Học sinh THCS nói gì?


img
img

Sách giáo khoa môn tích hợp khoa học tự nhiên, môn lịch sử và địa lý lớp 8

Học môn tích hợp có ưu điểm hay khó khăn gì? Đâu là những đề xuất của học sinh? Chúng tôi ghi những ý kiến của học sinh đang học chương trình GDPT mới 2018 tại các trường THCS tại TP.HCM.

Đầu năm học hóa, giữa học lý, cuối năm học sinh

T.N.T.V, học sinh lớp 7 (năm nay lên lớp 8) tại Trường THCS An Phú Đông, Q.12 cho biết: “Với môn tích hợp khoa học tự nhiên, em được học chia theo học kỳ. Học kỳ đầu học môn hóa, học kỳ giữa học môn lý, học kỳ cuối thì học môn sinh. Điểm bất cập là học đến cuối năm thì quên luôn kiến thức 2 môn đầu là hóa và lý. Em nghĩ rằng nếu tích hợp thì nên đan xen kiến thức các môn với nhau để học sinh ghi nhớ kiến thức hơn”.

Trong quá trình kiểm tra, T.V cho hay có kiến thức cơ bản và một số ít câu nâng cao nên cá nhân em thích điều này. Cuối học kỳ 1, nhà trường kiểm tra môn hóa, vật lý. Đến cuối học kỳ 2, trường kiểm tra kiến thức môn vật lý, sinh.

Tại lớp của T.V, một giáo viên dạy cả 3 kiến thức là hóa học, vật lý, sinh học trong môn khoa học tự nhiên. “Cô vốn là giáo viên dạy chuyên về môn vật lý. Tuy nhiên, chúng em cảm thấy cô đã truyền đạt được các kiến thức môn học. Một số bạn hỏi những phần nâng cao hơn, cô chưa thể giải thích được thì hẹn sẽ giải đáp sau đó”, T.V nói.

Môn tích hợp thách thức hay hiệu quả: Học sinh THCS nói gì? - Ảnh 2.

Các chương trong cuốn sách giáo khoa môn tích hợp khoa học tự nhiên lớp 8

Với môn tích hợp lịch sử và địa lý, sách giáo khoa cũng tách riêng phần lịch sử và địa lý, một cô giáo phụ trách môn tích hợp này trước đây chỉ dạy lịch sử nhưng đã được tập huấn, đào tạo để dạy cả lịch sử và địa lý. Theo T.V, một tuần có 3 buổi học môn lịch sử và địa lý thì 2 buổi học kiến thức lịch sử – 1 buổi học kiến thức địa lý rồi tuần sau 2 buổi địa lý – 1 buổi lịch sử, cứ như vậy. Học sinh này cho biết thêm: “Khi kiểm tra thì tùy là bài trắc nghiệm, tự luận hoặc cả trắc nghiệm và tự luận. Trong một bài kiểm tra có 50% kiến thức lịch sử, 50% kiến thức địa lý”.

Tích hợp nhưng hóa vẫn là hóa, sinh vẫn là sinh, địa vẫn là địa, sử vẫn là sử

Đ.Nh.K, học sinh lớp 7 (năm nay lên lớp 8) Trường THCS Mạch Kiếm Hùng, Q.5, TP.HCM nhận xét: “Đầu năm học, chúng em được học phần kiến thức hóa học, giữa năm thì học môn vật lý, cuối năm thì học môn sinh. Học tới đâu, cô cũng ôn lại hệ thống kiến thức, để học sinh không quên kiến thức”.

Theo Nh.K, kiến thức các phần vẫn rạch ròi, vật lý là vật lý, hóa học là hóa học, sinh học là sinh học. Tuy nhiên, vì đây là môn tích hợp nên một giáo viên sẽ dạy cả 3 phần kiến thức này.

“Tương tự với môn lịch sử và địa lý, bố cục sách giáo khoa thì phần lịch sử riêng, phần địa lý riêng. Một giáo viên cũng dạy cả 2 phần kiến thức này. Tuy nhiên, khác với môn khoa học tự nhiên, trong tuần chúng em được học kiến thức lịch sử và địa lý đan xen nhau. Trong bài kiểm tra, một nửa kiến thức là địa lý, nửa còn lại là kiến thức lịch sử”, Nh.K nói.

Cũng theo Nh.K, sự ảnh hưởng của giáo viên tới việc giảng dạy môn tích hợp rất quan trọng. Học sinh này nói: “Em cảm thấy may mắn được học cô Hạnh, một mình cô dạy cả 3 môn hóa học, vật lý, sinh học nhưng dạy hay, giúp học sinh hiểu bài. Cô dạy kỹ, đi từ dễ tới khó, kèm cặp học sinh, dạy lại nếu học sinh không hiểu. Nhiều học sinh lớp khác cũng muốn được học cô”.

