Trang chủChính trịChủ quyềnChăm sóc bảo vệ rừng gắn với giảm nghèo bền vững

Chăm sóc bảo vệ rừng gắn với giảm nghèo bền vững


PV: Xin ông cho biết thời gian qua ngành Kiểm lâm Lào Cai đã làm gì để góp phần tạo sinh kế, giúp người dân gắn bó với công tác bảo vệ, phát triển rừng và giảm nghèo bên vững?

Ông Nguyễn Việt Hà: Lực lượng Kiểm lâm luôn xác định, muốn giữ được rừng, bảo vệ được rừng thì người dân phải có nguồn thu từ rừng, rừng phải trở thành sinh kế bền vững của người dân sống gần rừng, sống dựa vào rừng.

anh-ha-1.jpg
Ông Nguyễn Việt Hà, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai.

Từ những định hướng đó, Kiểm lâm Lào Cai đã gắn việc phát triển kinh tế cho người dân từ rừng để tham mưu cho tỉnh Lào Cai. Từ đó xây dựng các Đề án phát triển kinh tế xã hội gắn phát triển ngành như: Đề án “phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới”. Và gần đây nhất là Nghị quyết về phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2023 tầm nhìn đến năm 2050, trong đó, ở lĩnh vực lâm nghiệp ngoài lấy cây Quế làm sản phẩm chủ lực để phát triển thì phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng là lĩnh vực trọng tâm.

rung-2.jpg
Người dân Bát Xát-Lào Cai được hưởng lợi ích từ chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Ngành Kiểm lâm cũng đã báo cáo, tham mưu cho Sở Nông nghiệp PTNT, UBND tỉnh Lào Cai ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện những hoạt động cụ thể để chuyển hóa chủ trương, chính sách thành hành động cụ thể thiết thực, từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi từ nghề rừng. Kinh tế lâm nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, mạnh, giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành tăng bình quân trên 10%/năm. Nhờ đó, nhiều bản làng, hộ gia đình đã có thu nhập từ kinh tế lâm nghiệp,  và rừng đã trở thành nguồn sinh kế bền vững cho người làm nghề rừng ở nhiều địa phương, người dân đã gắn bó với rừng, ngược lại rừng cũng đã tạo được nguồn thu, sinh kế bền vững cho người dân.

PV: Xin ông nói rõ hơn về công tác bảo vệ phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững tại địa phương?

Ông Nguyễn Việt Hà: Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai là 382.861,1 ha; trong đó 266.753,4 ha rừng tự nhiên và 116.107,7 ha rừng trồng. Tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh Lào Cai đạt 57,7%. Như vậy có thể thấy,  rừng của Lào Cai được cơ quan chức năng cũng như người dân quan tâm và bảo vệ. Để có được điều này thì việc tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng và dựa vào rừng để sống là hết sức quan trọng.

Thời gian qua, người dân sống cạnh rừng ở Lào Cai đã có những nguồn thu dựa vào rừng như: Giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên theo chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ví dụ như huyện Bát Xát, hiện tại đã có hơn 11.187 ha rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng hàng năm, đơn giá chi trả bình quân trên 1 ha rừng đạt cao, cao hơn cả mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho công tác bảo vệ rừng (bình quân 390.000 đồng/ha). Nhờ triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, thu nhập thực tế bình quân của các hộ, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng đã có cải thiện, thu nhập từ dịch vụ môi trường rừng đạt 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng/hộ/năm. Nguồn dịch vụ môi trường rừng, đã góp phần nâng cao đời sống người làm nghề rừng, giảm tỷ lệ hộ nghèo cải thiện đời sống sinh hoạt cho các hộ dân.

rung-1.jpg
Với 80% diện tích là rừng, do vậy đồng bào các dân tộc ở Lào Cai chủ yếu sống dựa vào rừng.

Ngoài giao khoán bảo vệ rừng thì các mô hình gắn liền với rừng như: trồng rừng sản xuất hay mô hình chăn nuôi gắn với phát triển trồng rừng… đã tạo ra thu nhập giúp người dân ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.

Theo báo cáo, năm 2022, tỉnh Lào Cai đã giảm được gần 10.000 hộ nghèo, tỷ lệ giảm nghèo đạt 5,83%, vượt gần 30% so với chỉ tiêu đề ra. Tính đến nay, toàn tỉnh Lào Cai còn 18,37% hộ nghèo, tương đương với trên 34.000 hộ. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu phấn đấu bình quân mỗi năm giảm 3 – 5 % số hộ nghèo. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, xã nghèo giảm từ 6%/năm trở lên.

