Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếĐối mặt với cơn bão mạnh nhất vài năm, Thủ tướng chỉ...

Đối mặt với cơn bão mạnh nhất vài năm, Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó



Ngày 16/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 646/CĐ-TTg chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 1 năm 2023.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 1 năm 2023
Hình ảnh dự báo vị trí và đường đi của bão số 1. (Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia)

Công điện nêu rõ: Bão số 1 (tên quốc tế là TALIM) đang hoạt động ở phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông với sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 13.

Theo dự báo, bão số 1 còn tiếp tục mạnh lên cấp 12-13, giật cấp 15, từ chiều mai (ngày 17/7/2023) bão có thể sẽ gây gió mạnh trên Vịnh Bắc Bộ, sau đó tiếp tục ảnh hưởng đến vùng biển ven bờ và đất liền ven biển Bắc Bộ, hoàn lưu bão có thể gây mưa lớn kéo dài, nhất là tại khu vực phía Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét tại miền núi, ngập úng cục bộ tại các đô thị và vùng thấp trũng, ven sông, suối.

Những ngày qua, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan đã chủ động chỉ đạo triển khai công tác ứng phó với bão số 1 theo cấp độ rủi ro thiên tai, góp phần bảo đảm an toàn cho tàu thuyền hoạt động trên biển.

Đây là cơn bão đầu tiên năm 2023, dự kiến ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền nước ta với cường độ mạnh ngay sau đợt nắng nóng kéo dài.

Để chủ động ứng phó với bão, mưa lũ, bảo vệ an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố không được chủ quan, lơ là, chỉ đạo quyết liệt triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ, trong đó tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ, tập trung chỉ đạo:

Bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển, đảo: Rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, chủ động hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) còn đang hoạt động trên biển không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.

Rà soát, có biện pháp bảo đảm an toàn đối với hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, ven bờ; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thuỷ sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp; chủ động cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.

Bảo đảm an toàn khu vực ven biển và trên đất liền: Rà soát, chủ động triển khai sơ tán người dân ra khỏi các nhà yếu không đảm bảo an toàn, khu vực nguy cơ bị ngập sâu cửa sông, ven biển.

Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, nhất là vị trí xung yếu hoặc đang thi công trên các tuyến đê biển, đê cửa sông; sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu đô thị và khu công nghiệp có nguy cơ ngập lụt.

Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai công tác bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy.

Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.

Bảo đảm an toàn khu vực miền núi: Chủ động di dời, sơ tán dân tại khu vực ngập sâu, chia cắt, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Chỉ đạo rà soát, kiểm tra, đảm bảo an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản, không để xảy ra sự cố gây thiệt hại về người khi có mưa lớn.

Kiểm tra, rà soát, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

Kiểm soát, hướng dẫn, phân luồng giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi chặt chẽ, tăng cường bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi, nhất là các tuyến đê biển, đê cửa sông, hồ đập xung yếu, công trình đang thi công sửa chữa; bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản.

Bộ Công Thương chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thuỷ điện, nhất là xả lũ khẩn cấp; kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hầm mỏ, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện.

Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác đảm bảo an toàn tàu vận tải, kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời về diễn biến của bão, mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.

Các bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ động chỉ đạo, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan, triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ theo quy định.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét để chỉ đạo các biện pháp cụ thể, ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại, trọng tâm là bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng họp với các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu, bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Sáng 10-2, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Người đứng đầu Chính phủ...

8 bí thư, 3 phó bí thư huyện ở Quảng Nam xin nghỉ hưu trước tuổi

(NLĐO) – Có 26 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam quản lý đã có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, trong đó có 8 bí thư huyện. ...

Thủ tướng phê bình 30 bộ ngành, địa phương chưa báo cáo tháo gỡ các dự án tồn đọng kéo dài

Thủ tướng phê bình, yêu cầu các bộ và 30 địa phương chưa gửi báo cáo kiểm điểm xác định rõ trách nhiệm cá nhân báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 17-2. Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện...

Sân bay Chu Lai rất quan trọng

(NLĐO) - Thủ tướng đánh giá sân bay Chu Lai có vị trí rất chiến lược, là tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh Quảng Nam. ...

443 người làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc

(NLĐO) - Trong 443 người có nguyện vọng và có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc ở Quảng Nam thì 23 người thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng nợ của Nhật Bản tăng mạnh, Trung Quốc áp thuế bổ sung với Mỹ, Tổng thống Romania từ chức

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/2.

Dự báo diễn biến giá năm 2025, tiêu Việt đặt kỳ vọng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 11/2/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Giá vàng ‘bốc đầu’ tăng, sợ hãi khi Tổng thống Mỹ Trump dọa áp thuế ‘có đi có lại’, vàng nhẫn nhảy vọt

Giá vàng hôm nay 11/2/2025, Giá vàng tăng mạnh, sẽ duy trì xu hướng đi lên khi các mối đe dọa về chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây ra nỗi sợ hãi và bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu. Có thể chứng kiến hoạt động chốt lời ngay lập tức. Giá vàng nhẫn nhảy vọt.

KATA Miro O2 – Định nghĩa mới về gương LED trang điểm HD Daylight

Thị trường thiết bị làm đẹp luôn sôi động với hàng loạt sản phẩm mới, nhưng không phải món đồ nào cũng đủ sức tạo nên sự khác biệt. Gương LED HD Daylight KATA Miro O2 vừa được KATA Technology tung ra thị trường hứa hẹn sẽ tạo nên một tiêu chuẩn mới cho một chiếc gương LED trang điểm tại nhà.