Chọn môn tích hợp hay quay về mỗi môn một cuốn sách giáo khoa như cũ?

T.N.T.V, học sinh Trường THCS An Phú Đông, Q.12, cảm thấy điều bất hợp lý trong việc tổ chức dạy môn tích hợp khoa học tự nhiên là các phần kiến thức hóa học, vật lý, sinh học bố trí ở đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học, khiến cho học sinh tới cuối năm có thể dễ quên các kiến thức đầu năm.

“Trong mùa hè này, em đã suy ngẫm lại và nghĩ rằng đầu năm học tới, ở cương vị một lớp trưởng, em sẽ đề xuất để học sinh được học các kiến thức vật lý, hóa học, sinh học cùng với nhau, xen kẽ nhau”, T.N.T.V cho biết.

img
img

Mục lục sách giáo khoa môn lịch sử và địa lý lớp 8, bộ Chân trời sáng tạo

Nhiều ý kiến cho rằng nên “lối cũ ta về”, chia sách giáo khoa thành môn riêng biệt như trước đây, không có môn gọi là tích hợp. T.N.T.V cho hay cá nhân em vẫn nghĩ rằng học các môn tích hợp là một xu hướng trên thế giới. Ưu điểm của sách giáo khoa môn tích hợp là sách đẹp, được minh họa nhiều, nhiều màu sắc sinh động.

Trong khi đó, nữ sinh Đ.Nh.K, học sinh lớp 7 (năm nay lên lớp 8) Trường THCS Mạch Kiếm Hùng, Q.5, TP.HCM, cho rằng: “Những gì cải tiến sẽ là tốt hơn phương án cũ. Chỉ cần nghiên cứu giải pháp hiệu quả hơn trong dạy, học môn tích hợp thì em nghĩ sẽ tốt hơn việc học đơn môn”.

Không thấy con than phiền gì!

“Những năm con học tiểu học, tôi thường kèm cặp con trong các môn học nhưng tới bậc THCS chủ yếu là con tự học. Chỉ trong thời gian có ảnh hưởng dịch Covid-19, tôi nhờ gia sư kèm cặp chung các môn cho con, còn lại con tự học. Nhưng tôi thấy kết quả học tập trên trường của con tốt, không nghe con than phiền gì về các môn tích hợp hay cách dạy của giáo viên tại trường”.

Chị Tr.Th.N.C, phụ huynh của học sinh năm nay lớp 8, Trường THCS Mạch Kiếm Hùng, Q.5, TP.HCM.

Dạy học kiểu ‘tên lửa’ thì lương tâm cắn rứt

Bạn đọc Báo Thanh Niên gửi rất nhiều bình luận dưới các bài viết về môn học tích hợp bậc THCS ở chương trình GDPT 2018.

Bạn đọc Tran Nghia tâm tình: “Tôi cũng ngót nghét hơn 12 năm gõ đầu môn vật lý. Dạy rất vui vì tôi cho học trò ghi thì ít mà kể chuyện về vật lý thì nhiều. Nhưng mới năm vừa rồi được phân công dạy khoa học tự nhiên lớp 7 thì máu tôi lên não. 2 tháng hè tập huấn chỉ để nói vui là “đối phó và cho qua”. Khi vào đứng lớp không phải môn của mình thì kiến thức tập huấn đi du lịch rồi. Đọc tên nguyên tố bằng tiếng Anh tôi lẹo cả lưỡi, học trò thì nhắc “thầy đọc sai rồi”. Tôi sợ dạy mà học sinh không hiểu, sợ bị bắt bẻ, sợ khi học trò hỏi sâu tí là phải nhờ anh “gu gồ”. Hỏi kinh nghiệm các chị tiền bối (đã dạy lớp 6) thì được bảo “sách viết sao thì em dạy vậy thôi”. Hóa học còn chống chế được chứ sinh học thì… Thầy không dạy kịp thì lương thầy bị cắt mà dạy kiểu tên lửa ngắm hoa thì lương tâm cắn rứt”.

Bạn đọc Nguyễn Huy nói: “Thực tế là môn lịch sử – địa lý khi triển khai trên lớp học hoàn toàn là hai môn học độc lập nhưng phải tính trong 1 đầu điểm. Tức là học sinh học 2 môn, ôn tập 2 môn, thi 2 môn, nhưng điểm chỉ có 1 môn. Ngay từ lớp 6 môn này đã chia ra riêng đâu là lịch sử, đâu là địa lý. Vậy thì tích hợp để làm gì? Thậm chí sách giáo khoa khoa học tự nhiên lớp 8 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống đã bắt đầu chia rạch ròi các chương đâu là vật lý, là hóa học, là sinh học. Có thể thấy việc áp dụng lại học đơn môn là cần thiết. Vì đơn giản, học sinh vẫn phải học như vậy”.



