Trang chủNewsThời sựNghiên cứu đề xuất hệ thống quan điểm mới, tư duy mới...

Nghiên cứu đề xuất hệ thống quan điểm mới, tư duy mới sau Nghị quyết số 24-NQ/TW


Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương – Phó trưởng Ban chỉ đạo và Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì Hội thảo.

img_2849-1-.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân phát biểu tại hội thảo

Tham dự có ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; bà Ramla Al Khalidi, Trưởng Đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam; ông Miachael Siegner, đại diện Viện Hanns Seidel Foundation; cùng hơn 100 đại biểu đến từ các Bộ/ngành, các tổ chức quốc tế, 25 tỉnh/thành khu vực miền Bắc, các Viện nghiên cứu, các chuyên gia và nhà khoa học.

Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương được ban hành ngày 3/6/2013 tại Hội nghị lần thứ 7 khóa XI. Nghị quyết đã đề ra những quyết sách lớn của Đảng trong ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta. Sau 10 năm thực hiện, Ban cán sự đảng Bộ TN&MT được giao chủ trì, chuẩn bị trình Bộ Chính trị Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW. Quá trình tổng kết đã được triển khai sâu rộng từ các Đảng ủy, Đảng đoàn, Ban cán sự đảng ở Trung ương đến các Tỉnh ủy, Thành ủy ở các địa phương.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng cho biết: Nghị quyết 24 là căn cứ chính trị đặc biệt quan trọng, đưa ra các chủ trương đường lối của Đảng một cách toàn diện, đồng bộ trong các lĩnh vực theo 3 nhóm chủ đề: ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

img_2756.jpg
Hơn 100 đại biểu là đại diện các tổ chức quốc tế, các Bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, nhà khoa học đã tham dự Hội thảo

Sau 10 năm triển khai thực hiện, cấp ủy, chính quyền, cộng đồng xã hội và người dân đã rất tích cực thực hiện theo các chủ trương đường lối của Đảng đưa ra. Toàn bộ hệ thống chính trị với sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng xã hội và người dân đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tổ chức bộ máy, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách từng bước được hoàn thiện. Năng lực phòng chống thiên tai ứng phó BĐKH ngày càng được tăng cường. Tài nguyên thiên nhiên được quản lý sử dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn so với trước đây. Công tác bảo vệ môi trường được chú trọng hơn, góp phần giảm bớt mức độ gia tăng ô nhiễm.

Yêu cầu về phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên được đặc biệt quan tâm và còn được coi là yếu tố quan trọng khi được xem xét các chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như mỗi khi có thẩm quyền quyết định các dự án, quy hoạch. Thể chế chính sách được hoàn thiện một bước với những tư duy mới phù hợp với thông lệ quốc tế với xu thế của thời đại.

img_2706.jpg
Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Bên cạnh các kết quả tích cực, việc triển khai nghị quyết còn nhiều hạn chế khiến nhiều chỉ tiêu chưa đạt được mục tiêu đề ra. Bởi vậy, các Bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học cần đưa ra những ý kiến góp ý sâu sắc hơn về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Trong bối cảnh quốc tế và trong nước thay đổi rất nhanh, những quan điểm chỉ đạo của Đảng nào có thể kế thừa, quan điểm nào cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đồng thời, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.

“Bên cạnh việc trao đổi, thảo luận, góp ý cho kết quả tổng kết, đánh giá 10 năm, hội thảo còn là cơ hội để các đại biểu cho ý kiến, đề xuất về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, hoặc ban hành Nghị quyết mới của Ban Chấp hành Trung ương với quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp cho từng thời kỳ trong giai đoạn đến 2030” – ông Nguyễn Duy Hưng nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT đã trình bày dự thảo báo cáo tóm tắt Đề án tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW. Xung quanh các nội dung dự thảo, các đại biểu đã cùng cho ý kiến về tình hình triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW và đề xuất quan điểm, mục tiêu, giải pháp trong thời gian tới.

Nhấn mạnh giá trị của Nghị quyết về chủ động ứng phó BĐKH vẫn còn nguyên vẹn, PGS.TS Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng, Nghị quyết thể hiện rõ trách nhiệm của Việt Nam là thành viên trong cộng đồng quốc tế có trách nhiệm với thiên nhiên, nêu bật lên quan điểm: bảo tồn thiên nhiên, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trừng chính là phát triển kinh tế, đảm bảo chất lượng cuộc sống của con người.

img_2832(1).jpg
GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam góp ý cho dự thảo báo cáo Đề án tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW

Trong thời gian tới, việc triển khai Nghị quyết cần tăng cường hướng tiếp cận từ dưới cơ sở lên và đưa ra các hành động cụ thể. Nhà nước cần có nhiều cơ chế khuyến khích cộng đồng phát huy nhiều hơn vai trò trong quản lý tài nguyên, thích ứng BĐKH; bổ sung thêm các nội dung về kinh tế tần hoàn; phát huy sức mạnh tổng hợp, vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, đa dạng sinh học, thích ứng BĐKH.

