Trang chủChính trịNgoại giaoRa tay giải cứu châu Âu, Mỹ bất ngờ "thắng lớn", Trung...

Ra tay giải cứu châu Âu, Mỹ bất ngờ “thắng lớn”, Trung Quốc khiến USD dầu mỏ thêm lo


Sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, châu Âu là điểm đến chính cho xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ vào năm 2022, chiếm 64% tổng xuất khẩu.

Ra tay giải cứu châu Âu, Mỹ bất ngờ đắc lợi; Trung Quốc nhập cuộc, vị thế USD dầu mỏ sắp lung lay?
LNG từ Mỹ cũng giúp các nước châu Âu xây dựng kho dự trữ khí đốt dồi dào, chuẩn bị cho mùa Đông năm 2023. (nguồn: WSJ)

Xung đột Nga-Ukraine đã làm nổi bật thực tế về sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Moscow. Trước chiến dịch quân sự, dòng khí đốt của Nga đến Liên minh châu Âu (EU) chiếm khoảng 45% tổng nhập khẩu.

Năm ngoái, Điện Kremlin đã cắt giảm 75% lượng khí đốt xuất khẩu sang EU, khi khu vực này bước vào mùa Đông – thời điểm cần khí đốt để sử dụng cho các thiết bị sưởi ấm. Sự không chắc chắn của thị trường đã đẩy giá xăng lên mức cao chưa từng thấy và làm tăng chi phí năng lượng, gây áp lực lên các nền kinh tế, cũng như người tiêu dùng châu Âu.

Phía Nga tuyên bố sẽ không nối lại toàn bộ nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu cho đến khi phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Moscow.

Thời điểm đó, EU đã phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong quá trình “ly hôn” khí đốt của Nga. Tuy nhiên, điều không ai ngờ tới rằng, tình hình đã đột ngột thay đổi, phần lớn do thời tiết mùa Đông tại châu Âu ấm áp bất thường và sự gia tăng nhanh chóng của hoạt động nhập khẩu LNG, chủ yếu từ Mỹ

Châu Âu là điểm đến chính cho xuất khẩu LNG của Mỹ vào năm 2022, chiếm 64% tổng lượng xuất khẩu. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, năm ngoái, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan là những khách hàng chính.

Bà Adila McHich, Giám đốc Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại CME Group nhận định trên trang Forbes rằng: “Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã đưa chính sách năng lượng của Mỹ và châu Âu xích lại gần nhau hơn”.

Thực hiện sứ mệnh giải cứu

Theo bà Adila McHich, LNG của Mỹ đã phần nào giúp châu Âu vượt qua mùa Đông năm 2022 và củng cố vai trò của khu vực trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cho các đồng minh phương Tây.

Ngay sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã công bố một hiệp ước chiến lược, theo đó các công ty EU sẽ tăng nhập khẩu LNG từ Mỹ.

Các chuyên gia ước tính, thời gian qua, những lô hàng LNG lên đến 40 triệu tấn đã giúp châu Âu giảm bớt tình trạng thiếu nguồn cung. LNG từ Mỹ cũng giúp các quốc gia trong khu vực này xây dựng kho dự trữ khí đốt dồi dào, chuẩn bị cho mùa Đông năm 2023.

Ngành LNG của nền kinh tế lớn nhất thế giới có tính cạnh tranh, được tài trợ bởi vốn tư nhân và được thúc đẩy bởi tinh thần kinh doanh. Giao dịch LNG thường dựa trên quy luật cung cầu. Không giống như ở nhiều quốc gia sản xuất, vai trò của chính phủ Mỹ chỉ là xác định khung pháp lý/chính sách và tiến hành ngoại giao năng lượng.

Giá LNG của Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc neo giá khí đốt và đại diện cho một mức giá cho các dự án cạnh tranh ở nước ngoài. Theo S&P Global Commodity Insights, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã ký hợp đồng khoảng 75% công suất LNG toàn cầu vào năm 2022.

Bà Adila McHich nhấn mạnh: “Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đã giúp Mỹ đạt được một số cột mốc quan trọng.

Thứ nhất, định vị Mỹ như một đồng minh năng lượng chiến lược và đáng tin cậy. Thứ hai, nới lỏng sự kiểm soát của Nga đối với khí đốt châu Âu. Thứ ba, nâng cao khả năng của Mỹ trong việc khẳng định vai trò lãnh đạo năng lượng toàn cầu”.

Ra tay giải cứu châu Âu, Mỹ bất ngờ đắc lợi; Trung Quốc nhập cuộc, vị thế USD dầu mỏ sắp lung lay?
Các bồn chứa khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại một nhà ga ở Đông Nam nước Anh. (Nguồn: CNN)

Trung Quốc cũng ráo riết mua LNG từ Mỹ

Trung Quốc đang cạnh tranh với châu Âu để ký kết các thỏa thuận cung cấp dài hạn với các nhà phát triển và xuất khẩu LNG của Mỹ. Mới đây, nhà xuất khẩu LNG của Mỹ Cheniere đã ký hợp đồng hơn 20 năm với ENN của Trung Quốc.

