Trang chủNewsThời sựQuá trình quy hoạch cần đặc biệt chú trọng yếu tố liên...

Quá trình quy hoạch cần đặc biệt chú trọng yếu tố liên kết vùng, để tạo nên sức mạnh liên hoàn


Khi đặt vấn đề quy hoạch vùng thì phải tính ngay đến điều kiện cần và đủ cho yếu tố liên kết vùng là gì? Trong đó, đặc biệt lưu ý nguồn lực con người, yếu tố đặc trưng của từng vùng, yếu tố tác động của địa lý, môi trường, khí hậu…

Quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để định hướng cho các quy hoạch khác

Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là văn bản pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu thành quả to lớn được tạo nên từ rất nhiều công sức, trí tuệ, quyết tâm của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia có hiệu quả của các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế để xây dựng nên một bản Quy hoạch tổng thể quốc gia đầu tiên của đất nước.

qua trinh quy hoach can dac biet chu trong yeu to lien ket vung de tao nen suc manh lien hoan hinh 1

Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu, quá trình quy hoạch cần đặc biệt chú trọng yếu tố liên kết vùng, để tạo nên sức mạnh liên hoàn.

Quan điểm chủ đạo của Nghị quyết số 81 là phát triển bao trùm, nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phát triển nhanh, hài hòa các khu vực kinh tế; phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Cùng với đó là khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy tối đa nhân tố con người, lấy con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động hội nhập quốc tế. Phát huy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, là yếu tố quyết định; ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng, đột phá.

Về không gian phát triển, quan điểm chủ đạo là bảo đảm liên kết vùng, liên vùng; phát triển có trọng tâm, trọng điểm; hình thành các vùng động lực quốc gia, hành lang kinh tế, tích cực tăng trưởng, tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; bảo đảm an sinh xã hội và các dịch vụ công cho các khu vực khó khăn, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển.

Nghị quyết số 81/NQ-QH đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7,0%/năm giai đoạn 2021 – 2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.

Quy hoạch tổng thể quốc gia nhằm xác định rõ mô hình phát triển theo không gian lãnh thổ của quốc gia, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của các vùng, các ngành, các địa phương để tạo ra các động lực tăng trưởng và giá trị mới cho phát triển nhanh, bền vững đất nước…

Theo các chuyên gia, quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để định hướng cho các quy hoạch khác. Trong đó, vấn đề quy hoạch vùng, quy hoạch ngành… có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, hiện nay các quy hoạch này vẫn đang còn những bất cập, chưa đạt được yêu cầu đặt ra.

Quy hoạch liên kết phải tính đến sức mạnh của công nghệ, chuyển đổi số

Xung quanh vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng: “Theo tôi, khi quy hoạch vùng cần đặc biệt chú trọng đến yếu tố liên kết vùng, để từ đó tạo nên sức mạnh liên hoàn về kinh tế, văn hóa, xã hội, cả về sức mạnh đảm bảo quốc phòng – an ninh”.

Nữ Đại biểu Quốc hội phân tích: Thực tiễn cho thấy, yếu tố liên kết vùng lâu nay chúng ta làm vẫn chưa tốt. Bởi vì có thể quá trình thực hiện mới phát sinh những vấn đề bất cập, do đó, việc quy hoạch vùng hiện nay đòi hỏi phải có tầm nhìn dài hạn, phải bao quát, dự báo, đánh giá được những tác động cơ bản trong tương lai. Vì vậy, từ khi đặt vấn đề quy hoạch vùng thì phải tính ngay đến điều kiện cần và đủ cho yếu tố liên kết vùng là gì? Trong đó, đặc biệt lưu ý nguồn lực con người, yếu tố tác động của địa lý, môi trường, khí hậu… Và phải tính đến yếu tố đặc trưng của từng vùng để hỗ trợ, bù đắp lẫn nhau.

