TS Lê Bá Khánh Trình rời vị trí tổ trưởng toán trường chuyên, sau 32 năm

Tối 7.2, tiến sĩ Trần Nam Dũng, Hiệu phó Trường Phổ thông Năng khiếu ĐH Quốc gia TP.HCM, chia sẻ thông tin 'cậu bé vàng' toán học Việt Nam, tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình vừa thôi vị trí tổ trưởng tổ toán,...

Khích lệ sự chủ động của người học

Các địa phương được lựa chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10 là một trong những đổi mới đáng lưu ý trong quy chế tuyển sinh vào THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành, áp dụng từ mùa tuyển sinh năm 2025. ...

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Học 2 buổi có vi phạm quy định dạy thêm, học thêm?

Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2. Các trường đang tìm cách minh bạch hóa vấn đề này, đồng thời tổ chức dạy học phù hợp...

Mới nhất

Đề xuất đầu tư 13.487 tỷ đồng cải thiện môi trường kênh Tàu Hũ

Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (TCIP) đề xuất UBND Thành phố đầu tư 13.487 tỷ đồng để cải thiện môi trường lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, giai đoạn 3 Đề xuất đầu tư 13.487 tỷ đồng cải thiện môi trường kênh Tàu Hũ - Bến Nghé giai...

Doanh nghiệp địa ốc phía Nam khai xuân sớm

Ngay khi đi làm trở lại sau Tết, hàng loạt doanh nghiệp địa ốc đã tổ chức khai xuân. Điều này trái ngược với những năm trước là qua ngày mùng 10 tháng Giêng, các doanh nghiệp mới làm việc. Ngay khi đi làm trở lại sau Tết, hàng loạt doanh nghiệp địa ốc đã tổ chức khai xuân. Điều...

Hệ sinh thái doanh nghiệp tại Việt Nam

Hệ sinh thái là mô hình mà nhiều doanh nghiệp Việt đang hướng đến hiện nay. Với việc tập hợp các doanh nghiệp nhằm tạo ra chuỗi giá trị khép kín, từ khâu sản xuất tới đầu ra, hệ sinh thái giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ, phù hợp...

Hơn 938 triệu cổ phiếu ITA chuyển lên sàn UPCoM nhưng vẫn bị đình chỉ giao dịch

Với tình hình kinh doanh khó khăn và các vấn đề pháp lý chưa được giải quyết, ITA đang đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới. Hơn 938 triệu cổ phiếu ITA chuyển lên sàn UPCoM nhưng vẫn bị đình chỉ giao dịchVới tình hình kinh doanh khó khăn và các vấn đề pháp lý chưa được...

Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Cần thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu

Nhiều nhà khoa học kiến nghị dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cần điều chỉnh mang tính đột phá hơn, tập trung vào ưu đãi thuế mạnh mẽ và hỗ trợ tài chính linh hoạt hơn cho doanh nghiệp khoa học...

Mới nhất