Hãng tin Bloomberg cũng dẫn nguồn thạo tin cho biết, chính phủ Trung Quốc đang hậu thuẫn nỗ lực của các công ty quốc doanh ký hợp đồng mua khí đốt dài hạn, song song với đầu tư vào các cơ sở xuất khẩu khí đốt. Đây là một phần trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm củng cố an ninh năng lượng đến giữa thế kỷ này.

Ông Toby Copson, Giám đốc toàn cầu về giao dịch và tư vấn của công ty Trident LNG ở Thượng Hải cho rằng: “An ninh năng lượng luôn là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc. Việc chuẩn bị trước nguồn cung dồi dào cho phép họ quản lý sự biến động của thị trường năng lượng trong tương lai. Tôi cho rằng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới còn tiếp tục đi theo hướng này”.

Những nỗ lực giành thỏa thuận mua khí đốt của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ hậu thuẫn các dự án xuất khẩu khí đốt trên toàn cầu, tăng cường vai trò của loại nhiên liệu vận chuyển bằng đường biển này trong cơ cấu năng lượng của thế giới.

Khi các nhà cung cấp chuyển sang thu hút các nhà nhập khẩu Trung Quốc, ảnh hưởng của Bắc Kinh trên thị trường sẽ tăng lên.

Vấn đề thiếu than – nhiên liệu chính để sản xuất điện của đất nước tỷ dân – đã gây ra tình trạng cắt điện trên diện rộng đối với các nhà máy ở trong nước một thời gian ngắn vào năm 2021, trong khi sản lượng thủy điện giảm đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt vào năm 2022, khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Phản ứng lại tình trạng này, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng công suất khai thác than và sản lượng than đã tăng lên mức kỷ lục, giữ cho các kho chứa luôn có đủ hàng và giúp giảm nhập khẩu than trong năm ngoái.

Giờ đây, các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh muốn làm điều tương tự với khí đốt. Theo giới thạo tin, Bắc Kinh đang thúc đẩy các công ty năng lượng lớn trong nước tăng sản lượng khí đốt trong nước, cắt giảm chi phí khoan tìm để tăng khả năng tự cung tự cấp.

Bloomberg cho hay: “Đây là cái nhìn dài hạn để Trung Quốc tránh lặp lại tình trạng khan hiếm năng lượng trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.

‘Truất ngôi’ USD dầu mỏ?

Trung Quốc đã thực hiện giao dịch mua LNG thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ đầu tiên từ TotalEnergies – Tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Pháp vào tháng 3/2023. Bà Adila McHich cho rằng, giao dịch này là một phần trong kế hoạch của Bắc Kinh nhằm thách thức sự thống trị của hệ thống Petrodollar (USD dầu mỏ – tức mua bán dầu bằng USD) đã có từ những năm 1970.

Việc sử dụng các đồng tiền không phải USD trong giao dịch LNG không hề đơn giản. Từ chối đồng bạc xanh trong giao dịch dầu mỏ sẽ khiến cả hai bên phải chịu thêm chi phí do rủi ro tỷ giá hối đoái và sự không phù hợp của tiền tệ vì hầu hết các nhà xuất khẩu đang giao dịch bằng đồng tiền này.

Bà Adila McHich nhận thấy: “Vẫn còn phải xem điều này sẽ diễn ra như thế nào trong thời gian dài, khi Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng với tư cách là người mua LNG lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, những căng thẳng địa chính trị hiện nay đối với Ukraine cũng đã đẩy nhanh quá trình nối lại quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm cả LNG.

Trong khi Mỹ dường như đang có lợi thế khi xem xét thương mại với châu Âu, thì việc nối lại quan hệ hợp tác giữa Nga và Trung Quốc và tác động đối với thương mại LNG sẽ rất thú vị để theo dõi trong tương lai gần”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Giao tranh 158 lần ở tiền tuyến, châu Âu cân nhắc mua khí đốt Nga?

Nga tiếp tục dùng máy bay không người lái (UAV) tập kích các cơ sở quân sự - công nghiệp và các xưởng lắp ráp UAV của Ukraine, trong khi Kyiv cáo buộc đối phương tấn công trúng một tòa chung cư. ...

Hungary làm khó EU về quyết định cấm vận Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiếp tục có động thái ngăn Liên minh châu Âu (EU) gia hạn các biện pháp cấm vận Nga. ...

Nga cáo buộc Ukraine tấn công đường ống khí đốt cuối cùng tới châu Âu

(CLO) Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc quân đội Ukraine đã tấn công một trạm khí đốt thuộc tuyến đường ống Turkish Stream, nhằm "cắt đứt nguồn cung khí đốt cho các quốc gia châu Âu", theo thông tin từ trang tin địa phương Crimean Wind. ...

Slovakia cân nhắc biện pháp trả đũa Ukraine sau vụ ngừng vận chuyển khí đốt

(CLO) Thủ tướng Slovakia Robert Fico thông báo chính phủ sẽ xem xét các biện pháp đáp trả Ukraine sau khi nước này dừng vận chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ tới Slovakia. ...