Chi tiết danh sách 100 trường ĐH, CĐ xét điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, có 100 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 để xét tuyển.

Bài đọc nhiều

Đua trend trữ bánh chưng, bánh tét sau Tết, chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì?

Sau Tết, nhiều người tìm cách bảo quản và chế biến lại bánh chưng, bánh tét để sử dụng lâu hơn mà vẫn giữ trọn hương vị. Bác sĩ Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng quốc gia, khuyên hạn chế rán bánh vì...

USAID ‘tạm nghỉ’ trên toàn cầu, dự án phòng chống lao, HIV/AIDS tại Việt Nam bị ảnh hưởng

Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã có thông tin chính thức về việc “nghỉ phép hành chính” trên toàn cầu từ 7-2. Điều này đồng nghĩa với việc những dự án USAID đang thực hiện tại Việt Nam cũng bị tạm dừng. ...

2 món ăn sáng béo gấp 5 lần mỡ lợn, là thủ phạm gây mỡ máu

Thường xuyên ăn 2 món này trong bữa sáng sẽ làm tăng nguy cơ cholesterol cao, có thể gây hẹp hoặc xơ cứng động mạch. ...

Số hoá dịch vụ công, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp

DNVN - Bộ Y tế ứng dụng công nghệ số trong việc tăng cường triển khai các dịch vụ công trực tuyến, giảm bớt các thủ tục giấy tờ không cần thiết, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính. ...

Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”

Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). Tin mới y tế ngày 6/2: Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). ...

Cùng chuyên mục

Bác sĩ chia sẻ cách giúp phòng cúm trong thời điểm giao mùa

Theo y học cổ truyền, để phòng cúm cần giữ ấm cơ thể, ăn thực phẩm ấm nóng, bổ phế, uống trà thảo dược, tăng cường bổ sung vitamin từ trái cây, vận động và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề...

Lợi ích bất ngờ của cây tầm ma đối với sức khỏe

Cây tầm ma có kích thước nhỏ, có nhiều lông gây châm chích khi tiếp xúc với da. Tuy nhiên, đừng để điều đó ngăn cản bạn sử dụng loại cây này vì những lợi ích do nó mang lại. ...

Chúc Tết, tặng quà các cựu chiến binh nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025

Đầu xuân Ất Tỵ 2025, đoàn đại diện Hệ thống Y tế 315 đã chúc Tết, tặng quà các cựu chiến binh: Đại tá-Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Tàu; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân-Thượng úy Nguyễn Thị Mỹ Nhung; Trung tá Phạm Văn Kề; Trung tá Phạm Minh Hiền. Đầu xuân, đoàn đại diện Hệ thống Y tế 315 bắt đầu chuyến thăm hỏi, tặng quà và động viên...

2.500 người bị nhóm giả danh bác sĩ lừa đảo

2.500 người bị nhóm của Nguyễn Hồng Dương giả danh bác sĩ Bệnh viện Mắt trung ương gọi điện mời tham gia chương trình 'hồ sơ vàng' để lừa đảo chiếm đoạt tiền. Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội vừa ban...

Bưởi có bộ phận là ‘thần dược đại bổ’, chống lão hóa cực tốt lại ít người biết

Trong khi tép bưởi thơm ngon và mọng nước được yêu thích, vỏ bưởi thường bị bỏ đi lại ẩn chứa vô vàn lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Ít ai biết rằng bưởi đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương thuốc tự nhiên để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe tổng...

Mới nhất

Cụ ông U90 ba năm liên tiếp phượt xuyên Việt chơi Tết, leo đồi cỏ cháy check-in

Mùng 6 tết Ất Tỵ (tức 3/2/2025), ông Phạm Ngọc Vân (82 tuổi) trở về nhà ở Sa Đéc (Đồng Tháp) sau 10 ngày phượt xuyên Việt, từ TPHCM tới Cao Bằng bằng ô tô cùng gia đình con gái út. "Sức khỏe ông thế nào? Chuyến đi có vui không", bà Nhung, vợ ông Vân hỏi thăm chồng. "Phượt...

Loạt ngân hàng cắt giảm nghìn người, nhân sự nhà băng biến động

8 ngân hàng có số lượng nhân sự giảm trong năm 2024, theo báo cáo tài chính riêng của các nhà băng. Nhân sự ngân hàng dự kiến tiếp tục giảm trong quý I/2025. Bất chấp những ồn ào xung quanh việc Sacombank vừa sa thải một loạt nhân viên, kể cả những người có hàng chục năm gắn bó...

Tổng nợ của Nhật Bản tăng mạnh, Trung Quốc áp thuế bổ sung với Mỹ, Tổng thống Romania từ chức

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/2.

TPHCM: Dự kiến hơn 21.700 tỷ đồng mở rộng quốc lộ 13 lên 60m, rộng 10 làn xe

Quốc lộ 13 nối TPHCM với Bình Dương sẽ được mở rộng lên 60m, đáp ứng 10 làn xe, tổng mức đầu tư hơn 21.700 tỷ đồng. Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM vừa trình UBND thành phố thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 theo phương thức...

Mới nhất