Trang chủDestinationsLai ChâuĐảm bảo an toàn cho người dân trong vùng nguy cơ sạt...

Đảm bảo an toàn cho người dân trong vùng nguy cơ sạt lở


Hiện đang là cao điểm của mùa mưa, vì vậy, các cấp, ngành huyện Tân Uyên tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân trong vùng nguy cơ sạt lở di chuyển đến nơi ở mới, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản. Đồng thời, xây dựng kế hoạch sắp xếp dân cư, lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ cho các hộ dân trong vùng nguy cơ sạt lở phải di chuyển, yên tâm lao động sản xuất, ổn định đời sống.

Chúng tôi cùng cán bộ xã Mường Khoa đến bản Nà Pè – nơi duy nhất của xã có 5 hộ dân trong vùng nguy cơ sạt lở (được phát hiện từ 3 năm trước) cần phải di chuyển sớm. Tuy nhiên, một phần do các gia đình chưa tìm được đất ở mới; phần do thói quen sinh hoạt, canh tác và sản xuất từ bao đời nay nên chưa thể di chuyển. Qua lời kể của chị Đoàn Thị Phượng – Phó Chủ tịch UBND xã, trong 5 hộ đã có 2 hộ mới bị sạt lở vào đầu tháng 7. Ngay trong đêm, khi nhận được tin của bản, xã huy động lực lượng dân quân cùng với công chức xã phối hợp với bản đến ngay gia đình để vận động, sơ tán bà con. Rất may không có ai bị thương.
Được biết, ngôi nhà bị sạt lở của gia đình anh Lò Văn Đoan xây bằng gạch bi từ năm 2019 với diện tích khoảng 70m2. Khi chúng tôi đến, căn nhà của anh chỉ còn trơ trọi lại mấy bức tường và đống gạch bi ngổn ngang. Toàn bộ hiên nhà bị sạt xuống dưới làm nứt tường phía sau của hộ khác. Mọi đồ đạc trong gia đình được di chuyển sang nhà bố mẹ ở gần đó. Vợ chồng anh đang đi làm thuê ở dưới xuôi, gửi con cho ông bà chăm giúp.

Hiện trạng ngôi nhà bị sạt lở của gia đình anh Lò Văn Đoan (bản Nà Pè, xã Mường Khoa).