Theo bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, năm 2023 đánh dấu nửa chặng đường thực hiện mục tiêu phát triển bền vững SDG. Nhìn lại để thấy, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong thực hiện các mục tiêu liên quan đến giảm nghèo đói, tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục, nước sạch, cơ sở hạ tầng… Tuy nhiên, theo báo cáo Đánh giá quốc gia tự quyết định của Việt Nam, một số SDG cần có thêm nhiều nỗ lực hơn để đạt mục tiêu vào năm 2030, đặc biệt là về các đô thị và cộng đồng bền vững, sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm, hành động khí hậu, tài nguyên và môi trường dưới nước và trên đất liền.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân khẳng định, quản lý tài nguyên, BVMT và chủ động ứng phó với BĐKH là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cả hệ thống chính trị, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, từ Trung ương tới địa phương.

img_2782.jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý, đề nghị, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo tổng kết. Trong đó, phân tích đầy đủ, toàn diện những kết quả đã đạt được của các bộ, ngành, địa phương, đồng thời chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân trong quá trình triển khai thực hiện.

Theo Thứ trưởng, quá trình tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW cần đề xuất được hệ thống quan điểm mới, tư duy mới đáp ứng bối cảnh, tình hình mới từ nay đến 2030, tầm nhìn đến 2050. Trong đó, lựa chọn một số vấn đề, mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên như phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp; các vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, chuyển đổi năng lượng công bằng hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; chuyển đổi số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0; ưu tiên phục hồi và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên thông qua mở rộng, bảo vệ và bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; đẩy mạnh tiếp cận thị trường và các công cụ kinh tế để có thể chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, công bằng…

Theo Kế hoạch, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên qua tổ chức 2 hội thảo tham vấn tại khu vực miền Trung và miền Nam, cùng 3 hội thảo chuyên đề trong thời gian tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bí thư Nguyễn Văn Nên kiến nghị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước quan tâm đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên kiến nghị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm quan tâm đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý. Về phần TPHCM sẽ nghiên cứu, tham mưu để sớm đề xuất những cơ chế, chính sách đột phá, giải pháp tháo gỡ những khó khăn nhằm xây dựng TPHCM phát triển hơn trong thời gian tới. Chiều 17-8, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch...

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi: Xây dựng TPHCM phát triển như kỳ vọng, mong muốn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đó là những cảm xúc mà đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM chia sẻ trong buổi trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo SGGP, vào tối 22-7. Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đồng thời khẳng định, TPHCM quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển để xứng đáng với niềm tin yêu, gửi gắm của đồng chí...

Cần khơi thông điểm nghẽn hạ tầng ở vùng Đông Nam bộ

Bình PhướcHệ thống hạ tầng là điểm nghẽn quan trọng cần khơi thông đầu tiên để tạo ra đột phá phát triển vùng Đông Nam Bộ. Thông tin được ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đưa ra trong Hội thảo khoa học các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ với việc triển khai nghị quyết số 24, diễn ra tại TP Đồng Xoài chiều...

TPHCM phát động Giải thưởng Sáng tạo TPHCM lần 4 – năm 2025

Tối 8-9, tại Nhà hát Thành phố, UBND TPHCM tổ chức lễ trao tặng Giải thưởng Sáng tạo TPHCM lần 3 – năm 2023. Đến dự có các đồng chí: Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM; Phạm Huy Giang, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch...

Giáo hội Phật giáo tích cực bảo vệ môi trường góp phần phát triển bền vững

PV: Để các hoạt động BVMT, ứng phó với BĐKH ngày càng đạt kết quả cao, trong thời gian tới GHPGVN TP. Cần Thơ sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp gì?Ông Lý Hùng:Trong thời gian tới, GHPGVN TP. Cần Thơ sẽ tiếp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam sẽ tăng gấp đôi GDP trong những năm tới

Chiều 6/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Khuất Đông Ngọc, Tổng Giám đốc Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) và đoàn công tác đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Về phần mình, Tổng Giám...

