Trang chủDestinationsĐắk LắkGiữ giá sầu riêng ổn định: Cần sự gắn kết chặt chẽ

Giữ giá sầu riêng ổn định: Cần sự gắn kết chặt chẽ


08:31, 07/08/2023

Giá sầu riêng Đắk Lắk tăng “nóng” ngay đầu vụ 2023 đã gây nhiều lo lắng cho cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp và cả nông dân. Trong bối cảnh này, việc tăng cường sự gắn kết giữa vùng trồng và doanh nghiệp xuất khẩu được xem là giải pháp tối ưu để giữ ổn định cho ngành hàng sầu riêng phát triển về lâu dài.

Nông dân vừa mừng vừa lo

Hơn 10 năm gắn bó với cây sầu riêng nhưng chưa bao giờ ông Y Ly Knul (buôn Jung, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc) thấy giá tăng nhanh và cao như hiện nay. Mặc dù chưa đến chính vụ, nhưng vườn sầu riêng gần 1 ha của gia đình ông lại có nhiều thương lái đến chào giá, thỏa thuận ký kết hợp đồng mua bán. Nhiều thương lái đến tận vườn hỏi thu mua sầu riêng Dona, Ri6 với mức giá trung bình 80.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay. Mặc dù phấn khởi khi giá sầu riêng tăng cao nhưng gia đình vẫn chưa chốt giá do lo lắng rằng không biết đến thời điểm thu hoạch giá sẽ như thế nào.





Vườn sầu riêng của một hộ dân ở xã Ea Ngai (huyện Krông Búk). Ảnh: Minh Thuận

Tương tự, ở xã Ea Kênh (huyện Krông Pắc) nhiều nông dân cũng hồ hởi khi giá sầu riêng tăng mạnh. Ông Nguyễn Bá Thọ (thôn Tân Trung) cho hay, mọi năm giá thành cũng ở mức cao nhưng không tới mức này. “Về tâm lý, người dân vô cùng phấn khởi và vui sướng. Tuy nhiên người làm nông như chúng tôi thường xuyên phải đối mặt với tình trạng “được giá, mất mùa” và ngược lại. Chính vì thế tôi lại muốn giá thành ở mức bình ổn và có thể ổn định qua từng năm, tình trạng giá cả lên xuống thất thường sẽ khiến bà con nông dân phải sống trong cảnh thấp thỏm, lo lắng”, ông Thọ bộc bạch.

Huyện Krông Búk có với 1.500 ha sầu riêng với sản lượng khoảng 70.000 tấn, chủ yếu là giống sầu riêng Ri6, Dona. Hiện nhiều hộ dân rất mừng khi giá sầu riêng tăng cao. Tuy nhiên, phải hơn một tháng nữa sầu riêng ở khu vực này mới cho thu hoạch nên các hộ đều rất phân vân, lo lắng vì hiện tại giá tăng từng ngày nên cũng chưa vội chốt giá với các nhà thu mua.

Ông Tạ Văn Chức (thôn 4, xã Ea Ngai, huyện Krông Búk) cho hay, gia đình có 4 ha sầu riêng mới cho thu hoạch năm đầu tiên, sản lượng khoảng 50 – 60 tấn. Vườn cây còn đến 50 ngày nữa mới cho thu hoạch, nhưng giá thu mua đầu vụ đã tăng rất cao so với nhiều năm. Hiện gia đình đang rất phân vân nên chưa chốt giá bán với thương lái mà chờ đàm phán giá với đơn vị liên kết thu mua.





Vườn sầu riêng của một hộ dân ở xã Ea Ngai (huyện Krông Búk). Ảnh: Minh Thuận

Cần thắt chặt mối liên kết chuỗi




 

Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk khuyến cáo: Để tránh tình trạng xung đột lợi ích về sau, thành viên là người nông dân và HTX khi ký các hợp đồng thương mại cần kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng năng lực doanh nghiệp xuất khẩu; cơ sở đóng gói ở đâu, quy mô công xuất như thế nào. Đặc biệt, doanh nghiệp đã đủ điều kiện được Hải quan Trung Quốc đánh giá và xuất khẩu trực tiếp hay chưa. Người dân, HTX cũng nên ưu tiên những doanh nghiệp đủ điều kiện đóng gói tại địa phương.

Đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu sầu riêng đi hơn 20 thị trường, chất lượng sầu riêng của Việt Nam được người tiêu dùng đánh giá cao và giá cả phù hợp nên có khả năng cạnh tranh với một số nước như Thái Lan, Malaysia… Trong đó, Trung Quốc là thị trường có nhiều tiềm năng và ngày càng ưa chuộng sầu riêng. Việc sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là thành công lớn của ngành hàng sầu riêng Việt Nam nói chung và của tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Đây vừa là thời cơ, nhưng cũng chính là thách thức đối với các ngành, các cấp, doanh nghiệp, nông dân. Bởi muốn xuất khẩu trái sầu riêng bền vững, cần xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất để các bước thiết lập vùng trồng, thiết lập cơ sở đóng gói cho đến quá trình sản xuất, đóng gói sản phẩm, kiểm soát sinh vật gây hại… được thực hiện thông suốt, đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá sầu riêng tăng “nóng” đang có những ảnh hưởng nhất định đến các chuỗi liên kết mới được tạo dựng và có nguy cơ bị phá vỡ.

Theo bà Nguyễn Thị Xuân Hương, Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Hương Cao Nguyên (TP. Buôn Ma Thuột), trước thực trạng của ngành sầu riêng hiện nay, trông thì thuận lợi nhưng đang là thách thức cho doanh nghiệp và nông dân, nhất là trong mô hình liên kết sản xuất. Đặc biệt, giá sầu riêng tại thời điểm này không ổn định và có nhiều mức giá khác nhau trên thị trường khiến nhiều hộ dân thấy lợi trước mắt mà phá bỏ mối liên kết sản xuất với doanh nghiệp. Chính vì vậy, cơ quan chuyên môn, chính quyền và doanh nghiệp phải cùng vào cuộc để tuyên truyền cho người dân hiểu rõ tình hình hiện tại cũng như lợi ích thiết thực khi tham gia vào chuỗi liên kết trong bối cảnh thị trường đã bão hòa, chứ không phải là giai đoạn đang phát triển sôi động như hiện nay.

Về phía Công ty Hương Cao Nguyên, hiện đã liên kết với 80 hộ của 5 tổ hợp tác ở các địa bàn: Cư M’gar, Ea H’leo, Krông Búk và thị xã Buôn Hồ, với diện tích 300 ha, sản lượng 5.000 – 6.000 tấn. Hiện nay cũng có nhiều doanh nghiệp khác vào đặt vấn đề với các tổ hợp tác, nhưng chưa có hộ nào đồng ý bán ra ngoài, bởi các thành viên liên kết đồng thuận cao với việc thực hiện mô hình liên kết lâu dài, bền vững. Đó là một lợi thế mà doanh nghiệp tạo ra được trong xây dựng, gắn kết vùng trồng.





Cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Krông Búk khảo sát thực tế các vườn trồng sầu riêng trên địa bàn huyện. Ảnh: Minh Thuận