Anh Hoàng Văn Khởi – Trưởng bản Nà Pè chia sẻ: Chỉ mưa thêm vài ngày nữa thì nguy cơ mấy ngôi nhà này bị sạt lở tiếp, bởi đây là chỗ xung yếu; nằm sâu dưới sườn đồi. Trong các cuộc họp bản, chúng tôi đã vận động các hộ di chuyển đến nơi ở an toàn hơn. Tuy nhiên, khó khăn là các hộ chưa tìm được đất để dựng nhà. Năm 2019, nhà văn hoá của bản bị sạt lở hoàn toàn. Đến nay, bản cũng chưa có đất để xây dựng lại nhà văn hoá; mỗi khi họp bản thì họp tại nhà tôi.
Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Uyên, những năm vừa qua, do biến đổi khí hậu, tình hình diễn biến thiên tai trên địa bàn phức tạp; hàng năm thường xảy ra lũ ống, lũ quét, gió lốc và sạt lở đất… Từ đầu năm đến nay, toàn huyện Tân Uyên xảy ra 2 đợt mưa đá, gây thiệt hại cho 25 hộ gia đình tại xã Trung Đồng về tài sản và nhà ở do bị thủng mái, ước tính thiệt hại gần 26 triệu đồng; mới đây có 2 hộ dân xã Mường Khoa bị sạt lở khu vực nhà ở.
Đồng chí Đỗ Anh Tuấn – Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Uyên cho biết: Qua công tác rà soát trên địa bàn huyện, ngoài 5 hộ dân ở xã Mường Khoa còn có 3 khu dân cư thuộc 3 bản có nguy cơ ảnh hưởng của thiên tai, chủ yếu là sạt lở đất, lũ quét. Cụ thể là bản Ngam Ca (xã Nậm Sỏ) có 51 hộ chịu ảnh hưởng của thiên tai từ năm 2018-2021; tại đây có cung sạt lở kéo dài trong khu vực 51 hộ gia đình sinh sống, rất nguy hiểm. Đối với bản Ngam Ca, chúng tôi đang thực hiện san gạt mặt bằng, lắp đặt hệ thống điện, làm đường, xây dựng trường học, sớm hoàn thiện để đưa người dân vào sinh sống. Nguồn vốn sắp xếp ổn định dân cư của bản Ngam Ca thực hiện từ chương trình mục tiêu quốc gia dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025. Ngoài ra có 2 khu vực: bản Ui Dạo (xã Nậm Sỏ) có nguy cơ ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét với 50 hộ dân và nhóm 10 hộ dân bản Hua Cưởm (xã Trung Đồng) có nguy cơ bị sạt lở đất và lũ. Đối với 2 khu vực này, phòng tham mưu văn bản cho UBND huyện, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh xem xét, bố trí sắp xếp dân cư cho các gia đình trong vùng nguy cơ xảy ra thiên tai.
Hiện nay, với tình hình diễn biến phức tạp, mưa nhiều, kéo dài ngày, lượng mưa lớn, nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, vì vậy, UBND huyện Tân Uyên chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền tới nhân dân, nhất là các hộ dân trong vùng nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của thiên tai chủ động sớm di dời nhà ở, tài sản đến nơi ở mới; lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ cho các hộ di chuyển. Đồng thời, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai các cấp, xây dựng phương án ứng phó thiên tai trong các tình huống khẩn cấp theo phương châm “4 tại chỗ”; trực 24/24h trong thời gian cao điểm.
Được biết, trong năm 2022, có 1 hộ ở xã Trung Đồng và 2 hộ ở xã Nậm Cần được hỗ trợ di chuyển phân tán theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội, mức hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ.
Thiết nghĩ, bên cạnh sự tích cực của các cấp, ngành trong công tác phòng chống thiên tai, các hộ trong vùng nguy hiểm cần chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, sớm di chuyển nhà ở, đồ đạc đến nơi ở mới để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho gia đình.



Source link

Cùng chủ đề

Dự báo thời tiết ngày 6/2/2025: Miền Bắc sắp bước vào chuỗi ngày mưa rét

Dự báo thời tiết, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng tới Bắc Bộ từ đêm 6/2. Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to và giông. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng gần sáng và sáng ngày 7/2, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực...

Giá vàng lập đỉnh, giá bạc cũng “nhảy múa” không ngừng

Ngày 5/2, thị trường kim loại quý trong nước chứng kiến những biến động chưa từng có, đặc biệt là giá vàng và giá bạc đồng loạt tăng mạnh cận ngày vía Thần Tài. Nhu cầu lớn Chốt phiên giao dịch ngày hôm nay, giá vàng miếng SJC tại các hệ thống lớn như Tập đoàn Vàng bạc Đá quý SJC, DOJI, Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu và PNJ đồng loạt được...

Sẽ trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu GDP năm 2025 tại kỳ họp bất thường lần thứ 9

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chuẩn bị các nội dung, hồ sơ cần thiết để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp bất thường sắp tới, trong đó điều chỉnh một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế-xã hội năm 2025. ...

Khi yêu thỏ thẻ, sao làm vợ, làm mẹ bỗng nhiên nhiều lời?

Chị Minh Hằng (quận 7, TP.HCM) cũng tự nhận thấy mình ngày càng trở thành người… nhiều lời. Tìm đâu nét hồn nhiên, ngây thơ của nàng khi xưa?Áp lực cuộc sống gia đình, cơm áo gạo tiền lo cho hai con nhỏ tuổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

OCOP Tân Uyên phát huy thế mạnh, đặc trưng của địa phương

(BLC) - Từ những ngày đầu bối rối với quy trình sản xuất, hoàn thiện hồ sơ OCOP, đến nay huyện Tân Uyên đã có 25 sản phẩm OCOP được chứng nhận, trong đó có 24 sản phẩm đạt 3 sao và 1 sản phẩm đạt 4 sao. Các sản phẩm đa dạng thể hiện thế mạnh, đặc trưng của địa phương và làm nên thương hiệu mang tên OCOP Tân Uyên. Tân Uyên được biết đến là địa phương...

