Trang chủNewsThời sựHọp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023


Buổi họp báo diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ.

Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương và đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí.

882ede6644200176318dbf616c93a893-1691223518043744041552.jpg
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023

Mở đầu buổi họp báo, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết: Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2023 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tập trung đánh giá, thảo luận về tình hình KTXH tháng 7 và 7 tháng năm 2023; tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển KTXH; phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia và một số nội dung quan trọng khác.

Phiên họp diễn ra trong bối cảnh nước ta đã đi qua tháng đầu tiên của quý III với tình hình quốc tế, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Tăng trưởng toàn cầu thấp; cầu tiêu dùng yếu; hàng rào bảo hộ gia tăng; nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ; xuất hiện những thách thức mới về an ninh lương thực toàn cầu; nguồn cung dầu thô tiếp tục bị thu hẹp, đẩy giá dầu tăng cao nhất kể từ tháng 4/2023… Ở trong nước, mặc dù có những cơ hội, thuận lợi, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn; nền kinh tế chịu “tác động kép” từ các yếu tố hạn chế, bất lợi từ cả bên trong và bên ngoài.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, tập trung vào nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp; tổ chức nhiều hội nghị, diễn đàn, phiên họp quan trọng về đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, các công trình, dự án quan trọng quốc gia…

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định: Trong điều kiện rất nhiều khó khăn, song nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chỉ đạo, điều hành khoa học, quyết liệt, chủ động và linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự vào cuộc, phối hợp đồng bộ của các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự đồng tình, ủng hộ của người dân, DN, bạn bè, đối tác quốc tế, tình hình KTXH tháng 7 và 7 tháng tiếp tục duy trì ổn định, phát triển với nhiều điểm sáng; tháng 7 tốt hơn so tháng 6 và cùng kỳ trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là:

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Lạm phát tiếp tục xu hướng giảm dần; chỉ số CPI bình quân 7 tháng tăng 3,12%. Thu NSNN 7 tháng đạt trên 1 triệu tỷ đồng, bằng 62,7% dự toán. Xuất nhập khẩu tiếp tục đà tăng trở lại; trong 7 tháng xuất khẩu đạt 195,4 tỷ USD, nhập khẩu đạt 178,9 tỷ USD; xuất siêu 16,5 tỷ USD.

– Các ngành, lĩnh vực chủ yếu phục hồi tốt. Nông nghiệp tiếp tục có nhiều điểm sáng; xuất khẩu gạo 7 tháng tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá. Sản lượng thủy sản tháng 7 tăng 2,6%, 7 tháng tăng 1,9%. Xuất khẩu nông sản tháng 7 đạt 4,62 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ; 7 tháng đạt hơn 29 tỷ USD; riêng rau củ quả đã xuất khẩu 3,2 tỷ USD. Công nghiệp tiếp đà phục hồi; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7 tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 3,7% so cùng kỳ. Thương mại, dịch vụ tăng trưởng tốt, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 7 tăng 1,1% so tháng trước và tăng 7,1% so cùng kỳ, 7 tháng tăng 10,4%; khách quốc tế tháng 7 đạt hơn 1 triệu lượt người, tăng 6,5% so tháng trước và gấp gần 3 lần so cùng kỳ; 7 tháng đạt gần 6,6 triệu lượt khách, gấp 6,9 lần so cùng kỳ.

– Vốn đầu tư đạt kết quả tích cực. Giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đạt 267,63 nghìn tỷ đồng, đạt 37,85% kế hoạch, tăng 3,38% về tỷ lệ và tăng 80,78 nghìn tỷ đồng về số tuyệt đối. Tổng vốn FDI đăng ký tháng 7 đạt trên 2,8 tỷ USD, tăng gần 9% so với tháng trước, 7 tháng đạt gần 16,24 tỷ USD, tăng 4,5%; Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế.

– Tình hình phát triển DN tích cực hơn. Tháng 7 có 13.700 DN đăng ký thành lập mới, tăng 4,3% về số DN và tăng 2,4% về vốn đăng ký so cùng kỳ. Tính chung 7 tháng có 131.900 DN gia nhập và tái gia nhập thị trường, cao hơn số rút lui khỏi thị trường là 113.300 DN.

