Trang chủChính trịNgoại giaoNgành công nghiệp "tụt hậu", triển vọng ảm đạm

Ngành công nghiệp “tụt hậu”, triển vọng ảm đạm


Lĩnh vực công nghiệp vốn được xem là nền tảng của nền kinh tế Đức. Tuy nhiên, ngành này đang bị tụt lại phía sau so với các lĩnh vực khác trong quá trình phục hồi hậu đại dịch Covid-19, cũng như các cuộc khủng hoảng khác.

Ngành công nghiệp Đức 'tụt hậu' - nền tảng của nền kinh tế Đức lung lay?. (Nguồn: Financial Times)
Ngành công nghiệp Đức ‘tụt hậu’ – nền tảng của nền kinh tế Đức lung lay? (Nguồn: Financial Times)

Trong một báo cáo mới đây, công ty kiểm toán và tư vấn PwC cho biết, một loạt ngành công nghiệp của Đức đang phải vật lộn để phục hồi sau đợt suy thoái do Covid-19 gây ra, cho thấy triển vọng kinh tế ảm đạm phía trước.

Báo cáo lưu ý khả năng phục hồi của ngành công nghiệp Đức chậm hơn so với mức trung bình của các ngành khác và tình hình đang trở nên tồi tệ hơn trong những năm gần đây.

Sau khi nghiên cứu mức tăng doanh thu của các công ty kiếm được hơn 500 triệu Euro (556 triệu USD) từ năm 2000 đến năm 2022, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, tỷ suất lợi nhuận của các công ty Đức đã bị giảm gần một nửa trong 22 năm qua.

Trong số tất cả các lĩnh vực, lĩnh vực công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề hơn và phục hồi kém hơn dự kiến khi khủng hoảng xảy ra.

Báo cáo cũng cho biết ngành công nghiệp của Đức cần đưa ra một kế hoạch để cải thiện lợi thế cạnh tranh của mình, một nhiệm vụ khó khăn do ngày càng có nhiều công ty Đức đang trải qua thời kỳ khó khăn.

Một cuộc khảo sát do Hiệp hội các công ty tầm trung (ZGV) tại Đức thực hiện đã mô tả một bức tranh tương tự giữa các công ty quy mô trung bình. Có tới 49% trong số 42.000 công ty được khảo sát đã báo cáo doanh số bán hàng giảm trong quý II.

Kết quả này phù hợp với báo cáo của viện nghiên cứu kinh tế Ifo cho thấy niềm tin kinh doanh đang xấu đi. Chỉ số môi trường kinh doanh của Ifo tiếp tục giảm trong tháng 6/2023, giảm từ 91,5 điểm của tháng 5/2023 xuống 88,5 điểm. Niềm tin kinh doanh xấu đi là một dấu hiệu cho thấy triển vọng kinh tế u ám đang đeo bám.

Một phân tích do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố ngày 17/7 dự kiến nền kinh tế Đức sẽ giảm 0,3% vào năm 2023 do tác động tiêu cực của cú sốc giá năng lượng và các điều kiện tài chính thắt chặt.

Trong khi đó, lạm phát của Đức đã tăng trở lại sau nhiều tháng giảm tốc, đặc biệt tại 5 bang kinh tế quan trọng của Đức gồm Nordrhein Westfalen, Bayern, Brandenburg, Hessen và Baden-Wuerttemberg. Số liệu sơ bộ của Cơ quan thống kê Liên bang (Destatis) công bố cho biết tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã tăng từ mức 6,1% trong tháng 5 lên 6,4% trong tháng 6/2023, cao hơn dự báo mà giới phân tích đưa ra là 6,3%.

Tại 5 bang trọng điểm, tỷ lệ lạm phát đã tăng lên 6,2% ở bang Nordrhein Westfalen và Bayern, 6,7% ở bang Brandenburg, 6,1% ở bang Hessen và 6,9% ở Baden-Wuerttemberg. Với số liệu trên, tình trạng lạm phát của Đức sẽ còn gập ghềnh phía trước.

Đầu tháng 7/2023, Chính phủ Đức đã thông qua dự thảo ngân sách Liên bang năm 2024, với việc cắt giảm mạnh chi tiêu sau nhiều năm chi mạnh tay để ứng phó với dịch Covid-19 cũng như giá năng lượng tăng cao do cuộc xung đột ở Ukraine. Dự thảo ngân sách này đề xuất mức chi tiêu cho năm tới lên tới 445,7 tỷ Euro (485,2 tỷ USD), ít hơn 30 tỷ Euro so với mức kế hoạch của năm 2023 này. Mặc dù giảm song mức chi tiêu vẫn sẽ cao hơn 25% so với năm 2019.