PV: Vậy theo ông, để hoàn thành các chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo mà vẫn đảm bảo cho hoạt động bảo vệ rừng nguyên sinh và trồng rừng mới, hiện địa phương còn phải đối mặt với những khó khăn thách thức nào?

Ông Nguyễn Việt Hà: Mặc dù đã đạt được những thành tích khả quan trong việc nâng cao sinh kế của người dân từ tài nguyên rừng, thực tế vẫn có những khó khăn, thách thức trong việc bảo vệ rừng gắn với giảm nghèo như: Mâu thuẫn giữa việc bảo tồn, duy trì diện tích rừng tự nhiên với việc phát triển kinh tế. Chúng ta đề biết vai trò, giá trị của rừng tự nhiên đối với môi trường sinh thái là rất lớn., tuy nhiên thực tế hiện nay diện tích rừng tự nhiên còn lại chủ yếu là rừng thứ sinh nghèo kiệt, giá trị thấp, nếu duy trì thì có hiệu quả kinh tế thấp.

rung-3.jpg
Ngành Kiểm lâm Lào Cai đã cùng người dân bảo vệ rừng và tạo sinh kế cho người dân gắn với rừng.

Trong khi để phát triển kinh tế xã hội, kinh tế lâm nghiệp nhu cầu cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt thành rừng trồng sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao hơn, nên xảy ra mẫu thuẫn giữa bảo vệ rừng tự nhiên với phát triển kinh tế. Đây là một áp lực lớn đối với công tác bảo vệ rừng tự nhiên hài hòa với phát triển kinh tế, tạo sinh kế cho người dân.

Nhận thức của người dân không đồng đều, đặc biệt là người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số dẫn đến hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực này chưa cao. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho bảo vệ rừng còn thấp, chưa tướng xứng với công sức của người dân bỏ ra (tính toán theo định mức kinh tế kỹ thuật thì để bảo vệ 01 ha rừng hằng năng trung bình khoảng trên 1,2 triệu đồng, tuy nhiên hiện nay mức hỗ trợ của Nhà nước mới đạt 300-400 nghìn đồng/ha/năm). Đồng thời, tại các xã vùng cao, hiện chưa tìm được loài cây trồng lâm nghiệp có giá trị cao, phù hợp để người dân phát triển kinh tế từ trồng rừng sản xuất, giúp giảm tải áp lực vào rừng.

PV: Trong thời gian tiếp theo, ngành Kiểm lâm có kế hoạch gì để công tác bảo vệ rừng gắn với giảm nghèo đi vào thực tiễn và bền vững, thưa ông? 

Ông Nguyễn Việt Hà: Để công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo đi vào thực tiễn và bền vững, thì trong thời gian tới ngành Kiểm lâm cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Xác định rõ công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân là trách nhiệm của ngành Kiểm lâm. Cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan.

rung-4.jpg
Lực lượng Kiểm lâm Lào Cai tham gia công tác tuần tra bảo vệ rừng

Xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi;

Chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền vận động các tổ chức, hộ gia đình cá nhân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp. Phát triển kinh tế dưới tán rừng bền vững thông qua việc phát triển rừng có giá trị kinh tế cao và các loài cây lâm sản phụ, dược liệu dưới tán rừng. Vận động, huy động người dân tham gia liên kết trồng rừng, sản xuất lâm nghiệp.

Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới. Khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Lựa chọn các hoạt động phát triển sinh kế phù hợp, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án có liên quan. Khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện xã hội hóa nghề rừng, sử dụng các nguồn lực sẵn có tại địa phương về tài nguyên, nhân lực, kinh nghiệm bản địa.

PV: Xin cảm ơn ông!



Nguồn

Cùng chủ đề

Giữ rừng cho con cháu

Đồng bào các dân tộc sinh sống quanh núi Cư H'lăm không bao giờ đụng đến rừng, mà chung tay bảo vệ rừng thiêng ...

Những người ăn Tết vội vã, đón xuân giữa rừng già

(NLĐO) - Khi mọi người sum vầy bên gia đình, chúc nhau những điều tốt đẹp đầu năm thì cũng là lúc cán bộ kiểm lâm chuẩn bị hành trang đi tuần tra bảo vệ rừng. ...

Đóng góp trung hòa carbon trên ứng dụng Grab

Grab Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận và Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Cộng đồng Sống bền vững nhằm tiếp tục là một phần của chương trình Trồng Rừng Giữ Nước. ...