Bà Bùi Thị Minh được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình

Ngày 6/2, Kỳ họp thứ 25 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã diễn ra với nhiều nội dung quan trọng. Bà Bùi Thị Minh khẳng định, sau một thời gian làm việc với tinh thần khẩn trương, dân...

Thủ tướng: Chuyển từ ‘xin

Kết luận phiên họp về chuyển đổi số vào chiều 6/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuyển trạng thái từ "xin - cho" cung cấp dịch vụ công sang trạng thái "chủ động" phục vụ, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp và áp dụng chính sách thu phí 0 đồng với dịch vụ công trực tuyến. ...

Trao Quyết định đầu tư Dự án KCN Vĩnh Thạnh giai đoạn 2

(TN&MT) - Ngày 6/2, UBND TP. Cần Thơ đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chủ trương đầu tư và trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Khu công nghiệp (KCN) Vĩnh Thạnh giai đoạn 2 tọa lạc tại xã Vĩnh Trinh và xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ. ...

Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực

Chiều 6/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động của Ủy ban và Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. ...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Dự báo thời tiết ngày 6/2/2025: Miền Bắc sắp bước vào chuỗi ngày mưa rét

Dự báo thời tiết, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng tới Bắc Bộ từ đêm 6/2. Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to và giông. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng gần sáng và sáng ngày 7/2, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Các quốc gia Ả Rập gửi thư cho Mỹ, phản đối di dời người Palestine khỏi Gaza

(CLO) 5 quốc gia Ả Rập cùng một quan chức cấp cao của Palestine đã gửi thư phản đối kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất. ...

Cùng chuyên mục

Cá lóc nướng cúng ngày Thần Tài giảm giá nhưng vẫn ế

(NLĐO) - Tối 6-2, các cửa hàng trên đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Phú, TP HCM chuẩn bị hơn 1000 con cá lóc nướng chờ khách đến mua cho ngày vía Thần Tài. ...

Israel lên kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza

(CLO) Ngày 6/2, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz đã ra lệnh cho quân đội chuẩn bị kế hoạch cho phép người dân "tự nguyện rời khỏi" dải Gaza, theo truyền thông Israel đưa tin. ...

Năm 2025 tuổi nghỉ hưu của người lao động là bao nhiêu?

Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của người lao động tiếp tục tăng theo lộ trình, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa lao động nam và nữ. Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định sẽ được hưởng lương hưu khi đạt tuổi nghỉ hưu. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh...

Phân cấp, phân quyền tối đa

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 4 luật, 5 nghị quyết phục vụ công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy ...

Khẳng định vị thế TP Thủ Đức

Quy hoạch chung TP Thủ Đức đến năm 2040 là cơ sở pháp lý quan trọng để địa phương hiện thực hóa mục tiêu dẫn dắt kinh tế TP HCM ...

Mới nhất

U50 quyết định nghỉ hưu sớm, sống mỗi nơi vài tháng khắp Việt Nam

Nghỉ hưu sớm ở tuổi 48, chị Trinh được thỏa mơ ước đi du lịch khắp nơi. Hiện tại, chị chọn ở mỗi nơi vài tháng để tận hưởng cuộc sống. Cách đây 6 tháng, chị Nguyễn Thị Kim Trinh nộp đơn xin nghỉ việc ở tuổi 48. Suốt 6 tháng đó, chị đi du lịch châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ,...

Các khóa đào tạo chuyên nghiệp cho người lớn tuổi

Những người lao động lớn tuổi, người về hưu, người khởi nghiệp hiện nay có thể theo học các khóa đào tạo tại...

Hé lộ bí mật tạo mô hình AI lý luận siêu rẻ chưa đến 1,5 triệu đồng

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford và Washington chỉ mất 50 USD (khoảng 1,2 triệu VNĐ) để tạo ra mô hình AI lý luận. Các bài thử nghiệm lập trình và toán học cho thấy S1 (tên của mô hình) có kết quả tương đương những mô hình AI lý luận tiên tiến nhất hiện nay như o1...

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025

Trong thời gian trước và trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, công tác bảo đảm ATTP đã được các cơ quan chức năng tại địa phương triển khai nghiêm túc, từ đó góp phần phục vụ Nhân dân đón Tết cổ truyền trong không khí đầm ấm, vui tươi, lành mạnh và an toàn. Hiện nay đang...

Không còn cảnh người xếp hàng từ 4h chờ rút bảo hiểm xã hội

(Dân trí) - Trong năm qua, số người rút bảo hiểm xã hội giảm đáng kể. Đây là tín hiệu đáng mừng khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được thông qua, có thêm nhiều chính sách khuyến khích người lao động ở lại hệ thống. Ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động...

Mới nhất