Việc cắt giảm các khoản vay mới thậm chí còn quyết liệt hơn khi khoản vay mới dự toán trong năm 2024 là 16,6 tỷ Euro, giảm từ mức 45,6 tỷ Euro trong năm 2023. Khoản nợ mới này nằm trong phạm vi cho phép của Hiến pháp và “phanh nợ” cũng sẽ được tuân thủ trong năm thứ hai liên tiếp, hạn chế khoản vay mới hàng năm ở mức 0,35% GDP.

Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner đánh giá bản dự thảo là bước quan trọng hướng tới bình thường hoá tài khoá sau nhiều năm ngân sách bị phình to do các khoản nợ mới hàng trăm tỷ Euro để đối phó với đại dịch Covid-19 và hậu quả của xung đột ở Ukraine, khi tất cả các bộ, trừ Bộ Quốc phòng, phải tham gia vào nỗ lực thắt lưng buộc bụng này.

Hiện tại, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang nỗ lực hết sức để giảm lạm phát dai dẳng trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bằng cách mạnh tay tăng lãi suất. ECB đã tăng lãi suất thêm 400 điểm cơ bản kể từ tháng 7/2022, điều đó có nghĩa là chi phí đi vay trong Eurozone đã tăng hơn gấp đôi.

Với mục đích siết chặt nhu cầu để giảm lạm phát, ECB cũng đã thu hẹp quy mô tái đầu tư trái phiếu đáo hạn mà ngân hàng nắm giữ, khiến các điều kiện tài chính thậm chí còn thắt chặt hơn. Các điều kiện tài chính thắt chặt hơn đang không khuyến khích các công ty mở rộng đầu tư.

Một cuộc khảo sát của ZGV cho thấy, 27% các công ty được khảo sát có ý định giảm đầu tư trong quý II, tăng từ mức dưới 9% trong quý I/2023.

Không có dấu hiệu nào cho thấy chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của ECB sẽ sớm kết thúc. Ngược lại, ECB đã nhiều lần tuyên bố rằng chính sách tiền tệ sẽ vẫn thắt chặt để đảm bảo lạm phát giảm xuống mức mục tiêu là 2%.

Theo dự báo mới nhất của ECB, lạm phát ở khu vực Eurozone vẫn sẽ dao động trên 2% vào năm 2025.





Nguồn

Cùng chủ đề

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.

Trung Quốc “ra đòn” mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).

Sở hữu “con bài mặc cả” với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ

Đức mới đây đã yêu cầu một nhà điều hành cảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ chối mọi lô hàng của Nga, khẳng định chính sách không nhập khẩu trực tiếp khí đốt của xứ bạch dương. Dường như, đầu tàu kinh tế châu Âu đã có hướng đi mới.

Kinh tế đang phục hồi, EU tìm cách ứng phó khi ông Trump ‘đánh tiếng’ áp thuế

Việc các đối tác thương mại tiếp tục gia tăng những biện pháp bảo hộ có thể làm đảo lộn thương mại toàn cầu, gây sức ép lên nền kinh tế có độ mở cao của EU.

Hậu bầu cử, Đức thêm “đòn đau” vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất

Với việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ đã khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu lo ngại về làn sóng thuế quan có thể dẫn đến chiến tranh thương mại. Các doanh nghiệp có phản ứng thái quá hay Liên minh châu Âu (EU) cần chuẩn bị tốt hơn?

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cùng The Sentry trải nghiệm dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói hàng đầu TP.HCM

Có thể bạn chưa biết, dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói tại các nước phát triển như Anh, Australia, Mỹ...vô cùng phổ biến. Vì vậy khi mới vừa xuất hiện tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, mô hình này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp, cá nhân. Mang lại cơ hội trải nghiệm một không gian làm việc hiện đại, chuẩn 4.0, đầy đủ tiện nghi, dịch vụ mà mức chi phí bỏ ra lại vô cùng hợp lý.

Ba quy tắc ăn uống, tập luyện để đánh tan mỡ thừa sau Tết

Áp dụng quy tắc 16 tiếng nhịn - ăn trong 8 tiếng hoặc cắt giảm lượng carb tinh chế từ cơm, bánh mì… giúp cải thiện tiêu hóa sau Tết, buộc cơ thể phải đốt cháy mỡ thừa làm năng lượng hoạt động.

Vì sao WTO không thể xử lý bất kỳ vụ việc mới nào kể từ tháng 12/2019?

Cơ quan Phúc thẩm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - bao gồm bảy chuyên gia về luật thương mại và quốc tế - đã không thể xử lý bất kỳ vụ việc mới nào kể từ tháng 12/2019.

Dư luận châu Âu phản ứng về hành động của tỷ phú Elon Musk, quay lưng với Tesla?

Hãng xe điện Tesla khởi đầu năm 2025 không mấy suôn sẻ khi doanh số giảm mạnh tại 5 thị trường lớn ở châu Âu, bao gồm Anh, Pháp, Thụy Điển, Na Uy và Hà Lan.