Source link

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa bàn. Một trong những dấu ấn nổi bật và mang lại hiệu quả rõ rệt là việc đẩy mạnh chuyển đổi...

Mặt trời trong bóng tối”

(NADS) - Tối 26/3, tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia, Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dự buổi chiếu bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”, tác phẩm điện ảnh về đề tài chiến tranh, cách mạng do đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thực hiện. ...

Chặng đường 70 năm Hội Luật gia Việt Nam đồng hành cùng đất nước

Trải qua 70 năm hình thành và phát triển, có thể khẳng định lịch sử của giới luật gia Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử của đất nước và dân tộc. Hội Luật gia Việt Nam được thành...

Ai là nữ giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam?

Bà là phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam bảo vệ thành công luận án tiến sÄ© quốc gia về Toán học ở Paris (Pháp). Người được nhắc đến chính là giáo sư, tiến sĩ khoa học, nhà giáo nhân dân Hoàng Xuân Sính.Nữ giáo sư Hoàng Xuân Sính sinh ngày 5/9/1933, quê làng Cót, Từ Liêm (nay là phường Yên Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội). Sinh ra ở thời kì đất nước còn chiến tranh và nhiều khó khăn,...

Cô giáo dạy văn ở TP.HCM viết tiểu thuyết lịch sử trong 3 năm

Với mong muốn cung cấp kiến thức lịch sử cho giới trẻ một cách sinh động hơn, cô giáo dạy văn ở TP.HCM đã viết cuốn Huyền sử Trân Châu huyết trong 3 năm. Chiều 20-3, tại buổi lễ ra mắt sách Huyền sử...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Trường Đại học Nông Lâm TPHCM công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm

Năm 2024, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM dự kiến tuyển sinh 5.095 chỉ tiêu cho cơ sở chính tại TPHCM và 2 phân hiệu tại Gia Lai và Ninh Thuận. Trường sử dụng 5 phương thức xét tuyển, gồm:Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ); Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ...

Bộ GD-ĐT ‘chốt’ quy chế tuyển sinh đại học 2025: Bỏ xét tuyển sớm, quy đổi điểm tương đương

Ngày 21-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố quy chế tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với nhiều điểm mới, trong đó bộ quyết định bỏ xét tuyển sớm thay vì giới hạn tối đa 20% chỉ tiêu so với dự thảo. ...

Việt Nam ‘mở cửa’ kỷ nguyên số

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới" đã tạo ra bước đột phá trong việc nhận thức về tiến trình chuyển đổi số đúng với bản chất, vai trò và vị trí đối với sự phát triển của đất nước.

Cùng chuyên mục

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

TP Hồ Chí Minh thông báo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026

Học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2024 - 2025, tại TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi quy định đều được tham gia dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập theo 2 phương thức  xét tuyển và thi tuyển. Phương thức xét tuyển chỉ dành riêng cho học sinh đã tốt nghiệp Trường THCS - THPT Thạnh...

TPHCM mở rộng đối tượng thi tuyển lớp 10 chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được phép tiếp nhận thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác. ...

Danh sách học sinh các tỉnh lọt đội tuyển dự thi Olympic quốc tế năm 2025

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Theo đó, có 37 học sinh lọt vào danh sách này. Từ ngày 25 - 27/3, Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Kỳ thi năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên...

Mới nhất

Hòa Phát đưa vào khai thác tàu The Momentum 110.000 DWT, tăng năng lực chủ động chuỗi cung ứng

Ngày 02/07/2025, Hòa Phát đưa vào khai thác tàu hàng rời The Momentum có tải trọng 110.000 DWT. Đây là tàu biển lớn nhất của Tập đoàn Hòa Phát, phục vụ chiến lược mở rộng đội tàu vận tải biển và chuẩn bị cho giai đoạn tăng tốc sản xuất tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát...

THÔNG BÁO GIA HẠN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI NHÓM QUẠT TRẦN “ GIÓ X3, ĐIỆN NỬA TIỀN SUNHOUSE APEX BAO GIÓ CẢ HÈ ”

Nhằm tiếp tục mang đến cơ hội sở hữu các sản phẩm quạt trần chất lượng cùng ưu đãi hấp dẫn trong mùa hè 2025, với sự ủng hộ mạnh...

VOSCO – 55 năm song hành cùng đất nước – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 01/7/2025, Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập (01/7/1970 – 01/7/2025). Đây không chỉ là dấu son khắc ghi truyền thống lịch sử vẻ vang của VOSCO – Công ty vận tải biển lâu đời nhất Việt Nam mà còn là...

Mới nhất