“Trước đây, chúng ta cũng đã tính toán yếu tố đặc trưng vùng. Những vùng, tỉnh đã xác định được đặc trưng vùng thì phát triển rất nhanh, mạnh. Ví dụ như Quảng Ninh phát triển tốt về các khu kinh tế, thương mại, nghỉ dưỡng; hay Quảng Nam phát huy mạnh về kinh tế – xã hội ở Hội An, kết hợp giữa cổ kính và hiện đại; hoặc như Thừa Thiên Huế đã xác định đặc trưng di sản cảnh quan sinh thái môi trường… Còn nhiều địa phương nữa cũng xác định được đặc trưng khá rõ, tuy nhiên, cũng có không ít địa phương khác khi đặt trong mối liên kết thì lại chưa tốt. Phải tính toán sự liên kết vùng đấy có sự bù trừ, tương hỗ lẫn nhau, chứ nếu giả sử tỉnh nào cũng lấy đặc trưng là “văn hóa, di sản” thì sẽ bão hòa. Khi sức cạnh tranh cao thì sẽ dẫn đến dư thừa của thị trường, nhiều khả năng không phát huy được sức mạnh liên hoàn về kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng”, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu nói.

qua trinh quy hoach can dac biet chu trong yeu to lien ket vung de tao nen suc manh lien hoan hinh 2

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu.

Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu, trong quy hoạch liên kết cũng phải tính đến sức mạnh của công nghệ, chuyển đổi số. “Ngay cả đối với vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo cũng cần phải dành nguồn lực thỏa đáng để đầu tư hỗ trợ về chuyển đổi số, công nghệ; kể cả nông nghiệp bây giờ cũng phải là “nông nghiệp công nghiệp”, nông thôn bây giờ cũng phải là “nông thôn mới”, nông thôn nâng cao kiểu mẫu, với sự vận dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại; con người cũng phải là con người số… như vậy thì mới phát triển tốt và đồng bộ được. Trong quy hoạch vùng phải thể hiện được điều này”, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thị Sửu nhấn mạnh.

Đối với quy hoạch ngành, bà Sửu cho rằng, cũng cần phải có sự bố trí, phân phối hài hòa giữa các tỉnh, thành; giữa miền núi và đồng bằng; giữa vùng thành thị với nông thôn; giữa vùng biên giới đường bộ với biên giới hải đảo. Rồi phải tính đến khu vực đồng bằng Nam Bộ – Bắc Bộ; Tây Bắc – Đông Bắc – Tây Nguyên – Tây Nam Bộ…

“Chúng ta phải tính toán thật kỹ việc quy hoạch ngành cho từng vùng là cái gì? Chứ nếu không thì miền múi lại như đồng bằng, như trung du; Tây Nguyên cũng như Tây Bắc… thì không được. Theo tôi phải có quy hoạch bài bản, chuyên sâu, có tầm nhìn dài hơi để khi ra sản phẩm của các ngành trong quy hoạch sẽ phát triển được và tạo ra thế mạnh của vùng, địa phương đối với ngành đã được quy hoạch”, nữ Đại biểu Quốc hội bày tỏ quan điểm.

N.Hường





Nguồn

Cùng chủ đề

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Mời gọi đầu tư 535 dự án với hơn 800 ngàn tỉ đồng vào TP Thủ Đức

(NLĐO) - Bên cạnh công bố quy hoạch chung đến năm 2040, 535 dự án với tổng vốn trên 800 ngàn tỉ đồng được giới thiệu đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư. ...

Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch 1/500 Trung tâm phân phối miền Bắc

Vị trí nghiên cứu quy hoạch thuộc địa giới hành chính các xã Kim Hoa và thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, TP Hà Nội. Phía Bắc giáp đất cây xanh nông nghiệp theo quy hoạch. Phía Đông trùng với chỉ giới tuyến đường quy hoạch (mặt cắt ngang 24m và 20,5m). Phía Tây trùng ranh giới Quy hoạch chi tiết trước đây. Phía Nam giáp đường Ngô Miễn và ranh giới dự án Trung tâm khai...

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch ô đất trường học phường Thạch Bàn, quận Long Biên

Theo đó, khu vực điều chỉnh quy hoạch thuộc phường Thạch Bàn, quận Long Biên, phía Bắc giáp đường nội bộ và ô đất nhóm nhà ở cao tầng, các phía còn lại giáp đường theo quy hoạch. Quy mô nghiên cứu lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết có diện tích khoảng 60.284m2. Mục tiêu điều chỉnh nhằm triển khai cụ thể hóa Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N10, tỷ lệ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trump chỉ đạo mật vụ cung cấp ‘mọi thông tin’ về những kẻ ám sát ông

(CLO) Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã chỉ đạo Cơ quan Mật vụ Mỹ cung cấp cho ông "mọi thông tin" về hai kẻ cố ám sát ông vào mùa hè năm ngoái trong chiến dịch tranh cử tổng thống. ...