Hộ bà Nguyễn Thị Minh Hường (thành viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Buôn Hồ) cho hay, gia đình có 5 sào sầu riêng 10 năm tuổi, sản lượng ước đạt 12 tấn. Thay vì chọn bán được giá cao như các hộ dân khác thì bà đã quyết định bán cho các doanh nghiệp liên kết thu mua với HTX. Bà cho rằng, với cách liên kết này sẽ giúp người nông dân bán được với giá ổn định, lâu dài và vẫn bảo đảm được lợi nhuận. Bởi thực tế cho thấy năm nào cũng có tình trạng “cò” sầu riêng “neo” vườn, bỏ cọc gây thiệt hại lớn cho người trồng. Khi vườn bị “neo” quá lâu, khi rộ mùa thu hoạch, người dân buộc phải bán tháo để xả vườn với giá bán thấp hơn thị trường khoảng 15 – 20%.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, chỉ tính riêng Đắk Lắk, diện tích sầu riêng cho thu hoạch chiếm khoảng 40%. Trong ba năm tới, diện tích này sẽ tăng gấp đôi hoặc gấp ba; và nếu tính đến 5 năm tới thì sản lượng sẽ tăng gấp nhiều lần hiện nay. Do vậy, chính quyền địa phương, Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk cần ngồi lại với nhau, gấp rút đưa ra giải pháp để tạo ra chiến lược bền vững. Các doanh nghiệp cần liên kết với các nhà vườn, HTX, cùng chia sẻ lợi nhuận để cùng phát triển bền vững. Ngành hàng sầu riêng cần học hỏi kinh nghiệm, chọn lọc cách làm và đoàn kết với nhau thì sẽ không ngại phải cạnh tranh với những nước khác.

Mai Minh Thúy





Source link

Cùng chủ đề

Cầu Tăng Long tăng tốc

(NLĐO) - Dự án cầu Tăng Long đang được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến thông xe một nhánh vào cuối tháng 2, giúp cải thiện giao thông và tạo thuận lợi cho người dân. ...

Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp hàng đầu đất nước

Thường trực Chính phủ sẽ lần lượt có các hội nghị với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, ngân hàng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp. ...

Xu hướng tăng trở lại

Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều, thị trường lượng ít, gạo nguyên liệu nhích nhẹ, lúa xu hướng tăng. Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động. Gạo nguyên liệu các loại nhích nhẹ, mặt hàng lúa có xu hướng tăng so với cuối tuần. ...

Trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi đối với Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp ghi nhận và đánh giá cao quá trình cống hiến của ông Phạm Thiện Nghĩa, góp phần phát triển Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp và quá trình vươn lên của tỉnh. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Sáng 10/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp tổ chức Hội nghị về công tác cán bộ, trao quyết định về việc nghỉ hưu trước tuổi đối với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh. Tại hội nghị,...

Trai làng Lại Yên ngâm mình trong nước lạnh để bắt vịt cầu may

Lễ hội bắt vịt của làng Lại Yên (huyện Hoài Đức, Hà Nội) được tổ chức với quan niệm thể thao lành mạnh và cầu cho thủy lợi tốt lành, mùa màng tươi tốt, con cháu trong gia đình mạnh khỏe, giỏi giang. Hàng năm cứ vào ngày 12 tháng Giêng, lễ hội Xuân của xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội lại được tổ chức trong không khí tưng bừng và náo nhiệt với nhiều trò chơi thú...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổ chức Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024”

Sở Công Thương vừa triển khai Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương trình được tổ chức trên phạm vi toàn tỉnh, kết hợp giữa hoạt động thương mại truyền thống và thương mại điện tử để tạo sức lan tỏa, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Theo đó, từ ngày 2/12/2024 đến ngày 31/12/2024, tất...

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Bài đọc nhiều

Bắt giữ một đối tượng trộm cắp tài sản nhờ hệ thống camera an ninh

Công an phường Tự An (TP. Buôn Ma Thuột): 17:37, 21/06/2023 Công an phường Tự An (TP. Buôn Ma Thuột) vừa bắt giữ một đối tượng có hành vi trộm cắp tài sản qua trích xuất hệ thống camera an ninh được lắp đặt tại một số tuyến đường chính trên địa bàn. Theo đó, vào lúc 7 giờ ngày 19/6, anh Đỗ Văn Sáng, trú tại đường Đinh Tiên Hoàng đến Công an phường trình báo về việc, sáng cùng ngày anh...

28 đối tượng hủy hoại rừng cùng lĩnh án

15:06, 24/07/2023 TAND tỉnh vừa xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với 28 bị cáo (trú tại huyện Ea Súp) cùng về tội hủy hoại rừng. Qua đó, tuyên phạt 20 bị cáo mức án từ 2 năm đến 6 năm tù; 5 bị cáo mức án 3 năm tù treo; một bị cáo mức án 3 năm cải tạo không giam giữ; 2 bị cáo mức án 2 năm cải tạo không giam giữ. Theo cáo trạng, từ ngày 1...

Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức cho chiến sĩ mới tham quan, học tập lịch sử truyền thống

09:58, 09/07/2023 Trong hai ngày 7 và 8/7, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức cho 190 chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2023 tham quan, học tập lịch sử truyền thống. Các chiến sĩ mới đã dâng hoa Tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng”; tham quan nhà truyền thống, ôn lại truyền thống 48 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của BĐBP Đắk Lắk (23/5/1975 - 23/5/2023); tham...

Công an xã Ea Pil: Kiểm soát an ninh trật tự với mô hình tự phòng, tự quản

08:44, 03/08/2023 Xã Ea Pil (huyện M’Drắk) hiện có trên 1.900 hộ, hơn 7.400 nhân khẩu với 11 dân tộc anh em cùng sinh sống tại 8 thôn. Do địa bàn rộng, giáp ranh với các xã Ea Tíh, Cư Prông, Ea Sô (huyện Ea Kar) và các xã Cư Prao, Krông Jing (huyện M’Drắk) nên nhiều năm trước tình trạng an ninh trật tự, vi phạm pháp luật khá phức tạp. Theo Thiếu tá Nguyễn Sơn, Trưởng Công an...

Huyện Cư Kuin: Người dân tự giác giao nộp vũ khí sau khi được tuyên truyền, vận động

21:31, 17/06/2023 UBND huyện Cư Kuin cho biết, sau vụ nhóm đối tượng tấn công vào trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur làm 4 cán bộ, chiến sĩ công an và 2 lãnh đạo xã hy sinh, 3 người dân tử vong, huyện đã chỉ đạo các xã tăng cường công tác vận động, tuyên truyền người dân tự giác giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ cho lực lượng chức năng. Tại xã Cư Êwi,...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Bất động sản Bắc Giang cất cánh nhờ quy hoạch vùng Đông Bắc Thủ đô

Bắc Giang đang là một mảnh ghép quan trọng của bức tranh kinh tế Đông Bắc vùng Thủ đô, đóng vai trò kết nối Hà Nội, Hải Phòng với biên giới Lạng Sơn, đầu mối đồng bằng sông Hồng của vùng với các tỉnh Đông Bắc. Đặc biệt, TP. Bắc Giang được quy hoạch trở thành đô thị loại...

3 lãnh đạo Sở TT&TT, GTVT, Tài chính Đà Nẵng xin nghỉ hưu trước tuổi

Với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Giám đốc Sở TT&TT, Tài chính và Phó Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng đã có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngày 10/2, chia sẻ với PV VietNamNet, ông Nguyễn Trung Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT)...

Lương CEO Yeah1 tăng lên 2,55 tỷ đồng/năm sau thành công của “Anh trai, Chị đẹp”

Nhờ sự thành công của "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Chị đẹp đạp gió", mức lương của Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Yeah1 đã tăng 300 - 338 triệu đồng trong năm vừa qua. Lương CEO Yeah1 tăng lên 2,55 tỷ đồng/năm sau thành công của “Anh trai, Chị đẹp”Nhờ sự thành công của "Anh...

Cải cách thuế và kỳ vọng từ cộng đồng doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước kỳ vọng, những thay đổi về chính sách thuế của Việt Nam sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo thực hành thuế công bằng và điều chỉnh hệ thống thuế của Việt Nam theo các tiêu chuẩn toàn cầu. Cộng đồng doanh nghiệp...

Tôi tưởng sẽ mất con nhưng nhờ ghép tim, giờ con còn được chơi Tết…

Ánh nắng xuân dịu nhẹ, Huỳnh Tiến Phát (24 tuổi, thôn Phú Khương, xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) ngồi bên hiên nhà chăm chút chú chim đang đợt thay lông. ...

Mới nhất