Trang chủChính trịChủ quyềnChuyển đổi số trong quản lý nguồn nước

Chuyển đổi số trong quản lý nguồn nước


Tích hợp công tác quản lý nguồn nước vào quy hoạch chung

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình hành động số 41-CTrHĐ/TU ngày 7/6/2023 của Thành ủy TP.HCM về thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị (Kết luận 36) về đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

a1-1-.jpg
TP.HCM sẽ tích hợp công tác quản lý nguồn nước vào quy hoạch chung của thành phố.

Theo đó, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành việc lập các phương án, đề án, kế hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến nước để tích hợp vào quy hoạch chung của thành phố. Bảo đảm cấp nước ổn định cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt vùng ven biển Cần Giờ và xã đảo Thạnh An. Đồng thời, tập trung sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai bị hư hỏng, xuống cấp, đảm bảo khả năng kiểm soát mưa lớn, triều cường, chống lũ theo thiết kế.

Đến năm 2030, TP.HCM sẽ tiếp tục duy trì ổn định, đảm bảo chất lượng và sản lượng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế – xã hội. Hoàn thiện đồng bộ hệ thống công trình điều tiết nước mặn, nước ngọt, tích trữ nước trên các lưu vực sông lớn. Hoàn thành sửa chữa, đầu tư, nâng cấp công trình chuyển nước, kết nối nguồn nước từ hồ chứa, hệ thống thủy lợi đảm bảo cấp nước ổn định, an toàn cho người dân, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và mở rộng diện tích tưới cho cây trồng cạn kết hợp nâng cao năng lực kiểm soát lũ của các công trình. Chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; vận hành hệ thống theo dõi, đánh giá, giám sát an ninh nguồn nước trên địa bàn thành phố.

Tại TP.HCM, tỷ lệ cơ sở công nghiệp xử lý nước thải đạt 97% với tổng lượng nước thải xử lý là 99%; tất cả bệnh viện đều được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng có hệ thống xử lý nước thải tập trung và hệ thống quan trắc nước thải tự động với đường truyền dữ liệu về cơ quan quản lý để kiểm tra, giám sát.

Đến năm 2045, TP.HCM sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao tính chủ động tạo nguồn nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế – xã hội. Dự báo, cảnh báo dài hạn để ứng phó, xử lý ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu. Kiểm soát và khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước tại các lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi. Hoàn thiện chính sách về nước được đồng bộ, thống nhất liên ngành, liên vùng, bảo đảm an ninh nguồn nước.

Nâng tỷ lệ xử lý nước thải đô thị lên 67%

Để triển khai hiệu quả Kết luận số 36 của Bộ Chính trị về đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, TP.HCM sẽ tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; hoàn thiện thể chế, chính sách và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nguồn nước và bảo vệ an toàn vùng hạ du đập, hồ chứa nước.

Đồng thời, TP.HCM sẽ nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và điều tra cơ bản về tài nguyên nước; nâng cao năng lực tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh; nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu. Tăng cường bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thủy, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước. Đặc biệt, TP.HCM sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn vùng hạ du đập, hồ chứa nước.

a2-1-.jpg
TP.HCM sẽ nâng tỷ lệ xử lý nước thải đô thị đạt 67% vào năm 2026

Phát biểu tại buổi làm việc của Bộ TN&MT với UBND TP.HCM về bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý TN&MT mới đây, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã đề nghị, thời gian tới, TP.HCM cần duy trì, đảm bảo chất lượng môi trường nước lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai; giữ gìn hệ thống kênh, rạch nhằm đảm bảo quy luật thoát nước tự nhiên của đô thị đang phải đối mặt với tình trạng nước biển dâng, triều cường…

Đặc biệt, theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, TP.HCM cần tăng tốc nâng tỷ lệ xử lý nước thải đô thị bởi hiện nay tỷ lệ xử lý còn khá thấp. Trong đó, thành phố cần đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; khi xây dựng các khu đô thị, khu dân cư mới, phải tách riêng hai hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt…

Cũng tại buổi làm việc trên, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP.HCM sẽ triển khai mọi giải pháp để bảo vệ chất lượng nguồn nước, phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Trong đó, thành phố sẽ dồn lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt để phấn đấu đến năm 2026 sẽ nâng tỷ lệ xử lý nước thải sinh hoạt đô thị lên 67%.



Nguồn

Cùng chủ đề

Trung Quốc sẽ triển khai robot bay để tìm nước trên Mặt trăng

(CLO) Trung Quốc sẽ triển khai một robot bay đến mặt xa của Mặt trăng vào năm tới để tìm kiếm nguồn nước đóng băng, một tài nguyên có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng trong tương lai. ...