Thêm một đỉnh Đỗ quyên tuyệt vời nhất Lai Châu cho du khách ưa khám phá

Lai Châu đã hình thành thương hiệu với 6/10 đỉnh núi cao, đẹp, đáng khám phá đối với du khách. Và để nhiều người chưa leo núi vẫn có thể thỏa mãn đam mê của mình, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch PU Lai Châu cùng đội ngũ porter của tỉnh Lai Châu đã tổ chức khảo sát, gắn chóp đỉnh Đỗ quyên cao 2.619m. Đây được coi là đỉnh Đỗ quyên đẹp nhất không chỉ của...

Thác Nậm Lúc – ‘Dải lụa’ mềm giữa đại ngàn Tây Bắc

Tọa lạc ở bản Nậm Lúc 2, xã Phăng Sô Lin (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), thác Nậm Lúc mang trong mình vẻ đẹp mềm mại và huyền bí, hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng đối với mỗi du khách muốn khám phá Lai Châu. Thác Nậm Lúc nhìn từ xa như một bức tranh thiên nhiên huyền diệu Cách trung tâm huyện Sìn Hồ - Lai Châu khoảng hơn 40km, thác Nậm Lúc nằm sâu trong khu...

Hạn Khuống, nơi kết tụ hồn xưa

Cùng với múa xòe và làn điệu khắp, Hạn Khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống rất độc đáo, được lưu truyền qua nhiều đời của người Thái vùng Tây Bắc, và được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các cặp trai gái hát giao duyên trên sàn trong sinh hoạt Hạn Khuống. HẠN KHUỐNG theo tiếng Thái là "sàn sân", nghĩa là một cái sàn được dựng ngoài sân...

Hội nghị tập huấn công tác đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin năm 2023

(BLC) - Ngày 11/8, Tiểu ban An toàn, An ninh mạng tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh năm 2023.Đồng chí Tống Thanh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban Thường trực An toàn, An ninh mạng tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị còn có các đồng...

Bài đọc nhiều

Phân luồng giao thông tạm thời phục vụ thi công khắc phục sạt lở nền, mặt đường do mưa lũ gây ra tại huyện...

(BLC) - UBND tỉnh Lai Châu vừa ban hành Thông báo số 85/TB-UBND về việc phân luồng giao thông tạm thời phục vụ thi công khắc phục vị trí sạt lở nền, mặt đường do mưa lũ gây ra tại Km41+800/ĐT.129, địa phận huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đến nay, Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo đơn vị thi công khắc phục tạm thời lưu thông 1 làn xe. Theo đó, để đảm bảo an toàn...

Động Thiên Đường – Pusamcap Tây Bắc đệ nhất động

Theo tiếng Thái “Pu Sam Cáp” có nghĩa là ba quả núi lớn chồng lên nhau. Pu Sam Cáp là tên gọi dãy núi đá vôi dạng địa hình karst, được hình thành từ kỷ nguyên kiến tạo. Quần thể hang động Pu Sam Cáp nằm men theo đường tỉnh lộ 129 đi cao nguyên Sìn Hồ, cách trung tâm thị xã Lai Châu chừng 6km về phía Tây trên độ cao 1.700m so với mực nước biển. Đường...

Người chiến thắng nỗi đau

(BLC) - Thiếu may mắn khi cơ thể bị khuyết tật, nhưng chị Phàng Thị Phương, sinh năm 1975 ở tổ dân phố số 7, phường Đoàn Kết (thành phố Lai Châu) không vì thế mà buông xuôi, phó mặc cho số phận. Thay vào đó, chị Phương luôn nỗ lực, vươn lên trong cuộc sống.Sau nhiều lần hỏi thăm chúng tôi cũng tìm đến được nhà chị Phương, căn nhà nhỏ, nằm sâu trong ngõ ở tổ...

Khai giảng lớp truyền dạy ẩm thực dân tộc Giáy

(BLC) - Tối 7/8, UBND thành phố Lai Châu tổ chức khai giảng lớp truyền dạy ẩm thực dân tộc Giáy gắn với điểm du lịch cộng đồng bản San Thàng tại nhà văn hóa bản San Thàng (xã San Thàng). Dự khai giảng có các đồng chí lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Lai Châu; UBND xã San Thàng, các giảng viên và 25 học viên là người dân tộc Giáy sinh sống...