Nga không thể trung chuyển khí đốt tới châu Âu, Ukraine gọi đây là sự kiện lịch sử

Sự sụp đổ của thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga - Ukraine đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ thống trị nguồn cung lâu dài của Nga trên thị trường khí đốt châu Âu. Cả hai bên đã lên tiếng. Theo Hãng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thái Nguyên: Khai mạc Lễ hội Hương sắc trà xuân

Ngày 8/2, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương, UBND TP. Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống “Hương sắc trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” năm 2025.

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Là người dân tộc Mông được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thời gian qua, được sự hậu thuẫn của những cá nhân, tổ chức phản động, thiếu thiện chí, Vàng Chỉnh Mình đã lập ra cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thăm 3 nước châu Á

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có chuyến thăm chính thức tới Malaysia, Indonesia và Pakistan vào tuần tới.

Phát hiện mới về vi nhựa trong não người

Một nghiên cứu được công bố ngày 3/2 trên tạp chí Nature Medicine cho thấy sự gia tăng đáng kinh ngạc vi nhựa và nano nhựa trong não người. Các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều mảnh và vảy polyme cực nhỏ trong mô não người đã tử vong.

Bài đọc nhiều

Văn phòng Trung ương Đảng cần tiên phong gương mẫu đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Chiều 7/2, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ công tác của Chánh văn phòng Trung ương Đảng.

Giá cà phê robusta lên đỉnh cao, arabica thiết lập kỷ lục mới, lý do xuất khẩu sang thị trường truyền thống sụt giảm

Trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất khẩu 154.635 tấn cà phê, kim ngạch xuất khẩu đạt 799,48 triệu USD. Trong đó, cà phê nhân xuất khẩu đạt 137.568 tấn, kim ngạch 694,93 triệu USD, giảm 38,2% về khối lượng nhưng tăng 8,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam.

Đức cân nhắc để Dòng chảy phương Bắc 2 “tái sinh”, vì không muốn phụ thuộc vào may rủi

Chính quyền Đức đang cân nhắc tái khởi động đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) để vận chuyển hydro xanh hoặc khí đốt tự nhiên từ Phần Lan.

Việt Nam-Pakistan hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương vượt 1 tỷ USD

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Đại sứ Kohdayar Marri trong việc thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Pakistan kể từ khi nhận nhiệm vụ, đặc biệt trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia. Thủ tướng Chính phủ nhắc lại những kết quả đạt được trong cuộc gặp với Thủ tướng...

Giá vàng cán mốc lịch sử, thế giới tưng bừng phá ngưỡng tâm lý 2.900 USD, nhà đầu tư hoảng sợ điều gì?

Giá vàng hôm nay 8/2/2025: Giá vàng thế giới lại vừa "tạo nên mốc lịch sử" trong tuần này. Trong khi đó, giá vàng trong nước vừa trải qua những ngày săn vàng vía Thần Tài nhiều "cảm xúc". Chiến lược gia tài chính gợi ý nên đầu tư vào đâu trong giai đoạn nhiều rủi ro và kinh tế biến động mạnh như hiện nay?

Cùng chuyên mục

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Hàng Việt trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại từ Mỹ

Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Các nhà quản lý quỹ đầu tư châu Á “đau đầu” vì thuế quan Mỹ

Các biện pháp áp thuế quan mạnh tay và sự thay đổi chính sách liên tục từ chính quyền mới của Mỹ đang tạo ra thách thức lớn cho các nhà quản lý quỹ đầu tư châu Á. Đó là làm thế nào để bảo vệ danh mục đầu tư trước những biến động khó lường của thị trường.

Bài toán an ninh năng lượng cùng “cuộc chia tay giằng xé” giữa EU và khí đốt Nga

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã tập trung tăng cường an ninh năng lượng, nhưng dường như "cuộc chia tay" với khí đốt Nga chẳng mấy dễ dàng.

Mới nhất

Hai nhóm thanh niên lao vào hỗn chiến tại lễ hội

(NLĐO) - Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ vụ hỗn chiến khiến 2 thanh niên bị thương tại Lễ hội Mù Là ...

Thủ tướng: Hòa Phát phải sản xuất thép phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Tập đoàn Hòa Phát phải tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, phục vụ các dự án đường sắt tới đây, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều tối 9/2, thăm Khu liên...

Hàng trăm phụ nữ mặc áo dài, đầu đội mâm bánh chưng thể hiện lòng thành kính tại giỗ vua Mai Hắc Đế

Ngày 9/2 (12 tháng Giêng) hàng nghìn người dân xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) mặc áo dài, đội mâm bánh chưng tham gia hội thi tại ngày giỗ vua Mai Hắc Đế để thể hiện...

Độc đáo Lễ hội Lồng Tông 2025

(CLO) Ngày 9/2, huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ hội Lồng Tông và Ngày hội Văn hóa các dân tộc Xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Màn về đích nghẹt thở của 10X trường Bưởi giành vòng nguyệt quế Olympia

Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An - trường Bưởi, Hà Nội) giành chiến thắng trong trận thi tháng đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 25. Trận thi đấu tháng 1, quý II Đường lên đỉnh Olympia 25 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài của bốn nhà leo núi: Nguyễn Trung Khánh (THPT Thạch...

Mới nhất