Khai hội đền thờ Vua Lê Lợi tại Lai Châu

(CLO) Lễ hội Đền thờ vua Lê Lợi nhằm tri ân công ơn đức độ của vua Lê Thái Tổ - người đã thân chinh cầm quân dẹp loạn vùng Tây Bắc, trong đó có tỉnh Lai Châu. ...

Hà Nam: Chính thức Khai hội Xuân Tam Chúc 2025

(CLO) Ngày 9/2 (tức ngày 12 tháng Giêng Xuân Ất Tỵ 2025), chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng (Hà Nam) tổ chức Lễ khai hội Xuân Tam Chúc 2025 với chủ đề "Tam Chúc - Linh Thiêng hội tụ". Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ khai...

Bắc Giang: Hội báo Xuân Ất Tỵ chính thức khai mạc tại Khu du lịch tâm linh

(CLO) Sáng 9/2 (tức 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang), Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND...

Mỹ cắt giảm mạnh các khoản chi ‘gián tiếp’ trong nghiên cứu khoa học

(CLO) Cơ quan giám sát nghiên cứu y tế của Mỹ vừa công bố quyết định cắt giảm đáng kể ngân sách tài trợ cho các trường đại học và trung tâm nghiên cứu, đặc biệt các khoản chi gián tiếp như "quản lý hành chính". ...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Hành trang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho TPHCM và Đông Nam Bộ

(Dân trí) - Những di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi, là nguồn động lực lớn để đất nước, trong đó có TPHCM và vùng Đông Nam Bộ vượt qua bất kỳ khó khăn, thách thức nào.   Trong 13 năm giữ cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần vào TPHCM thăm và làm việc. Ngoài những chỉ đạo, định hướng trực tiếp cho Đảng bộ...

TPHCM đề xuất giữ lại các sở An toàn thực phẩm, Du lịch và Giao thông vận tải

UBND TPHCM đã trình đề án tinh gọn bộ máy, trong đó đề xuất giữ lại các sở An toàn thực phẩm và Du lịch. Sở Giao thông vận tải được đề xuất giữ lại nhưng đổi tên thành Sở Giao thông Công chính. Chiều nay (6/2), Ban Tuyên giáo và Dân vận phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM tổ chức họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn...

Cùng chuyên mục

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực, với nội dung then chốt là "siết chặt" hoạt động dạy thêm, học thêm của giáo viên và học sinh....

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án sẽ bị thanh tra để xử lý nghiêm ...

Động thổ dự án đường song hành Vành đai 5 qua Hà Nam trị giá 1.500 tỷ

Tuyến đường được xem là trục hành lang Đông Tây mới, kết nối các khu vực kinh tế, đô thị quan trọng của tỉnh Hà Nam. ...

Trump chỉ đạo mật vụ cung cấp ‘mọi thông tin’ về những kẻ ám sát ông

(CLO) Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã chỉ đạo Cơ quan Mật vụ Mỹ cung cấp cho ông "mọi thông tin" về hai kẻ cố ám sát ông vào mùa hè năm ngoái trong chiến dịch tranh cử tổng thống. ...

Mới nhất

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/2/2025, trong nước tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 10/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 10/2/2025 duy trì mức ổn định, tăng nhẹ...

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.

Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà

Tuyến cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh là một trong những phân đoạn của cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh là một trong ba tuyến cao tốc trục ngang trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh trị giá 22.000 tỷ đồngTuyến cao tốc Dinh...

Dù trời giá rét, lễ khai hội Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang vẫn thu hút hàng chục nghìn người

Sáng 9/2, dù thời tiết Bắc Giang rất lạnh, hàng chục nghìn người dân và du khách vẫn có mặt tại quảng trường trung tâm dự lễ khai hội.

Mới nhất