Trang chủNewsThế giớiTiếng Việt ở nước ngoài: Vừa dạy, vừa dưỡng

Tiếng Việt ở nước ngoài: Vừa dạy, vừa dưỡng


Từ chuyện “tôi và chúng ta”

Nhìn sinh viên đọc truyện Kiều, hát tuồng và diễn Xúy Vân giả dại, cô Lê Thị Bích Hường – giảng viên tiếng Việt (Bộ môn Đông Nam Á học, Khoa Châu Á và Bắc Phi học, Đại học Ca’ Foscari Venezia, Italy) đôi lúc cũng không tin nổi mình làm được điều mà không ít người từng cho là vô ích.

“Người ta ngủ 8 tiếng một ngày thì mình ngủ 2 tiếng thôi. Không có tiền thuê lớp ngoài thì đón học sinh về nhà, vừa dạy vừa phục vụ ăn uống. Một hay chục học sinh cũng phải soạn giáo trình cẩn thận. Nghe chị em ở đâu gom được vài học sinh, mở lớp dạy tiếng Việt, mình cũng xắn tay soạn bài giảng giúp họ. Rồi tự nghĩ ra hoạt động ngoại khóa như tập chèo, tuồng, quan họ để rót thêm văn hóa vào các giờ học tiếng Việt ít ỏi” – đấy là cách “tự bỏ vốn” cho dự án Điều mình muốn làm của cô Lê Thị Bích Hường ở Bologna, Italy.

Nhắc đến Italy là hiểu ngay việc dạy – giữ tiếng Việt khó rồi. Đất nước hình chiếc ủng trải dài theo đường biển, mỗi thành phố lác đác vài chục người Việt/gốc Việt định cư, cộng dồn mới được khoảng 5.000- 6.000 người, thật chẳng thấm gì so với số người Việt tại các thành phố lớn ở Ba Lan hay Đức, Czech, Pháp, Mỹ…

“Sinh viên học 3 năm nhưng tổng thời gian học riêng tiếng Việt chỉ ba tháng. Tôi đi – về mất 4 tiếng/ngày chặng Bologna – Venezia, cộng thêm tự đầu tư ngoại khóa nên cô trò lúc nào cũng ở tình trạng chạy. Tôi rất tự hào đã có 9 em nhận bằng cử nhân khóa đầu tiên 2019 – 2022. Tháng 6 năm nay, thêm 6 em tốt nghiệp. Tháng 9 chuẩn bị đón lứa mới”.

Ngay tại Bỉ, đất nước tròn trịa xinh xắn đi lại thuận tiện và đang có khoảng 13.000 người Việt/gốc Việt, việc tổ chức lớp cũng không hề dễ. Hè nào cũng mong đủ học sinh để khai giảng tháng 9. Lớp tiếng Việt là dự án khởi thủy từ năm 2012 do Liên minh Bỉ – Việt (BVA) tổ chức, có công lớn của ông Huỳnh Công Mỹ – hiện là Chủ tịch của Tổng hội Người Việt Nam tại Bỉ. Khoảng một năm sau, cô Nguyễn Bích Diệp sang Brussels (Bỉ) và rồi gắn bó với cái dự án mặc định “chỉ có lỗ” này.

Cô Diệp kể: “Tôi tham gia được một năm thì bắt đầu có hai lớp người lớn, và một lớp trẻ em vẫn được duy trì ngay từ đầu. Nguồn chi gồm thuê địa điểm, trả lương giáo viên, mua giáo trình… khó mà cân đối được với nguồn thu từ mức học phí vừa phải. Không thể hòa vốn, nhưng BVA có 3 trụ cột kinh tế – văn hóa – xã hội nên họ vẫn duy trì lớp tiếng Việt là trụ cột về văn hóa. Ngữ pháp tiếng Việt không quá khó nhưng âm vần lại khó. Để có cách dạy hiệu quả nhất, tôi phải chọn giáo trình trung tính nhất, lựa từ ngữ cũng trung tính nhất”.