Nâng tầm du lịch văn hóa Việt, để du khách tìm thấy sự khác biệt ở mỗi nơi họ đến

Khách du lịch ngày nay, nhất là những người du lịch dài ngày, muốn tìm thấy sự đa dạng, khác biệt ở mỗi nơi họ đến. Đừng để họ chỉ đến một thành phố rồi đi mất.

Bài đọc nhiều

Dự báo hồ tiêu vào chu kỳ tăng giá mới, có thể đạt mức siêu đắt đỏ

Giá tiêu hôm nay 4/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.200 đồng/kg.

Tổng thống Trump chính thức áp thuế với ba đối tác

Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp áp dụng mức thuế quan toàn diện lên ba đối tác thương mại lớn nhất của đất nước. Việc tăng thuế quan ở mức cao là một chiến lược mạo hiểm, một chiến lược mà ngay cả ông Trump cũng chưa từng thử trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.

Trung Quốc bình luận về mức thuế mới của ông Trump, muốn làm điều này cùng Mỹ

Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, đề xuất ban đầu của Trung Quốc về các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ tập trung vào việc khôi phục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký kết trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông năm 2020.

Canada giảm thuế cho doanh nghiệp để trả đũa Mỹ

Ngày 2/2, chính phủ Canada tuyên bố quốc gia này sẽ cung cấp cơ chế giảm thiểu chính sách thuế quan trả đũa Mỹ cho các doanh nghiệp trong nước.

Kinh tế Đức có thể suy giảm 0,5% năm 2024, Bộ Tài chính “tung” kế hoạch liên quan đến nợ công

Ngày 16/12, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner công bố kế hoạch cải cách các quy định về nợ công của nước này để đẩy mạnh chi tiêu công trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Cùng chuyên mục

Vì sao WTO không thể xử lý bất kỳ vụ việc mới nào kể từ tháng 12/2019?

Cơ quan Phúc thẩm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - bao gồm bảy chuyên gia về luật thương mại và quốc tế - đã không thể xử lý bất kỳ vụ việc mới nào kể từ tháng 12/2019.

Dư luận châu Âu phản ứng về hành động của tỷ phú Elon Musk, quay lưng với Tesla?

Hãng xe điện Tesla khởi đầu năm 2025 không mấy suôn sẻ khi doanh số giảm mạnh tại 5 thị trường lớn ở châu Âu, bao gồm Anh, Pháp, Thụy Điển, Na Uy và Hà Lan.

Giá cà phê arabica tăng không dừng, liên tiếp lập kỷ lục; tin “vừa vui, vừa buồn” về hàng xuất khẩu

Các nhà giao dịch cho biết, nhiều nhà đầu tư đầu cơ đang đổ xô vào thị trường cà phê theo hướng mua vào, khiến các nhà rang xay phải mua trong tâm lý hoảng loạn và nông dân trì hoãn việc bán hàng với hy vọng giá có thể còn tăng cao hơn nữa, theo Reuters.

Sri Lanka ấn tượng và ủng hộ Việt Nam trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Sri Lanka, Tiến sĩ G. Weerasinghe đề cao những thành tựu của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Căng thẳng thuế quan “phủ bóng” thị trường thế giới

Giá xăng dầu hôm nay 5/2, kết thúc phiên giao dịch ngày 4/2 ở thế trái chiều trong bối cảnh căng thẳng về thuế quan giữa Washington và Bắc Kinh, nhất là sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khôi phục chiến dịch “gây sức ép tối đa” lên Iran nhằm mục đích đưa xuất khẩu dầu của Iran về mức 0.

Mới nhất

TẠO CHỖ, “XÂY TỔ” CHO NHÂN LỰC TINH GIẢN

Kì 1: Phát biểu gợi mở của Tổng Bí thư Tô Lâm và vấn đề bức thiết khi tinh gọn bộ máy Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển thị trường lao động thể hiện tính...

Mối lo bệnh dại và vũ khí ngăn chặn hiệu quả

Đi chúc Tết đầu năm, bé trai bị chó cắn với thương tích nghiêm trọng. Các chuyên gia lo ngại về tâm lý chủ quan của những người nuôi chó đã gây nguy hiểm cho cộng động Đi chúc Tết đầu năm, bé trai bị chó cắn với thương tích nghiêm trọng. Các chuyên gia lo ngại về tâm lý...

4 tư thế yoga hỗ trợ giảm đau lưng hiệu quả

  Tư thế góc nghiêng một bên (Utthita Parsvakonasana) Giúp kéo giãn cột sống, giảm áp lực lên lưng dưới. Tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và chân. Cách thực hiện: Đứng thẳng, bước chân phải lên trước, hạ thấp đầu gối phải tạo góc 90 độ. Đặt tay phải xuống sàn hoặc lên đùi phải, tay trái vươn qua đầu. Giữ tư...

Mới nhất