– Tổ chức tốt các hoạt động tri ân nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ. Công tác bảo đảm an sinh xã hội được chú trọng, triển khai thực hiện đồng bộ. Tình hình chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế là điểm sáng; uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng lên. Nhiều tổ chức quốc tế uy tín đánh giá và dự báo tích cực về tình hình kinh tế Việt Nam. Việt Nam tăng 4 bậc về Chỉ số Hòa bình Toàn cầu năm 2023.

Bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, khó khăn, thách thức phải đối mặt, xử lý, trong đó nổi lên là: (1) Ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, lạm phát có xu hướng giảm nhưng vẫn chịu nhiều sức ép; (2) Thu NSNN 7 tháng giảm so cùng kỳ; tỉ lệ nợ xấu nội bảng cao, hấp thụ vốn yếu, tiếp cận vốn còn khó khăn; tăng trưởng tín dụng thấp; (3) Điều hành chính sách tiền tệ khó khăn trong bối cảnh nhiều nước tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ; (4) Khu vực DN tiếp tục gặp khó khăn, nhất là về khả năng tiếp cận vốn, đơn hàng sụt giảm; (5) Cầu trên các thị trường lớn, truyền thống suy giảm; (6) Công nghiệp tiếp tục phục hồi nhưng chậm; (7) Đời sống một bộ phận người dân khó khăn; (8) Biến đổi khí hậu, thiên tai, nhất là sạt lở đất tiếp tục diễn biến phức tạp; (9) An ninh, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ…

Sau khi phân tích tình hình trong nước, khu vực và quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu tổng quát là: Kiên định kiên trì, tập trung thực hiện mục tiêu tổng quát theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ. Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn, kiểm soát nợ công, nợ Chính phủ, bội chi. Đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh hơn nữa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; đẩy mạnh công tác đối ngoại.

Trọng tâm chỉ đạo điều hành là: Ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho SXKD, tạo sinh kế cho người dân, DN, thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao đời sống tinh thần vật chất của người dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh công tác đối ngoại. Trong đó lưu ý: (1) Đảm bảo và cân bằng, hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỉ giá. (2) Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, nhất là 3 động lực tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu. (3) Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, tiếp tục có những giải pháp phù hợp, hạ lãi suất, nhất là lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ, giãn hoãn nợ, tăng tín dụng và tăng cung tiền phù hợp. (4) Chính sách tài khóa mở rộng, có trọng tâm, trọng điểm, tiếp tục giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, đẩy nhanh hoàn thuế, đầu tư công. (5) Đảm bảo an ninh tiền tệ, tài chính quốc gia. (6) Rút ngắn quy trình, thủ tục, xây dựng thể chế cũng như các văn bản quy định pháp luật.

Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành địa phương:

– Tổ chức triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Đảng; Kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt; các Nghị quyết của Quốc hội; chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt chú trọng đảm bảo chất lượng, tiến độ các Tờ trình, báo cáo, tài liệu trình Hội nghị Trung ương 8 và kỳ họp thứ 6 Quốc hội XV.

– Tập trung tháo gỡ khó khăn cho SXKD, ưu tiên hơn cho thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, sinh kế cho người dân gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

– Chú trọng xử lý kiến nghị, đề xuất của địa phương, cơ quan, người dân, DN. Đẩy mạnh triển khai các Nghị quyết phát triển vùng, hoạt động của Hội đồng điều phối vùng. Phát huy vai trò 26 tổ công tác của Chính phủ; yêu cầu các Bộ, cơ quan tiếp tục chủ động, tích cực rà soát các kiến nghị của địa phương, phối hợp để trả lời kịp thời; đặc biệt là tập trung về nhà ở xã hội, gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng.

– Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, 03 CTMTQG.

– Bảo đảm tiến độ, chất lượng công tác quy hoạch; cơ bản hoàn thành việc ban hành các quy hoạch trong năm 2023, nhất là quy hoạch 5 vùng KTXH còn lại. Tiếp tục tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài.

– Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính; xử lý triệt để, dứt điểm các phản ánh, kiến nghị của người dân, DN. Quyết liệt chỉ đạo chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử và triển khai Đề án 06.

– Chú trọng phát triển văn hoá, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, trong đó: có giải pháp hiệu quả về lao động, việc làm; sớm đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động; chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học mới; có giải pháp đối với tình trạng giáo viên công lập nghỉ việc; tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn…

– Tăng cường dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về hạn hán, xâm nhập mặn, bão, mưa lũ, sạt lở bờ sông, bờ biển, lũ quét, sạt lở đất; sẵn sàng các phương án cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả.

– Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tổ chức tốt các hoạt động, sự kiện đối ngoại cấp cao; tăng cường quan hệ song phương, nâng tầm đối ngoại đa phương.

– Tăng cường thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, tuyên truyền về chủ trương, chính sách, kết quả KTXH để góp phần củng cố niềm tin và tạo đồng thuận xã hội; tập trung đấu tranh, phản bác kịp thời, hiệu quả với thông tin sai sự thật, xấu, độc, các quan điểm sai trái, thù địch; xử lý nghiêm các vi phạm.

Từ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương. Yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, phát huy hơn nữa vai trò người đứng đầu, phấn đấu thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xây dựng quy chế tuyển sinh vào lớp 10, tốt nghiệp THPT với 3 nguyên tắc

Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Bộ đang khẩn trương xây dựng quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT dựa trên 3 nguyên tắc, quan điểm cốt lõi. Trong đó, ông nhấn mạnh: “Không gây áp lực, không gây tốn kém cho phụ huynh học sinh, học sinh và xã hội.” Đây là tinh thần chỉ đạo xuyên suốt trong Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2023  về đổi mới căn bản toàn diện...

Thứ trưởng Bộ TN&MT lý giải trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần khởi điểm

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, sau khi có thông tin dư luận báo cáo về trường hợp đấu giá đất cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, trong đó có trường hợp cao bất thường, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 482 yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng cùng UBND TP Hà Nội kiểm tra,...

Giải pháp thực hiện tăng trưởng tín dụng ở mức 15%

Theo ông Đào Minh Tú, dư nợ tín dụng tính đến ngày 7/9 đạt 7,75%. Trong khi dó, mục tiêu đặt ra cả năm khoảng 15% có điều chỉnh tùy theo yêu cầu thực tế. Ông Tú giải thích, những tháng đầu năm tăng trưởng âm, có những thời điểm âm đến gần 2% trong 3 tháng đầu năm, song từ tháng 4 trở đi tăng trưởng tín dụng khá tích cực và việc tăng trưởng trong thời gian...

Ngành Công an giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%. Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết, thời gian qua Bộ Công an là một trong những đơn vị đi đầu trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, triển khai đầy đủ 224 dịch vụ...

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có quy mô, tính chất quan trọng

Bộ xác định đây là kỳ thi có quy mô, tính chất hết sức quan trọng trong năm học 2024-2025. Do đó, ngay từ đầu năm, lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo trên nguyên tắc bám sát vào Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết 88 của Quốc hội và Nghị quyết 144 của Chính phủ. Theo đó, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 đảm bảo gọn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Đoàn Văn Phương làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Tiền Giang

Ngày 20/2, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập sở và triển khai quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường gồm ông Đoàn Văn Phương - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giữ chức giám đốc và 7 phó giám đốc là các ông, bà: Trần Hoàng Nhật Nam, Trần Thị Bé Bảy, Nguyễn Đức...

Ông Bùi Văn Thăng, Giám đốc Sở NN&PTNT được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương

UBND tỉnh Hải Dương vừa công bố các Quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và công tác cán bộ sau kiện toàn, sắp xếp bộ máy. Theo đó, ông Bùi Văn Thăng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cũ) được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương. Tỉnh Hải Dương...

TP.HCM giữ nguyên tên Sở Tài nguyên và Môi trường sau hợp nhất

UBND TP. HCM vừa trao quyết định bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo cho 7 sở mới thành lập, qua đó kiện toàn chức danh lãnh đạo 16 sở thuộc UBND TP. HCM. Chiều 20/2, UBND TP. HCM tổ chức lễ trao Quyết định cán bộ. Dự lễ trao quyết định có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên.Theo đó, UBND TP. HCM đã trao 7 quyết định bổ nhiệm nhân sự lãnh...

Giám đốc Sở TN&MT Thái Minh Hiển giữ chức Bí thư Huyện uỷ Thoại Sơn

Ngày 20/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức và công tác cán bộ. Ông Lê Hồng Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì buổi lễ. Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy: kết thúc...

Khánh Hòa công bố Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường

Chiều 20/02, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp bộ máy và công tác cán bộ. Theo đó, ông Nguyễn Duy Quang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường. Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã công bố các quyết định về công tác cán bộ thuộc...