Nhắc đến dạy tiếng Việt ở nước ngoài, người ta thường mang chuyện Ba Lan dựng được Trường Lạc Long Quân ra để đối chiếu. Mỗi năm, Trường Lạc Long Quân (thành lập năm 2007) tuyển từ 150- 200 học sinh, đúng là cộng đồng lớn thì học trò đông. Nhưng liệu tình yêu tiếng mẹ đẻ và biết bao giá trị Việt thông qua phương tiện giao tiếp là tiếng Việt có tích hợp đủ rung động để lan tỏa? Thế nên, có câu chuyện tiếp theo về ý tưởng thành lập diễn đàn “Gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài” do thầy Lê Xuân Lâm – Chủ tịch HĐQT Trường Lạc Long Quân cùng một số thầy cô khởi xướng.

Tới bài học mang tên cộng đồng

Ngay sau lễ bế giảng năm học 2022-2023 tại Trường Lạc Long Quân, thầy Lê Xuân Lâm xúc động kể với tôi: “Mùa xuân 2021, dịch Covid-19 còn chưa kiểm soát được, tôi và một số thầy nữa nghĩ đằng nào trường cũng đang dạy trực tuyến rồi, vậy thì nối tuyến luôn với người dạy tiếng Việt ở các nước khác xem sao. Biết đâu, cũng có người quan tâm và dạy tiếng Việt như mình để trao đổi phương pháp. Được dạy là mừng rồi, hỗ trợ được nhau nữa thì lại càng ý nghĩa”.

Thầy Lê Xuân Lâm đã liên lạc với cô Trần Thu Dung bên Pháp, rồi đồng nghiệp ở Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp bên Nga… Mọi người nhiệt tình giới thiệu, kết nối rộng ra. Hội thảo đầu tiên vào ngày 27-6-2021 có tới hơn 100 thầy cô giáo, giảng viên, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ… thuộc 28 nước tham gia. Sau hội thảo đó, ngày 15-7-2021 chính thức trở thành ngày thành lập diễn đàn Gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài.

Nay, diễn đàn Gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài tròn hai năm sau ngày thành lập. Sự kiện kỷ niệm hai năm ngày thành lập diễn đàn diễn ra trong hai ngày 15 và 16-7 tại Ba Lan, trong đó có hội thảo và tọa đàm trực tuyến vào 15-7 với chủ đề “Tham luận về tình hình dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài”. Từ khóa ban điều hành đặt ra để thảo luận là cơ sở, lớp học, người dạy – học, tình hình giáo trình, kinh nghiệm tổ chức trường học ở nước ngoài.

Nhìn số lượng tác giả từ Ba Lan, Bỉ, Đức, lãnh thổ Đài Loan, Hà Lan, Hàn Quốc, Italy, Slovakia, Pháp đăng ký các tham luận như “Sứ mệnh truyền cảm hứng – Tiếng Việt: vẻ đẹp yêu thương và trí tuệ”, “Kỳ thi năng lực tiếng Việt quốc tế và những con số thống kê”, “Tình hình học tập và giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ tại Pháp”, “Kinh nghiệm viết giáo trình tiếng Việt và kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt”… có thể thấy, diễn đàn đang sở hữu một mỏ quặng về tiếng Việt ở nước ngoài với trữ lượng lớn, giàu giá trị tham khảo, vận dụng cũng như thuận tiện cho nghiên cứu, hoạch định chính sách phát triển. Từ đây, đã thấy rõ hơn bóng dáng một dự án của cộng đồng.

Còn dự án “Điều mình muốn làm” của mỗi cá nhân dạy tiếng Việt ở nước ngoài sẽ phát triển tiếp hướng nào? Cô Lê Thị Bích Hường gợi ý: “UNESCO có hẳn Ngày tiếng mẹ đẻ quốc tế – International Mother Language Day vào 21-2 hàng năm. Vấn đề di dân đang là quan tâm của cả thế giới. Cứ tích cực hoạt động tại nơi mình ở, tìm hiểu qua các trung tâm văn hóa địa phương, thế nào cũng có cơ hội để dạy và truyền bá tiếng Việt”.