Lý do người dân nhường đất làm cao tốc chưa chịu tái định cư

Một số khu tái định cư dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đoạn qua huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã có dân cư ở nhưng chưa có điện, nước. Đây cũng là lý do khiến nhiều hộ chưa chịu di dời, nhường đất để thi công dự án. ...

Sử dụng máy lọc nước sẽ là xu hướng trong thập kỷ tới

Hãng nghiên cứu Precedence Research đánh giá rằng thị trường máy lọc nước toàn cầu sẽ tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ tới. Doanh nghiệp hiện là người mua lớn nhất, tức thị trường bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng vẫn...

Hà Nội quy định 8 trường hợp vi phạm xây dựng, PCCC bị cắt điện, nước

Công trình vi phạm trật tự xây dựng, đất đai, phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã được cơ quan chức năng yêu cầu dừng thi công, hoạt động, nhưng tổ chức, cá nhân cố tình không chấp hành thì sẽ bị cắt điện, nước. Ngày 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP Hà Nội đã thông qua quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định tại Luật Thủ...

Đồ uống giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khi giao mùa

Nước  Vì cơ thể chúng ta có khoảng 60 – 70% trọng lượng là nước và mọi chức năng cơ thể đều cần nước nên uống đủ lượng nước là bước khởi đầu tốt để giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động. Khi cơ thể bị mất nước có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và virus. Đó là lý do tại sao việc đảm bảo uống lượng nước tối ưu cho nhu cầu cơ thể...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, động viên lực lượng thi công và tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án. ...

Thủ tướng kiểm tra việc xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã thăm hộ gia đình ông Trần Trung Kiên tại xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, kiểm tra việc thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Quảng Ngãi. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại khu lưu niệm đồng chí Phạm Văn Đồng

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tại khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại quê hương đồng chí. ...

Cán bộ Quảng Nam phải bám đất, bám người, “sống chết” với Quảng Nam để tỉnh đi đầu trong phát triển

Chiều 8/2, tại thành phố Tam Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về tình hình kinh tế-xã hội, kết quả triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong chuyến công tác tại Quảng Nam năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

Bài đọc nhiều

Khẩn trương chuẩn bị thẩm tra dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Đề cập về công tác lập pháp và giám sát trong năm 2024, tại cuộc họp tổng kết, đánh giá công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức mới...

Xây dựng dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước – người dân

Theo ông Cao Thanh Vũ, về quản lý cấp phép khai thác khoáng sản trong dự án đầu tư xây dựng công trình, hoạt động cải tạo đất nông lâm nghiệp, thực tế đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình có phát...

Bộ TN&MT nhận được 6 nhóm ý kiến lớn góp ý cho dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đánh giá cao những ý kiến góp ý rõ ràng của các thành viên Ban soạn thảo dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, đồng thời đề nghị Cục Khoáng sản Việt...

Nhiều ý kiến về địa chất, khoáng sản và công cụ kinh tế

Liên quan đến đấu giá tại khu vực có nhiều loại khoáng sản, Luật Đấu giá tài sản quy định đấu giá theo một loại khoáng sản, do vậy nhóm đề xuất bổ sung thêm một khoản để quy định trường hợp đối với một mỏ...

Dấu ấn trong công tác đảng, công tác chính trị vì biển, đảo Tổ quốc

Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ của Cục Chính trị Hải quân luôn tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Cùng chuyên mục

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Tàu Cảnh sát biển 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 đã đến động viên cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết. ...

Mới nhất

Nga tiềm năng cấp vắc-xin ung thư miễn phí cho bệnh nhân sau 2,5 năm

NDO - Ngày 9/2, Hãng tin TASS của Nga dẫn lời ông Andrey Kaprin, Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu y khoa quốc gia Nga về ung thư cho biết, các bác sĩ Nga có thể bắt đầu điều trị bệnh nhân bằng vaccine mRNA được cá nhân hóa để điều trị ung thư sau 2,5 năm nữa,...

Tấn Trường tiết lộ thông tin bất ngờ về chấn thương của Công Phượng

(Dân trí) - Thủ thành Bùi Tấn Trường cho biết tiền đạo Nguyễn Công Phượng cần 2-3 tháng nữa mới có thể trở lại thi đấu. Đây là một tin không vui với HLV Kim Sang Sik cũng như người hâm mộ Việt Nam. "Công Phượng có thể hồi phục sau đây một tháng. Nhưng để thi đấu trở lại,...

Thói quen sau khi ăn giúp ngăn ngừa đột quỵ

Một thói quen sau khi ăn có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ; 4 cách ăn uống giúp người không tập thể dục...

Mới nhất