Chủ động ngăn chặn sâu bệnh hại lúa

(BLC) -Thời gian gần đây, các loại sâu bệnh gây hại lúa có xu hướng phát triển mạnh, diễn biến sâu bệnh tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn và bà con nông dân trên địa bàn thành phố Lai Châu đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm kịp thời ngăn chặn sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại lúa.Vụ mùa năm nay, các xã, phường trên địa bàn...

Cùng chuyên mục

Thác Tác Tình – Viên ngọc quý của Lai Châu Hiện bản thảo

Nằm ẩn mình giữa núi rừng Tây Bắc hoang sơ, thác Tác Tình như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp, cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Với độ cao ấn tượng và dòng nước đổ xuống mạnh mẽ, thác Tác Tình tạo nên một khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ.

Động Thiên Đường – Pusamcap Tây Bắc đệ nhất động

Theo tiếng Thái “Pu Sam Cáp” có nghĩa là ba quả núi lớn chồng lên nhau. Pu Sam Cáp là tên gọi dãy núi đá vôi dạng địa hình karst, được hình thành từ kỷ nguyên kiến tạo. Quần thể hang động Pu Sam Cáp nằm men theo đường tỉnh lộ 129 đi cao nguyên Sìn Hồ, cách trung tâm thị xã Lai Châu chừng 6km về phía Tây trên độ cao 1.700m so với mực nước biển. Đường...

Thêm một đỉnh Đỗ quyên tuyệt vời nhất Lai Châu cho du khách ưa khám phá

Lai Châu đã hình thành thương hiệu với 6/10 đỉnh núi cao, đẹp, đáng khám phá đối với du khách. Và để nhiều người chưa leo núi vẫn có thể thỏa mãn đam mê của mình, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch PU Lai Châu cùng đội ngũ porter của tỉnh Lai Châu đã tổ chức khảo sát, gắn chóp đỉnh Đỗ quyên cao 2.619m. Đây được coi là đỉnh Đỗ quyên đẹp nhất không chỉ của...

Thác Nậm Lúc – ‘Dải lụa’ mềm giữa đại ngàn Tây Bắc

Tọa lạc ở bản Nậm Lúc 2, xã Phăng Sô Lin (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), thác Nậm Lúc mang trong mình vẻ đẹp mềm mại và huyền bí, hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng đối với mỗi du khách muốn khám phá Lai Châu. Thác Nậm Lúc nhìn từ xa như một bức tranh thiên nhiên huyền diệu Cách trung tâm huyện Sìn Hồ - Lai Châu khoảng hơn 40km, thác Nậm Lúc nằm sâu trong khu...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người

NDO - Sau 3 ngày tổ chức với nhiều hoạt động hấp dẫn, phong phú, chiều 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu tổng kết bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người lần thứ I và Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu năm 2023 . Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu trao...

Mới nhất

Ninh Bình định vị thương hiệu “tuyệt sắc miền cố đô”

Với định hướng đưa Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch hàng đầu trong khu vực và vươn tầm thế giới, những năm qua tỉnh Ninh Bình đã tập trung phát triển hạ tầng đồng bộ song song với việc xây...

Sẽ trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu GDP năm 2025 tại kỳ họp bất thường

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chuẩn bị các nội dung, hồ sơ cần thiết để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp bất thường, trong đó điều chỉnh một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2025. ...

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025: Kinh tế

(TN&MT) - Chiều 5/2, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, cũng là buổi họp báo đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì họp báo. ...

Một đại gia lỗ nặng vì chơi chứng khoán, hé lộ danh mục của công ty chuyên dạy làm giàu

Thị trường chứng khoán năm 2024 khép lại với điểm số chung vẫn tăng hơn 12%, nhưng danh mục một số doanh nghiệp đầu tư thêm mảng chứng khoán vẫn chật vật. ...

Cách tạo đột phá cho bản thân trong năm mới

Năm mới luôn là cơ hội để chúng ta làm mới bản thân, xây dựng một phiên bản...

Mới nhất