Còn cô Hà Thị Vân Anh, Bộ môn tiếng Việt, Khoa Ngữ văn Viễn Đông và Đông Nam Á thuộc Viện Ngôn ngữ, Đại học Tổng hợp Taras Shevchenko (Ukraine) vui vẻ cho tôi đọc tin của một sinh viên mới tốt nghiệp nhắn: “6 năm này thật hữu ích, hy vọng rằng chúng em sẽ sử dụng những kiến ​​​​thức thu được một cách có ích và hiệu quả nhất. Khoa của chúng ta là tốt nhất và tất cả giáo viên tận tâm nhất… Em luôn cảm nhận được điều đó và em rất biết ơn cô ạ!”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Người đưa tiếng Việt vào top các ngoại ngữ được chọn học nhiều nhất

Sau 16 năm giảng dạy tiếng Việt tại ĐH Quốc lập Đài Loan, chị Nguyễn Thị Liên Hương đã giúp đưa tiếng Việt trở thành một trong các ngoại ngữ được nhiều sinh viên đăng ký học tại đây. ...

Những tủ sách Tiếng Việt trên thế giới

(NLĐO)- Các Tủ sách Tiếng Việt được coi là "nguồn tài nguyên" quý giá trong khuyến khích dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Reuters dẫn nguồn tin quan chức Ukraine nói rằng tên lửa từ CHDCND Triều Tiên được Nga sử dụng tại Ukraine đã dần cải thiện độ chính xác. ...

Ông Trump tuyên bố Gaza ‘sẽ được Israel trao cho Mỹ’

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6.2 nói rằng Dải Gaza sẽ được Israel ‘trao cho Mỹ’ khi chiến sự chấm dứt. ...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thăm 3 nước châu Á

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có chuyến thăm chính thức tới Malaysia, Indonesia và Pakistan vào tuần tới.

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

“Cha đẻ” của Namibia, cựu Tổng thống Sam Nujoma qua đời

Cựu Tổng thống Sam Nujoma, người được tôn kính vì đã lãnh đạo Namibia giành độc lập từ Nam Phi vào năm 1990, đã qua đời ở tuổi 95 vào ngày 8/2.

Chìm tàu cá ngoài khơi Hàn Quốc, có thuyền viên Việt Nam

Báo Korea Times ngày 9.2 thông báo một tàu cá chở 14 thuyền viên chìm ngoài khơi bờ biển phía nam Hàn Quốc, khiến ít nhất 4 người chết và 6 người mất tích. ...

Tổng thống Trump thích đàm phán với Iran thay vì ném bom, Nga nói “Mỹ không muốn đối thoại nghiêm túc”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ưu tiên đàm phán hạt nhân với Iran thay vì tiến hành các hoạt động quân sự. Ở một diễn biến liên quan, nhà ngoại giao Nga cho biết Mỹ chưa sẵn sàng nối lại các cuộc thảo luận nghiêm túc về giải trừ vũ khí hạt nhân.

Mới nhất

Hai nhóm thanh niên lao vào hỗn chiến tại lễ hội

(NLĐO) - Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ vụ hỗn chiến khiến 2 thanh niên bị thương tại Lễ hội Mù Là ...

Thủ tướng: Hòa Phát phải sản xuất thép phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Tập đoàn Hòa Phát phải tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, phục vụ các dự án đường sắt tới đây, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều tối 9/2, thăm Khu liên...

Hàng trăm phụ nữ mặc áo dài, đầu đội mâm bánh chưng thể hiện lòng thành kính tại giỗ vua Mai Hắc Đế

Ngày 9/2 (12 tháng Giêng) hàng nghìn người dân xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) mặc áo dài, đội mâm bánh chưng tham gia hội thi tại ngày giỗ vua Mai Hắc Đế để thể hiện...

Độc đáo Lễ hội Lồng Tông 2025

(CLO) Ngày 9/2, huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ hội Lồng Tông và Ngày hội Văn hóa các dân tộc Xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Màn về đích nghẹt thở của 10X trường Bưởi giành vòng nguyệt quế Olympia

Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An - trường Bưởi, Hà Nội) giành chiến thắng trong trận thi tháng đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 25. Trận thi đấu tháng 1, quý II Đường lên đỉnh Olympia 25 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài của bốn nhà leo núi: Nguyễn Trung Khánh (THPT Thạch...

Mới nhất