‘Số hóa’ công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Thái Nguyên

Chỉ hơn 1 năm làm quen, lực lượng cán bộ của Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên đã sử dụng ứng dụng SMART rất thành thạo. Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, xây dựng, sử dụng và phát triển hơn 19.000ha rừng đặc dụng trên địa bàn 7 xã và 1 thị trấn của huyện Võ Nhai. Đồng thời quản lý hơn...

Chiêm Hoá (Tuyên Quang) chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quốc hội nghe báo cáo về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

(TN&MT) - Chiều ngày 13/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo về chủ trương đầu tư cho Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đây là một trong những dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển hạ tầng giao...

Cung ứng đủ vật liệu bám sát tiến độ công trình giao thông trọng điểm

Sáng 13/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác đã kiểm tra đột xuất tại nút giao cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu với đường dẫn vào sân bay Long Thành, và ngay sau đó có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai, chủ đầu tư, nhà thầu, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan… về tình hình cung ứng vật liệu xây dựng phục vụ dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và...

Đại biểu Quốc hội thống nhất việc cải cách bộ máy là bước đi cần thiết để phát triển đất nước

(TN&MT) - Sáng ngày 13/2, trong phiên họp của Tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH Yên Bái, Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh, Đoàn ĐBQH Lâm Đồng, Đoàn ĐBQH Cà Mau) tại Kỳ họp thường lần thứ 9, các đại biểu đã tiến hành thảo luận tại tổ về hai dự án Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương sửa đổi. Đây là hai dự án luật quan trọng trong tiến trình cải cách bộ máy...

Xây dựng luật cần tạo không gian cho đổi mới sáng tạo, miễn là không tham nhũng, tiêu cực

Sáng 12/2, ngay sau phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). ...

Tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương

(TN&MT) - Chiều 12/2, Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành với sự cần thiết sửa đổi, phạm vi, tên gọi và bố cục của dự thảo Luật nhằm thể chế hoá đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền...

Bài đọc nhiều

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên yêu cầu Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam tiếp thu những ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo để hoàn thiện dự thảo Luật, trên cơ sở đó tổ chức họp...

Kiểm tra, giám sát Dự án giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

Tới dự có Bà Phạm Thu Hằng, Phó Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ông Huỳnh Trung Sơn, Phó Chủ tịch huyện Côn Đảo cùng đại diện WWF...

Đoàn công tác tỉnh Thái Nguyên thăm Kho 858

HQ Online - Sáng 5/4, tại TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên do đồng chí Trịnh Việt Hùng, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên làm trưởng đoàn đã đến thăm Kho 858, Cục Kỹ thuật Hải...

Sát cánh cùng ngư dân

Trong những chuyến đến các vùng biển, ấn tượng nhất với tôi có lẽ là lần ghé thăm cảng cá Hưng Thái (xã Phước Hưng, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)...

Cùng chuyên mục

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tiếp nhận 50 chiến sĩ tại Quảng Nam

(NLĐO) - Ngày 13-2, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tiến hành nhận 50 chiến sĩ mới năm 2025 của tỉnh Quảng Nam. ...

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mới nhất

Thị trường điều chỉnh không đồng nhất, nông dân Tây Nguyên phấn khởi kỳ vọng vụ mùa bội thu

Giá tiêu hôm nay 14/2/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.500 – 162.000 đồng/kg.

Cô gái Hải Phòng gác bằng đại học xung phong nhập ngũ

TPO - Ngày 13/2, TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương đồng loạt tổ chức lễ giao hơn 5.300 công dân tham gia nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân. Trong đó, có cô gái trẻ Ngô Thùy Linh (22 tuổi) gác bằng đại học, xung phong tình nguyện nhập ngũ, theo đuổi ước mơ. ...

Valentine 14/2 ai là người tặng quà?

Valentine 14/2 nam hay nữ là người tặng quà khi đây là dịp lễ đặc biệt để bày tỏ tình yêu của mình đến với nửa kia và các cặp đôi thường tặng quà cho nhau? ...

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc xem xét, thông qua luật trong một kỳ họp

Nhiều đại biểu đề nghị xem lại việc định hướng các dự án luật, nghị quyết về nguyên tắc sẽ được xem xét, thông qua trong một kỳ họp. Thực tế nhiều dự án luật khi trình Quốc hội vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. ...

Công an khẳng định clip bị móc túi ở bệnh viện là tạo dựng, sẽ xử lý người trục lợi

Tại cơ quan công an, Hồ Thị Xuân khai nhận thông tin bị 2 người móc túi tại cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 như trong clip gây xôn xao mạng xã hội những ngày qua là không đúng sự thật. Hôm nay (13/2), tổ công tác của Công quận 1, TPHCM phối hợp cùng Công an xã Ea Ô,...

Mới nhất