Bài đọc nhiều

Khắc phục ngay sự cố hư hỏng nặng trên tuyến đường Mỹ Xuân

Do xe lớn ra vào công trình nhiều khiến một đoạn trên tuyến đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao hư hỏng nặng gây mất ATGT. ...

Bộ Chính trị thông báo tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước mắt, Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định. Văn phòng Trung ương Đảng hôm nay 18.7 đã phát thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  Thông báo nêu rõ, thời gian...

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của Việt Nam sau 40 năm đổi mới

Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.   Ảnh minh họa: Cảng Tân Thuận, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: THÀNH ĐẠT) Những kết quả đạt được...

Trải nghiệm Internet của Starlink tại Việt Nam

Internet vệ tinh Starlink của SpaceX, công ty do Elon Musk sáng lập, cho tốc độ tải về 200 Mbps, nhưng chưa thể sử dụng chính thức tại Việt Nam. Hồi tháng 9, trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, đại diện SpaceX cho biết muốn mở rộng đầu tư và cung cấp dịch vụ Starlink tại Việt Nam, giúp triển khai dịch vụ Internet băng thông rộng tại những "vùng lõm" về sóng trong nước. Một số bộ thiết bị cũng...

Bộ Chính trị điều động, phân công ông Mai Văn Chính làm trưởng Ban Dân vận Trung ương

Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính đã được Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm làm trưởng Ban Dân vận Trung ương. Đồng chí Mai Văn Chính, Tân Trưởng Ban Dân vận Trung ương phát biểu - Ảnh: TTXVN Ngày 21-8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì công bố các quyết định của Bộ Chính trị về điều động, phân công cán bộ. Theo quyết định điều động, phân công của Bộ...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Bộ Quốc phòng về tổ chức Quân đội

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, Quân đội sắp xếp, điều chỉnh sáp nhập những tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đồng bảo đảm tinh, gọn, mạnh. Chiều 20/2, Chủ tịch nước Lương Cường đã làm việc với Bộ Quốc phòng về kết quả thực hiện Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị về tổ chức QĐND Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo. Thời gian qua, nhận thức sâu sắc chủ trương,...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ và 7 lãnh đạo sở xin nghỉ hưu sớm

Kinhtedothi- Tỉnh ủy Phú Thọ khen thưởng 8 cán bộ tiên phong, gương mẫu trong thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy khi xin nghỉ hưu trước tuổi, trong đó có ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh. Sáng 20/2, Tỉnh ủy Phú Thọ cho biết, để tạo thuận lợi cho tỉnh trong việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nhiều lãnh đạo tỉnh Phú Thọ xin nghỉ hưu trước thời hạn. Ngoài...

Điện Kremlin cảnh báo về kế hoạch Vương quốc Anh đưa quân tới Ukraine

(CLO) Điện Kremlin tuyên bố bất kỳ kế hoạch nào của Vương quốc Anh về việc triển khai quân đội tới Ukraine như một phần của phái bộ gìn giữ hòa bình sẽ là điều không thể chấp nhận được đối với Nga. ...

Ông Đoàn Văn Phương làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Tiền Giang

Ngày 20/2, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập sở và triển khai quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường gồm ông Đoàn Văn Phương - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giữ chức giám đốc và 7 phó giám đốc là các ông, bà: Trần Hoàng Nhật Nam, Trần Thị Bé Bảy, Nguyễn Đức...

Những việc cần làm sau kỳ họp bất thường

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 vừa qua là kỳ họp đặc biệt hơn cả những kỳ họp bất thường từ trước tới nay. ...

Mới nhất

Nhiều diễn biến về an ninh ở Nam Thái Bình Dương

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles ngày 20.2 cho hay nước này và Papua New Guinea sẽ đối thoại về hiệp ước...

Ông Đoàn Văn Phương làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Tiền Giang

Ngày 20/2, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập sở và triển khai quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường gồm ông Đoàn Văn Phương - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giữ chức giám...

Có nên “quay xe” trước cánh cửa ngành Sư phạm?

Thông tư 29 được áp dụng, việc dạy thêm, học thêm bị siết chặt. Với nhiều học sinh và phụ huynh có con đang học cuối cấp, câu hỏi đặt ra...

Những việc cần làm sau kỳ họp bất thường

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 vừa qua là kỳ họp đặc biệt hơn cả những kỳ họp bất thường từ trước tới nay. ...

Mới nhất